Đề Xuất 5/2024 # Cách Làm Vịt Quay Lạng Sơn Ngon Nhất. # Top 2 Yêu Thích

Sau một thời gian bán gia vị làm vịt quay, heo quay kiểu Lạng Sơn, có rất rất nhiều người gọi điện hoặc nhắn tin qua facebook để nhờ tôi hướng dẫn cách làm Vịt Quay Lạng Sơn. Do vậy hôm nay tôi xin dành ít thời gian viết bài này, với mong muốn tất cả các bạn hiểu được cách làm vịt quay Lạng Sơn làm như thế nào. Các gia vị sử dụng trong món vịt quay bao gồm những gì. Đọc bài này xong, chắc chán các bạn sẽ biết được làm món vịt quay Lạng Sơn thì phải cần những gì. Tuy nhiên để làm được món vịt quay đạt chất lượng thì cần khoảng thời gian thực hành và kinh nghiệm thêm bớt gia vị. Do vậy chỉ mong các bạn có thêm thông tin và nếu có đi học thì cũng tìm đúng nơi đúng chỗ để học, tránh bị mất tiền oan mà kết quả không được như ý muốn.

Cách làm vịt quay Lạng Sơn

Nguyên liệu chuẩn bị

Một con vịt cỏ hoặc vịt siêu nạc (Khuyến khích các bạn dùng vịt cỏ)

10gram quả móc mật khô (Đây là gia vị quan trọng không thể thiếu)

10gram lá móc mật tươi (Đây là gia vị quan trọng không thể thiếu)

5gr Đạm tương

Đậu phụ nhí hoặc chao 1 miếng (không có cũng được)

1/2 muỗng cà phê bột hoa hồi, quế.

Hành khô, gừng.

Các gia vị như hạt nêm, bột ngọt, muối đường…

Cách chế biến móm vịt quay Lạng Sơn

Vịt cỏ: Được làm sạch lông, mổ bụng, chú ý chỉ mổ một lỗ tròn phía dưới bụng. Hiện tại công đoạn này thường không phải làm vì vịt thường được mua sẵn tại lò mổ. Khi mua mình chú ý cách lựa chọn vịt sao cho ngon là được.

Quả móc mật khô: Nấu quả móc mật khô trong nước, nước sôi khoảng 2-3 phút lấy ra là được. Không nên nấu quá nhừ. Như vậy sẽ làm mất mùi vị của quả móc mật. Cho toàn bộ quả móc mật vào cối xay nhuyễn hoặc dùng chày giã cho nát ra cũng được. (Các bạn có thể làm 1 lần với số lượng nhiều, sau đó bảo quản trong hộp, khi lấy ra sẽ tiện dụng hơn). Ch 3 lượng quả móc mật mới xay ra, 2 phần để kết hợp làm gia vị nước nhân trong bụng vịt quay, 1 phần dể làm nước chấm.

Gừng, tỏi, hành khô được băm nhuyễn sau đó cho vào chảo dầu phi lên cho vàng đều, có mùi thơm là đạt.

Cho quả móc mật đã xay nhuyễn + Đạm tương + Đậu phụ nhí ( hoặc chao) vào chảo, đảo sơ qua trong khoảng 2 phút cho hỗn hợp sôi lên là đạt.

Nêm nếm các loại gia vị như: Đường, muối, bột ngọt, bột nêm sao cho vừa miệng.

Cho thêm 1/2 bát nước lọc.

Để cho hỗn hợp đó sôi, tiếp theo cho lá móc mật vào đảo sơ qua tròng vòng 2 phút là được.

Để khử mùi tanh và có thêm hương vị, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê bột hoa hồi, quế vào trong hỗn hợp.

Với cách làm như vậy các bạn đã hoàn thành phần nước nhân trong bụng vịt quay Lạng Sơn. Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước cơ bản đê sơ chế bên ngoài con vịt quay.

Cách sơ chế bên ngoài trước khi quay vịt

Việc đầu tiên chúng ta làm là cần thắt nút tại phần dưới và trên của cổ vịt. Sử dụng dây cói để thắt là tốt nhất. Vì dây cói là cây thiên nhiê, ngoài ra không bị đứa trong quá trình quay trên lửa. Tới đây mình xin giải thích tại sao phải thắt nút như vậy ở cổ của vịt. Vì khi bơm hơi để tách phần da của vịt, không khó sẽ không bị thoát ra bên ngoài.

Cho toàn bộ gia vị nước nhân mới chế biến vào trong bụng vịt, Chú ý chỉ cho lượng vừa phải, không nên cho quá nhiều. Dùng kim bằng inox không rỉ, khâu phần bụng dưới lại, để trong quá trình quay gia vị và nước trong bụng không bị chảy ra ngoài. Để chắc chắn hơn các bạn nên dùng dây cói buộc thêm phần kim mới khâu.

Khi hoàn thành xong công đoạn trên, chúng ta tiến hành làm căng phồng da cho vịt bằng cách lấy bơm xe đạp, cắm vào phía đùi vịt và bơm cho da vịt phồng lên. Cách này sẽ làm da vịt của chúng ta sẽ dòn và ngon hơn.

Nhúng toàn bộ con vịt vào nước sôi và lấy ra ngay. Với cách làm như vậy sẽ làm cho da vịt săn lại, khi thành phẩm làm da vịt giòn hơn và thời gian giòn kéo dài hơn.

Trong quá trình quay vịt, cần chú ý đừng để than quá lớn, mỡ của vịt chảy ra nhiều sẽ làm cháy da.

Những lưu ý khi làm món vịt quay Lạng Sơn

Lựa chọn vịt để quay.

Tiêu chí này là tiêu chí quan trọng nhất để làm nên độ ngon của món ăn. Vịt mang đi quay phải là loại vịt cỏ, tốt nhất nên chọn loại vịt cỏ được chăn thả tự nhiên. Không nên chọn loại vịt quá non, vì khi quay vịt non thì trọng lượng vịt khi quay sẽ bị hao hụt khá nhiều, chất thịt của vịt không chắc, khi quay vịt dễ bị nứt da, nhìn sẽ không đẹp mắt. Mặt khác khi ăn rất dễ có múi hôi của lông măng. Không nên chọn vịt quá già vì vịt già thịt sẽ rất dai. Chỉ nên chọn vịt đã trưởng thành, có thịt chắc, không quá nhiều mỡ, cầm lên nặng tay.

Lựa chọn quả mắc mật.

Tiêu chí này cũng khá là quan trọng, nếu khâu này chọn đúng nguyên liệu thì sẽ có một điểm cộng cho hương vị của món vịt quay Lạng Sơn. Quả mắc mật là linh hồn trong món vịt quay Lạng Sơn nên các chọn nguyện liệu cũng phải cần tỉ mỉ. Không nên chọn quả mắc mật quá khô, hoặc đã mốc. Quả mắc mật được chọn phải có một độ dẻo nhất định, vì chính những quá như vậy mới thực sự là quả chín. Quả có màu nâu, không quá đen. Quả màu đen là loại quả được sấy qua lò than.

Lựa chọn lá mắc mật.

Lá mắc mật được chọn không quá non. Lá mắc mật non tuy ngửi có mùi thơm hơn lá loại bánh tẻ, tuy nhiên lá độ thơm của lá không giữ được lâu trong quá trình quay.

Không nên mua lá mắc mật tại những nơi thu mua lá từ Đak lak, Đak Nông. Lá ở đây không có mùi thơm đặc sắc như lá được lấy tại vùng Cao Bằng, Lạng Sơn.

Quá trình quay vịt.

Không nên lạm dụng quá nhiều mật ong và giấm để quét lên mình vịt. Chỉ cần dùng lượng vừa phải hoặc không cần dùng cũng được.

Trong quá trình quay vịt, không nên để than quá đượm, chỉ nên gạt than qua hai bên để vịt có thể chín từ từ.

Thường xuyên lấy cọ quét đều lên mình vịt trong quá trình quay. Tránh tình trạng vịt bị cháy cục bộ, da vịt bị loang lổ, nhìn không được đẹp mắt.

About Admin

Tôi là Lâm, là admin website . Với đam mê tìm hiểu về các loại thảo dược, gia vị độc đáo của Việt Nam. Với những kiến thức tôi được đọc và được trải nghiệm thực thế, hy vọng sẽ chia sẻ được nhiều thông tin hữu ích về Thảo dược và Ẩm thực Việt Nam tới các bạn.

View all posts by Admin