Xu Hướng 5/2024 # Cách Làm Rau Câu ? Ngon & Chuẩn Nhất 2024 # Top 4 Yêu Thích

Và đến bây giờ, rau câu đã có vô vàn biến tấu khác nhau đến mức chúng ta “cập nhật” không kịp nữa. Nào là rau câu vị trà xanh, sô cô la, chanh leo, khoai môn, rồi rau câu trái cây, rau câu sơn thủy, rau câu ngàn lớp,…

Tuy nhên dù chỉ là những chiếc rau câu 1 màu hay nhiều màu, nhiều lớp thì nguyên tắc của cách làm rau câu rất đơn giản và không hề mất nhiều thời gian.

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm rau câu truyền thống.

Những bạn mới bắt đầu sẽ dễ dàng làm theo công thức này. Và đây cũng là công thức râu câu cơ bản bạn cần biết để từ đó có thể “hô biến” ra những kiểu rau câu vừa ngon vừa vô cùng đẹp mắt khác.

Hãy rửa tay thật sạch và cùng bắt đầu ngay thôi!

Cách Làm Rau Câu

Chi Tiết Cách Làm Rau Câu

Bước 1: Chuẩn bị phần tạo màu cho rau câu

Việc ngâm rau câu là để giúp cho rau câu nở hết., dễ tan hết khi đun. Và việc này cũng giúp rau câu khi làm xong không bị chảy nước.

2. Để có được 250 ml nước cốt dừa thì bạn có thể mua dừa nạo ở chợ về và vắt lấy nước cốt. Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa lon nhưng mà sẽ không thơm ngon bằng.

3. Lá dứa bạn rửa sạch, cắt khúc nhỏ và cho vào máy xay sinh tố. Bạn cho thêm 1 chút nước và xay lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Nấu rau câu

2. Khi rau câu sôi thì bạn đợi thêm 1 phút nữa thì tắt bếp. Lúc này nước rau câu của bạn sẽ có màu trong vì bột rau câu đã tan hết.

3. Bạn cho 250 ml nước cốt dừa vào rau câu và khuấy đều. Bạn bật bếp lại và khi rau câu vừa sôi là tắt bếp ngay. Vì nếu bạn để sôi nhiều nước cốt dừa sẽ bị ra dầu và mất đi độ béo. Chưa kể nếu đun quá lâu nước cốt dừa sẽ có hiện tượng lợn cợn do dừa kết dính lại với nhau.

Bước 3: Pha màu cho rau câu

1. Bạn chia phần rau câu nước cốt dừa vừa nấu ở trên thành 3 phần bằng nhau.

2. Một phần bạn giữ nguyên để làm lớp rau câu màu trắng.

4. Phần còn lại cho cho cà phê hòa tan vào. Tương tự bạn thích màu đậm hay nhạt, vị cà phê nhiều hay ít mà cho cà phê vào cho phù hợp.

Bước 4: Đổ khuôn rau câu

Bạn có thể sử dụng khay chuyên dụng để đổ rau câu. Nếu không thì bạn có thể sử dụng bất cứ loại hộp nào bạn có trong nhà.

Bạn đổ 1 lớp rau câu cà phê trước. Bạn sẽ đổ mỗi lớp khoảng 1-1.5 cm là vừa đẹp. Ban có thể đổ màu tùy thích nhưng nên xen kẽ lớp cốt dừa ở giữa hai lớp lá dứa và cà phê.

Bạn có thể dùng toàn bộ phần rau câu mỗi màu cho mỗi lớp để được 3 lớp đơn giản hoặc chia nhỏ để làm được nhiều lớp hơn..

Đợi lớp rau câu thứ nhất vừa se mặt thì bạn cho tiếp lớp rau câu trắng. Bạn nên đổ nhẹ nhàng từ thành khuôn xuống để đảm bảo không làm vỡ lớp rau câu bên dưới.

Khi lớp rau câu thứ 2 se mặt thì bạn tiếp tục đổ lớp rau câu lá dứa. Cứ thế bạn làm cho tới khi hết nước rau câu thì thôi.

Bạn chú ý ở phần này là rau câu vừa se mặt thì đổ mới đổ thêm 1 lớp mới. Bạn sẽ thấy rau câu có 1 lớp màng mỏng ở trên. Bạn đổ sớm quá thì các màu rau câu sẽ bị lẫn vào nhau. Như vậy sẽ không đẹp mắt nữa.

Còn nếu bạn đổ trễ, thì các lớp rau câu sẽ không kết dính với nhau. Lúc ăn chúng sẽ bị rời nhau ra. Thêm nữa, nếu bạn thao tác quá lâu sẽ làm cho phần bột rau câu chưa đổ khuôn bị se cứng lại, khó để đổ ra khuôn.

Một mẹo nhỏ là bạn nên giữ những phần rau câu chưa đổ tới trong khay nước nóng. Làm như vậy thì hỗn hợp rau câu của bạn sẽ giữ ở dạng lỏng lâu hơn trong khi bạn đang chờ lớp rau câu trong khuôn se mặt

Bước 5: Cách Làm Rau Câu – Hoàn thành

Bạn đợi rau câu nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau 2-3 tiếng, rau câu đủ lạnh là đã có thể thưởng thức rồi.

Nếu bạn đổ rau câu trong hộp thì khi nguội bạn lấy rau câu và cắt miếng vừa ăn. Bạn có thể dùng dao có lưỡi lượn sóng để cắt cho đẹp.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm rau câu ba màu cơ bản rồi. Rất đơn giản phải không nào!

Khi làm rau câu ở nhà thì bạn có thể tùy ý kết hợp các hương vị mình yêu thích cũng như gia giảm độ ngọt theo ý muốn.

Cách làm rau câu đa dạng hơn

Nếu bạn muốn làm các vị khác thì cũng rất dễ. Bạn thay lá dứa và cà phê bằng các nguyên liệu khác là được.

Ví dụ, bạn muốn làm rau câu trà xanh thì bạn mua bột matcha về và khuấy vào nước rau câu nước cốt dừa. Và đổ 1 lớp rau câu trắng, 1 lớp matcha xen kẽ là được rồi.

Nói tóm lại là bạn làm tới bước 2 được nước rau câu nước cốt dừa là nền để chuẩn bị cho cách pha màu và mùi vị yêu thích phía sau. Bạn thích gì thì cứ cho vào ở bước này là được thôi.

Các bạn cũng có thể cho thêm hoa quả vào khuôn sau khi đã đổ một lớp mỏng ở dưới để tạo nên món rau câu hoa quả tươi mát.

Cách mình chia sẻ ở đây là cách làm rau câu rất truyền thống. Ba thành phần chính luôn có mặt đó là bột rau câu, sữa đặc/đường, nước cốt dừa. Thành phần nước cốt dừa giúp cho rau câu luôn có vị béo thơm rất thích.

Về sau thì các loại rau câu đã có nhiều thay đổi và nước cốt dừa đôi khi không còn trong công thức. Nhưng với mình, rau câu nước cốt dừa 🥥 vẫn là ngon nhất. Để biến hoa cho món rau câu cốt dừa, mình thường đổ rau câu vào những khuôn có hình dáng khác nhau. Dù bạn chỉ làm rau câu một màu thì nó cũng rất đẹp phải không nào?

Rau câu là gì?

Bạn đã ăn món rau câu nhiều lần rồi. Vậy bạn có biết loại bột rau câu này làm từ gì không? Chúng ta có 2 loại rau câu là loại giòn và loại dẻo. Loại giòn là loại truyền thống. Còn rau câu dẻo thì xuất hiện sau này. Và 2 loại rau câu này được làm từ những thành phần khác nhau.

Bột rau câu giòn được làm hoàn toàn từ 100% thực phẩm tự nhiên. Đó chính là tảo đỏ Gracilaria. Qua quá trình nấu xôi, lọc, loại bỏ nước và sấy khô rồi nghiền mịn là thu được bột rau câu như chúng ta đã biết.

Bột rau câu giòn giúp sản phẩm được làm đông giòn và cứng nên thích hợp để làm các loại thạch và rau câu truyền thống. Và khi mua, bạn tìm trên bao bì thấy có chữ Agar thì đó là loại rau câu giòn..

Còn bột rau câu dẻo lại có thành phần chính là rong biển. Loại bột này làm cho thành phẩm có độ dai và dẻo. Do vậy, nó thích hợp để làm các loại thạch như thạch dừa, lớp phủ trên mặt bánh…

Bột rau câu và gelatin khác nhau như thế nào

Bột rau câu và gelatin đều có tính chất giống nhau là tạo sự đông đặc và kết dính.

Tuy nhiên, bột rau câu và gelatin được làm từ 2 nguyên liệu hoàn toàn khác nhau và tỷ lệ sử dụng củng khác nhau. Hơn nữa, khả năng làm đông của rau câu mạnh hơn gấp 8 lần so với gelatin.

Trong khi rau câu có nguồn gốc làm từ thực vật, thì gelatin là một loại protein gần như nguyên chất, không mùi, không vị, trong suốt hoặc có màu hơi ngả vàng, thu được sau quá trình nấu sôi da động vật (da lợn), xương,…

Sản phẩm làm đông từ gelatin sẽ có độ mềm và dai giống như những viên thạch sữa trong món chè khúc bạch, trong khi từ rau câu thì lại giòn và cứng.

Những bước tiến trong việc làm rau câu

Nếu như ngày xưa rau câu làm rất đơn giản thì ngày nay rau câu có rất nhiều phiên bản. Từ việc đa dạng về mùi vị thì còn là sự cầu kỳ trong hình thức.

Rau câu bây giờ không chỉ làm để ăn mà còn để trang trí, và còn là nơi để người làm ra nó thỏa sức sáng tạo và đam mê.

Và cách làm rau câu ngày nay cũng đã khác nhiều với cách làm truyền thống. Không chỉ là vị lá dứa và cà phê nước cốt dừa nữa, mà tất cả đã được thay đổi, trừ…bột rau câu mà thôi.

Các bạn còn nhớ “ly rau câu tuổi thơ” của bao người hay không?

Và rau câu ngày càng trở nên đa sắc màu. Nào là rau câu bảy tầng, nhìn vào thôi đã thấy ngon miệng và muốn ăn ngay:

Rồi đến món rau câu ngàn lớp trông vô cùng tỉ mỉ:

Và rau câu thạch cầu vồng vô cùng đẹp mắt, đẹp đến mức không nỡ ăn vì sợ hỏng mất:

Và món rau câu sơn thủy gây sốt một thời:

Đến những tạo hình vô cùng cầu kỳ như bàn cờ vua này chẳng hạn:

Và “tuyệt đỉnh kungfu” đó là rau câu 3D sống động như thật:

Và do tạo hình quá đẹp như vậy, nên rau câu ngày nay còn được sử dụng để làm bánh sinh nhật thay cho loại bánh thông thường. Được tặng sinh nhật bằng 1 ổ bánh rau câu 3D như thế này thì còn gì bằng.

Bạn thấy đấy, món rau câu thân thuộc của chúng ta cũng có khả năng “thiên biến vạn hóa” về màu sắc và dáng vẻ giống như những chiếc bánh xôi hoa đậu Hàn Quốc kiêu kỳ.

Tất cả đều là nhờ sức sáng tạo vô tận của con người. Đồ ăn không còn đơn thuần là để ăn nữa, mà là nơi để thổi hồn của người làm vào đó. Mỗi món ăn là một đứa con nghệ thuât mang bản sắc riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ trong bếp.

“Vén màn bí mật” cách làm rau câu 3D

Rau câu 3D có nguồn gốc từ Nhật Bản và sau đó được du nhập về Việt Nam. Cách làm này có 2 kiểu là rau câu 3D chìm và nổi.

Để làm rau câu 3D chìm thì bí quyết là sử dụng bộ công cụ chuyên dụng gồm xi lanh và bộ kim tạo hình hoa.

Đầu tiên bạn đổ rau câu vào khuôn nền với các hình dáng mong muốn như hình tròn, hình vuông, trái tim… Sau đó sử dụng xi lanh và kim để bơm thạch màu đồng thời tạo hình hoa lá bên trong phần rau câu nền.

Còn đối với rau câu 3D nổi, bạn sẽ cần đến các khuôn silicon hình hoa và lá. Bạn tạo các hình hoa lá mong muốn bằng khuôn rồi đính lên trên rau câu nền. Với sự khéo léo và tinh tế trong sắp xếp, người làm sẽ tạo hình những chiếc rau câu 3D nổi vô cùng ấn tượng và bắt mắt.

Như vậy, hôm nay chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều thứ về rau câu rồi! Chỉ là rau câu thôi mà có nhiều điều rất thú vị phải không các bạn!

*Ảnh: Nguồn Internet