Phổ Biến 5/2024 # Hướng Dẫn Giâm Cành, Chọn Cây Phôi, Tạo Dáng Và Nhân Giống Cây Cảnh # Top 6 Yêu Thích

1.Hướng dẫn nhân giống cây từ phương pháp cắt giâm cành cây kiểng

– Hầu hết các loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới có thể dễ dàng được nhân giống, tạo cây từ phương pháp cắt giâm cành. Nuôi trồng cây kiểng bonsai mọc và tăng trưởng bằng phương pháp này thường phải mất một năm, ít hơn nuôi trồng, chăm dưỡng một cây từ gieo hạt, ươm mầm. Những cành cắt giâm đều là những cành ngắn của một cây, bộ rễ của cành cắt giâm sẽ phát triển và hình thành một cây trồng độc lập.

– Điều tiện lợi của việc sử dụng các phương pháp cành cắt giâm là không phụ thuộc quá trình ra hoa, đậu trái và hình thành hạt của cây, mà phát triển từ những cành cắt giâm để nhân giống, tạo ra một cây kiểng độc lập.

– Phương pháp sau đã chứng minh sự thành công khi nhân giống cây bằng phương pháp cắt giâm cành. Đổ đầy đất mùn hữu cơ tổng hợp vào chậu, dùng ngón tay nhấn nhẹ vừa đủ tạo độ thông thoáng của đất trong chậu. Tỉa, xén bỏ những chiếc lá mọc thấp trên cành cắt giâm, chiều dài của cành cắt giâm nên ở khoảng giữa 5 đến 7cm. Xử lý cành cắt với chất hóc môn kích thích rễ (Ví dụ: Chất siêu kích thích ra rễ IBA-K), sẽ thúc đẩy quá trình cành cắt giâm đâm rễ. Dùng que để tạo một lỗ thoáng trong lớp mùn của để cắm cành giâm, khi các cành cắt giâm đã được cắm giâm trồng vào đất, nên tưới nước thường xuyên và phủ che trên mặt chậu bằng các vật liệu che chắn chuyên dùng để bảo vệ gốc cành giâm. Đặt chậu giâm cành này vào nơi ấm áp, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp.

a. Những cành cắt giâm đều được chọn từ những cành tăng trưởng mới còn mềm mại, nên cắt ngay bên dưới một mắt lá – b. Tỉa, cắt bỏ những chiếc lá nằm thấp bên dưới. Nhúng cành cắt giâm vào trong hóoc môn kích thích tố (Chất kích thích ra rễ IBA-K), thúc đẩy quá trình tạo rễ của cành giâm

– Khi các cành cắt giâm bắt đầu bắt rễ, từ từ nâng cái vật liệu che phía trên ra hoặc đục những lỗ thông thoáng trên bao nhựa che phủ. Bắt đầu với những cây nhỏ và dần dần tạo cho những cây giâm lớn dần lên. Một vài tuần sau khi cành cắt giâm đã bắt rễ có thể bắt đầu chăm bón phân dinh dưỡng cẩn thận. Nếu các cây giâm bắt đầu lớn vượt quá chậu trồng, nên thay đổi chậu và trồng các cây từ cành cắt giâm này sang nơi khác một cách riêng biệt, cắt, tỉa ngắn các bộ rễ dài nhất khi thực hiện.

– Khi đó có thể bắt đầu uốn nắn các cây trồng này, sử dụng các phương pháp có hoặc không có quấn vấn, uốn nắn bằng dây đồng (có thể sử dụng các loại dây nhôm bọc vải, dây nhôm mạ đồng).

2. Sáng tạo cây kiểng bonsai từ những cây non hoặc cây trồng chậu

– Nhiều loại cây trồng có lớp thân mộc, thích hợp cho việc chọn làm những cây kiểng bonsai trong nhà và có thể mua, bán chúng theo hình thức các loại cây trồng chậu. Những loại cây này bao gồm các chủng loại khác nhau, có một số thuộc họ sanh, si Ficus, chẳng hạn như loại cây họ si Ficus Benjamina.

– Một số loại cây khác có thể tìm mua tại các cửa hàng cây kiểng bonsai chuyên nghiệp. Những cây non này đã được tỉa, xén một đôi lần, chuẩn bị cho việc uốn nắn tạo thành một cây kiểng bonsai.

– Sử dụng các cây trồng này như chất liệu thô trong việc nuôi trồng ban đầu. Người nuôi trồng sẽ có được một cây kiểng bonsai cứng cáp, việc này nhanh chóng hơn so với những phương pháp đã nói ở phần trên.

– Tuy nhiên trong việc uốn nắn, sáng tạo cây, người nuôi trồng sẽ gặp khó khăn với những loại cây có thân cây chính đã bị định hình trước. Vì những thân cây chính thường có đường kính quá dày, không thể tạo ra sự thay đổi nào nữa cho cây.

3. Uốn nắn một cây kiểng bonsai trồng chậu

– Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc mua một cây trồng trong chậu là đường nét của thân cây chính và vị trí của những cành nhánh phụ kế tiếp lớn hơn. Thân cây chính nên có độ dày đường kính ngay từ dưới gốc cây, để việc tỉa, xén cây có thể thuôn dần lên phía đỉnh ngọn cây. Vị trí các cành, nhánh kế tiếp của cây nên phù hợp với hình thể mong muốn của cây hoặc nên cắt bỏ đi hoàn toàn. Bởi vì thường khó có thể thay đổi hình thể của những cành nhánh này mà không để lại những dấu vết. Khi tuyển chọn cây trồng xong, chuyển cây ra khỏi chậu trồng và dỡ toàn bộ lớp đất phủ mặt chậu để phơi bộ rễ của cây ra.

– Điểm ở ngay bộ rễ cây đâm nhú ra từ thân cây chính là điểm mà thân chính của cây kiểng bonsai tương lai sẽ bắt đầu hình thành. Bước thực hiện kế tiếp là xác định chiều cao của cây bằng cách tỉa, xén, cắt bỏ những cành nhánh mọc thấp hơn cho đến khi đạt đến một nhánh sẽ làm những cành nhánh thấp nhất của kiểng bonsai. Một khi cây đã được uốn nắn, có thể bất cứ khi nào, cành nhánh này sẽ là cành nhánh lớn nhất và cứng cáp nhất trên cây. Hầu hết mọi người thừa nhận phong cách, dáng thế cây “tán chổi xòe” hoặc dáng thế cây mọc thẳng đứng là cây kiểng bonsai lần đầu tiên nuôi trồng và uốn nắn của họ.

– Để tạo cho cây trồng có vẻ già cỗi hơn, những cành nhánh của cây có thể được uốn cho nằm ngang hoặc có dáng trĩu xuống. Điều này đòi hỏi sử dụng dây đồng quấn vấn và uốn nắn những cành, nhánh cây mọc và tăng trưởng theo một hướng mong muốn. Dây đồng quấn vấn, uốn nắn thường được gỡ sau 4 hoặc 6 tuần để cây không mọc cao và dây đồng siết chặt vào cây. Nếu những cành, nhánh của cây không giữ được đúng vị trí mong muốn những cành nhánh này sẽ phải được quấn vấn, uốn nắn dây đồng trở lại.

4. Lựa chọn phương pháp nhân nhân giống cây cảnh (bonsai)

Ghi chú:

+ Phương pháp nhân giống thích hợp

* Phương pháp nhân giống có thể thực hiện được

– Phương pháp nhân giống không thích hợp (khó thực hiện)

Nguồn: Cây kiểng bonsai trong nhà (Werner M. Busch)