Thịnh Hành 5/2024 # 3 Cách Tạo Form Liên Hệ Trong WordPress Nhanh & Đơn Giản Nhất # Top 9 Yêu Thích

Tạo Form liên hệ trong WordPress là điều rất cần thiết để kết nối khách hàng với bạn cũng như các chuyển đổi mua hàng.

Thực tế khi có một Website đồng nghĩa với việc bạn đang vận hành một doanh nghiệp trực tuyến & kiếm tiền với nó.

Mục đích duy nhất của bạn là cung cấp nội dung giá trị và quảng bán sản phẩm cho những khách hàng có nhu cầu. Hoặc nếu bạn kiếm tiền bằng cách viết Blog thì độc giả của bạn cũng cần trò chuyện với bạn.

Vì vậy chắc chắn khách truy cập cần phải tìm các thức liên hệ với bạn trong những trường hợp như hỏi đáp thắc mắc, đề nghị hợp tác, báo cáo sự cố về Website của bạn,..

Lúc này một form liên hệ sẽ giúp bạn đơn giản hóa mọi thứ.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo form liên hệ trong WordPress một cách dễ dàng mà không yêu cầu kiến thức lập trình Web.

Bắt đầu nào!

Tại sao tôi cần phải tạo Form liên hệ cho Website?

Có thể bây giờ bạn sẽ nói: “Tôi đã để số điện thoại liên lạc hiển thị trên blog/website của mình, ai cần liên hệ họ sẽ gọi qua đó”.

Điều này hoàn toàn chính xác, mình thấy phần lớn Website hiện nay vẫn áp dụng cách này.

Tuy nhiên một cách liên hệ này có một số bất lợi mà bạn chưa nghĩ tới:

Đó là lý do tại sao bạn không nên áp dụng mỗi một hình thức liên hệ với khách hàng qua điện thoại, thay vào đó hãy sử dụng thêm một hình thức gián tiếp.

Email sẽ là đề xuất tốt nhất mình khuyên bạn nên sử dụng.

Vì vậy để giải quyết mọi vấn đề trên bạn nên sử dụng tính năng tạo form liên hệ trong WordPress. Nó rất đơn giản chỉ với một vài thao tác thì bạn đã có một form liên hệ giúp khách hàng liên lạc với bạn mọi lúc – mọi nơi và gửi thông báo đến Email của bạn.

Ví dụ như bạn nhấn vào liên kết “Liên hệ” trên menu của mình, bạn sẽ thấy Form liên hệ của Blog Nam Đến Rồi.

Chà! Không để bạn đợi lâu nữa tới lúc tạo form liên hệ cho riêng bạn rồi.

Bắt đầu tạo Form liên hệ trong WordPress

Có nhiều cách tạo Form khác nhau trong WordPress, tuy nhiên mình luôn muốn đem đến sự đơn giản cho bạn.

Vì vậy chúng ta chỉ cần cài đặt Plugin để làm điều này thay vì phải đụng chạm đến code.

Trước tiên bạn hãy tìm một plugin tạo Form liên hệ tốt nhất cho WordPress. Có không ít plugin khác nhau trên thị trường nhưng mình khuyên bạn nên sử dụng 1 trong 2 plugin là WPforms hoặc Contact Form 7.

Đây là 2 plugin miễn phí tốt nhất đạt hơn 1 triệu lượt cài đặt trên WordPress. Với WPforms bạn sẽ được tích hợp tính năng kéo thả các trường có sẵn, còn đối với Contact Form 7 bạn sẽ chọn các trường ở dạng HTML sau đó việt hóa nó.

Về cơ bản cách dùng chúng đơn giản ngang nhau nhưng để bạn có được sự thoải mái mình sẽ hướng dẫn luôn cả 2 cách.

Cách 1: Tạo Form liên hệ với WPForms

Trước tiên bạn hãy đến kho plugin của WordPress và gõ từ khóa “WPForms” vào thanh tìm kiếm. Sau đó nhấn Install & Active nó. Nếu bạn chưa biết quá trình này như thế nào hãy xem hướng dẫn cài đặt plugin của mình.

Tiếp theo tại trang quản trị hãy nhấn chọn Add New để đi tới giao diện tạo Form mới.

Gõ tên Form bạn muốn tạo vào phần Form Name. Ví dụ trong trường hợp này là liên hệ.

Sau đó bạn hãy chọn mẫu Form cần tạo trong phần Select a template với 4 mẫu cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để bạn có thể tiếp xúc với những tính năng cơ bản trên WordPress nên mình sẽ hướng dẫn bạn tự làm từ đầu.

Vì vậy hãy nhấn vào Blank Form.

Bạn sẽ thấy một số fields (còn gọi là trường) được phép sử dụng ở phần Standard Field.

Hãy kéo trường Name bỏ vào khu vực trống bên phải, tương tự lần lượt kéo các fields email và Paragraph Text đặt ở phía dưới.

Label: Tên thể hiện khu vực điền thông tin. Ví dụ: “Họ tên của bạn”

Format: Nên chọn Simple để thể hiện 1 ô duy nhất.

Bạn có thể giữ nguyên trường này vì không có gì quan trọng hoặc có thể thay đổi Label thành “Email của bạn”

Thay đổi label thành “Nội dung bạn muốn gửi” hoặc cái gì đó đại loại để người liên hệ biết đó là nơi cần điền nội dung.

Trong phần này bạn có thể mở mục Advanced Options và trong Placeholder Text hãy điền vào một văn bản giữ chỗ để mọi người biết đó là khu vực họ cần nhập.

Okay, vậy là bạn đã thiết lập xong phần tạo Form. Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện một số cài đặt chung dành cho Form của bạn bằng cách nhấn vào Tab Setting ở bên trái màn hình.

Form Name: Đổi tên Form nếu bạn muốn.

Form Description: Mô tả về Form nhưng mình nghĩ không cần thiết nên hãy bỏ qua.

Form CSS Class: Lớp CSS của Form để thuận tiện trong việc làm đẹp bằng mã CSS. Nếu bạn có kiến thức về HTML và CSS thì phần này đã quá quen thuộc.

Submit Button Text: Tên nút để gửi nội dung.

Submit Button Processing Text: Tên nút thể hiện tiến trình sau khi gửi. Ví dụ: Đang gửi, đang gửi nội dung,…

Submit Button CSS Class: Lớp CSS của nút gửi. Dành cho những bạn biết về code.

Đây là nơi để bạn thiết lập thông báo đến địa chỉ email của bạn khi ai đó gửi một thông điệp.

Send To Email Address: Địa chỉ email nhận thông báo, theo mặc định là email quản trị nếu bạn muốn thêm có thể ngăn cách giữa các email bằng dấu phẩy.

Email Subject: Tiêu đề email bạn nhận. Ví dụ liên hệ từ + [tên Website của bạn].

From Email: Tương tự trên & chọn giá trị được gán với label email.

Reply-To: Tương tự trên hãy chọn tên label email.

Message: Giữ nguyên phần này vì đây là toàn bộ nội dung mà người gửi muốn cung cấp cho bạn.

Thiết lập thông báo xác nhận sau khi gửi, bạn chỉ cần việt hóa bằng cách điền nội dung muốn nhắn với họ. Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ trong phần này là hãy để lại một lời cảm ơn cùng một lời thông báo và hứa hẹn.

Xong rồi thì hãy nhấn Save để lưu lại.

Bây giờ muốn đặt Form của bạn tại đâu thì hãy nhấn vào nút Embed bên cạnh nút Save. Một Pop-up hiện ra kèm theo đoạn ShortCode, hãy copy nó và dán vào những nơi bạn muốn form liên hệ xuất hiện.

Chẳng hạn như tạo một trang có tên “Liên hệ” trong Pages sau đó dán Shortcode này và nhất nút Publish.

Cách 2: Tạo Form liên hệ bằng Contact Form 7

Tương tự như trên, trước tiên bạn cần đi đến kho plugin và tìm từ khóa “Contact Form 7” hoặc bạn có thể nhấn vào tab Popular thì sẽ nó xuất hiện ở những vị trí đầu.

Ở ô tiêu đề trên cùng hãy điền tên Form của bạn, chẳng hạn như liên hệ.

Phần rộng nhất bên dưới là nơi cho phép bạn tạo ra các field (trường) cho Form. Theo mặc định thì Form liên hệ đã được tạo sẵn, bạn chỉ cần việt hóa một chút là xong. Cụ thể bạn có thể làm theo mình là:

Với phần có chữ requierd đóng ngoặc là những trường bắt buộc bạn có thể việt hóa nó thành “bắt buộc”. Nếu người gửi không điền vào trường đó hệ thống sẽ báo lỗi và không cho phép thông tin được gửi.

Tiếp theo nhấn vào Tab Mail để thiết lập về thông tin email.

Các phần còn lại bạn có thể giữ nguyên và Việt hóa như trong hình.

Cuối cùng là Tab mesages, nơi bạn việt hóa một số thông báo cho người dùng.

Về cơ bản, bạn chỉ cần việt hóa một số nội dung chính như trong hình là đủ.

Bây giờ hãy kết thúc bằng cách nhấn nút save ở dưới để lưu lại.

Một đoạn Shortcode trong khung màu xanh xuất hiện trên cùng, nếu muốn Form liên hệ xuất hiện ở vị trí nào bạn chỉ cần Copy & dán nó vào những khu vực bạn muốn.

Vậy là xong các bước tạo Form liên hệ trong WordPress bằng 2 plugin WPForms và Contact Form 7. Hy vọng bạn đã tạo được Form liên hệ cho blog/website của mình.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn một phương pháp tạo form trên WordPress đơn giản hơn nữa thì có thể sử dụng Page Builder, nó sẽ có sẵn các module liên hệ cho phép bạn tạo chỉ vài thao tác kéo thả.

Elementor Pro, Divi, Beaver Builder là những lựa chọn tốt nhất mình khuyên bạn nên sử dụng

Được rồi, đó là tất cả.