Xu Hướng 5/2024 # Hướng Dẫn Cách Tạo Một Trang Web Miễn Phí Không Cần WordPress # Top 4 Yêu Thích

Hướng dẫn từng bước cách tạo một trang web miễn phí tải siêu nhanh với tên miền riêng và hosting miễn phí mà không cần dùng đến WordPress.

Bạn không thể chỉ vì muốn có một vài trang web mà cài đặt WordPress khá nặng nề và tốn kém.

Giải pháp tốt nhất là bạn sử dụng các dịch vụ tạo landing page để tạo. Tuy nhiên, các dịch vụ này thường không miễn phí.

Thông thường bạn sẽ bị hạn chế ở rất nhiều mặt như tên miền riêng, mẫu thiết kế, dung lượng lưu trữ, pageviews,…

Có một cách hoàn toàn miễn phí mà rất lợi hại giúp bạn có được lập tức một trang web mà không cần đến WordPress lại đồng thời thoả mãn các điều kiện như:

Tên miền riêng (tên miền của bạn)

Tốc độ siêu tốc

Không giới hạn pageviews

Không giới hạn trang

Giải pháp đó là tạo trang web “tĩnh” và hosting nó bằng Github Page.

Nếu bạn thuần thục cách này, thậm chí bạn có thể tạo được một website hoàn chỉnh với cả blog “tĩnh”.

Cách tạo một trang web “tĩnh” miễn phí (static landing page)

Đầu tiên bạn cần một trang web tĩnh (HTML web).

Bạn có thể tự viết code HTML và CSS để tạo một trang web “tĩnh” nhưng tôi nghĩ cách này là quá khó cho tất cả mọi người.

Vì vậy, để dễ dàng hơn bạn nên dùng những dịch vụ xây dựng trang online với thao tác kéo thả tiện lợi và có chức năng export ra trang web tĩnh.

Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng có 2 dịch vụ tạo trang mạnh mẽ và dễ dùng cho hầu hết mọi người đó là:

Tôi hướng bạn dùng Ladipage hơn không phải vì lòng yêu nước mà là nó quá tốt và dễ. Thậm chí các dịch vụ landing page trên thế giới nên học hỏi Ladipage vì tốc độ tối ưu và trang web sau khi xuất ra chỉ với 1 file duy nhất.

Bạn cần tạo một tài khoản miễn phí Ladipage là có thể tạo trang ngay.

Giao diện sử dụng và trang mẫu hoàn toàn tiếng Việt vô cùng thân thiện, cách thêm các thông tin SEO và nhúng các dịch vụ thứ 3 dễ dàng thật tuyệt vời. Quá dễ dùng với mọi người.

Bạn đổi tên file thành index.html để tới bước kế tiếp.

Trước khi bạn đến bước kế tiếp, một số lưu ý cực kỳ quan trọng về hạn chế mà Ladipage miễn phí như sau:

Form tạo bởi Ladipage sẽ chỉ gửi thông tin qua email mà không thể dùng những chức năng khác như API hay các dịch vụ email marketing liên kết. Bạn nên dùng Form từ bên thứ 3 để nhúng vào trang (dùng HTML Element khi tạo trang) như Pabbly Form hay các dịch vụ tương tự độc lập. Không nên dùng Form của Ladipage.

Bạn phải điền đầy đủ các thông tin SEO và mạng xã hội, cũng như Google Analytics để khi xuất file html sẽ tự động kèm theo.

Tài khoản miễn phí sẽ tự động remark trang với một widget nhỏ bên dưới, nhưng khi bạn xuất file html thì sẽ tự động loại bỏ remark này. Bạn có thể yên tâm.

Tài khoản miễn phí sẽ bị hạn chế kho mẫu thiết kế sẵn, trong khi tài khoản trả phí sẽ truy cập đầy đủ kho thiết kế mẫu. Dù vậy, vẫn là khá đủ cho bạn lựa chọn.

Cập nhật: Hiện tài khoản miễn phí Ladipage đã không còn tính năng xuất file HTML nữa, thật đáng tiếc. Bạn có thể dùng Brizy Cloud thay thế.

Nếu bạn đã quen với Brizy Page Builder thì Brizy Cloud là một lựa chọn không tệ cho bạn. Dù file xuất ra kèm theo folder asset nhưng cũng không vấn đề gì vì cách làm cũng tương tự Ladipage.

Tính năng tự đồng bộ server của Brizy Cloud sẽ không dùng được.

Sau khi bạn đã có trong tay một file index.html thì việc kế tiếp sẽ là host file đó để tạo thành một trang web “live”.

Hosting miễn phí cho trang web tĩnh: Github Page

Bạn có thể host trang web tĩnh trên rất nhiều host như Amazon S3, Google Cloud, pCloud, Google Drive,…nhưng có một cách host hoàn hảo hơn đó là Github Page.

Dành cho những bạn chưa biết thì Github là công cụ phải biết của mọi lập trình viên. Github giống như một USB online cao cấp dung lượng 1GB và Github Page là tính năng để biến USB đó “live”.

Microsoft đã mua lại Github với giá 7.5 tỷ USD (năm 2024) và sau đó miễn phí không giới hạn số lượng private repository cho tất cả mọi người biến Github vốn đã quá tốt trở thành siêu phổ biến trên toàn cầu. Github thật sự là một đầu tư nghiêm túc của Microsoft.

Lý do bạn nên dùng Github Page là:

Miễn phí.

Không giới hạn Public Repository (1 Repo là một website).

Tốc độ cao.

Miễn phí chứng chỉ SSL.

Có thể dùng tên miền riêng (custom domain).

Để host file index.html bạn đã có trên máy tính, bạn cần có tài khoản Github và tạo xong một Public Repository.

Bạn làm theo hướng dẫn bên dưới để tạo nhanh một Public Repository.

Sau khi bạn đã upload index.html lên Github, chờ khoản 10 phút bạn truy cập vào usergithubname.github.io trên trình duyệt để thử xem trang web của bạn đã “live” chưa.

Nếu đã thấy trang web của bạn nghĩa là xin chúc mừng bạn cơ bản đã thành công.

Để tạo những trang khác bạn chỉ việc tạo trang trên Ladipage, xuất file và upload lên. Trang chủ cho website bạn sẽ được đặt tên là index.html. Các trang khác bạn sẽ đặt tên như lien-he.html và policy.html.

Chú ý là tên của file cũng chính là trang URL. Ví du: usergithubname.github.com/lien-he.html.

Tạo tên miền riêng cho trang web miễn phí bằng Cloudflare và Github Page

Bản thân Github Page có một số giới hạn bạn cần chú ý đó là:

Như bạn thấy, băng thông chỉ là 100GB. Vì vậy, tiết kiệm băng thông là cần thiết.

Nếu bạn tạo trang bằng Ladipage thì tất cả ảnh bạn tạo và upload trong quá trình tạo trang sẽ được lưu ở Ladipage và ảnh còn được CDN của Ladipage nữa.

Cực kỳ tiết kiệm băng thông, vì vậy tôi mới khuyến khích bạn dùng Ladipage thay vì các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, vẫn trên tinh thần tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Đề phòng bạn có quá nhiều traffic thì sao.

Tại sao lại cần dùng Cloudflare bỗ trợ cho Github Page?

Là một combo vô cùng hữu dụng bổ sung những thiếu sót của Github Page. Cloudflare giúp bạn 4 việc chính sau:

Quản lý DNS để bạn có thể có tên miền riêng cho Github Page.

Cấp chứng chỉ SSL miễn phí tự động.

Cache.

Tối ưu tốc độ.

Cấu hình tên miền riêng cho trang web

Đây là phần cực kỳ quan trọng.

Bạn vào Tab DNS của Cloudflare và tạo một CNAME record với @ và trường giá trị là usergithub.github.io (URL mà bạn đã copy ở trên).

Bạn nhớ bật đám mây màu cam lên.

Cách tạo CNAME record này áp dụng khi bạn dùng tên miền chính. Nếu bạn dùng tên miền phụ như pages.domain.com thì ở ô Name bạn sẽ điền là pages thay cho @.

Thiết lập Cache Everything trên Cloudflare

Không giống như WordPress website thông thường, bạn cần phải bật Cache Everything cho static site.

Mặc định Cloudflare sẽ không cache html nên bạn cần thiết lập cache html bằng Page Rule của Cloudflare.

Bên cạnh đó, sẵn tiện bạn cũng sẽ thêm 2 Cloudflare rule quan trọng là HTTPS always và Redirect 301 cho tên miền phụ www.

Cloudflare chỉ miễn phí 3 rule cho tài khoản miễn phí mà thôi. Như bạn thấy trên hình, Cloudflare bắt bạn mua thêm Page Rule khi đã tiến đến giới hạn 3 Page Rule.

Cài đặt Full SSL Cloudflare

Ở thẻ SSL/TLS của Cloudflare, bạn cần chuyển sang Full. Chờ một chút để Cloudflare tạo chứng chỉ cho site của bạn.

Tăng cường SEO trang web Github Page của bạn

Về SEO thì bạn sẽ tạo thêm một vài file nữa bao gồm:

Bạn tạo một trang 404 tùy chỉnh tương tự với cách tạo trang như trên và upload lên Github Page.

Với robot.txt thì bạn tạo một file robot tiêu chuẩn thông thường bao gồm sitemap như sau:

User-agent: * Sitemap: http://www.example.com/sitemap.xml

Để tạo sitemap bạn có thể dùng công cụ https://www.xml-sitemaps.com/ miễn phí. Bạn nên tạo sitemap sau khi bạn đã cấu hình xong tên miền riêng. Khi đó bạn sẽ vào và nhập tên miền riêng của bạn để tạo sitemap và upload lên Github.

Bạn cần thêm site vào trong Google Search Console như thông thường để Google chỉ mục trang web bạn.

Lời kết…

Cách tạo này ứng dụng rất tốt khi bạn muốn tạo một website công ty chủ yếu để tăng độ tin cậy và cung cấp thông tin liên hệ với đối tác nhờ hiện diện trên internet. Áp dụng rất tốt cho mô hình B2B.

Một trường hợp khác hữu dụng đó là tạo nhanh một trang CV online hoàn hảo (Porfolio Page), giúp bạn có một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng hay đối tác.

Bạn hoàn toàn cũng có thể ứng dụng vào các mục đích khác như tạo trang tuyển dụng, sự kiện, chiến dịch khuyến mãi,…tùy vào mong muốn của bạn.

Mặc dù bạn hoàn toàn có thể viết blog được bằng cách này nhưng mình nghĩ là không nên vì WordPress đã quá tốt cho blog với SEO tốt hơn. Khi bạn viết blog bằng Github thì sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng của lập trình viên, cái mà bạn có thể sẽ mất rất nhiều thời gian học dùng.

Trong khi WordPress lại quá thuận tiện cho blog, bạn nên dùng WordPress để viết blog thay vì blog “tĩnh”.