Xu Hướng 5/2024 # Cách Làm Mứt Gừng Khô Dạng Miếng Thái Lát # Top 4 Yêu Thích

Miếng mứt gừng cay cay hòa quyện với vị ngọt ngào của đường, rất thích hợp để nhâm nhi vào những ngày trời se lạnh. Tết sắp tới rồi, cùng chúng tôi học cách làm mứt gừng miếng thôi nào!

Mứt gừng là món ngon truyền thống trong ngày tết cổ truyền, được nhiều nhiều yêu thích. Trong ngày tết miền Bắc, thời tiết se lạnh, một đĩa mứt gừng vàng với một ly trà nóng, sẽ đem đến giác ấm áp những ngày đầu xuân.

Theo Đông Y, gừng có tính ấm, vị cay. Có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, chữa ho. Ăn gừng vào buổi sáng bổ như nhân sâm, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa.

Giảm đau: Khi các bạn gái đến ngày đèn đỏ, thường bị đau bụng, đau lưng, thì chỉ cần nhấm nháp một miếng mứt gừng với ly trà ấm nóng, cơn đau chắc chắn sẽ giảm.

Phòng bệnh về đường hô hấp: Gừng có vị cay, tính ấm chống lạnh, hồi hương. Vì vậy, vào những ngày thời tiết se lạnh, bạn hãy dùng mứt gừng để bảo vệ cơ thể.

Phòng chống ung thư: Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chất 6-shogaol có trong gừng có khả năng ức chế sự phát phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến, ức chế sự lây lan của các khối u ung thư vú.

Để làm mứt gừng lát bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu, dụng cụ sau đây:

Muốn làm mứt gừng ngon thì phải chọn được gừng ngon. Gừng để làm mứt phải là loại gừng bánh tẻ, không quá non, cũng không quá già. Gừng non mứt không có độ săn, còn gừng già quá nhiều xơ, vị cay nồng làm món mứt kém hấp dẫn, không ngon.

Khi cho gừng làm mứt bạn nên chọn củ to, để sau khi chế biến có được những miếng mứt gừng thái lát đẹp mắt, không bị vụn.

Tỉ lệ gừng và đường là 1:1 (đây là tỉ lệ chuẩn khi gừng đã gọt vỏ).

Bước 1: Sơ chế gừng

Đầu tiên trong hướng dẫn cách làm mứt gừng. Gừng tươi sau khi mua về, rửa sạch đất, cát, rồi dùng dao gọt bỏ vỏ, thái thành từng miếng, không quá mỏng, cũng không quá dày.

Sau đó, cho gừng rửa dưới vòi nước lạnh vài lần, để giảm bớt độ cay. Tiếp theo, bạn đun một nồi nước sôi, đổ gừng vào chần qua, rồi vớt ra để ráo nước. Luộc gừng với nước sôi giúp món mứt gừn g thơm ngon hơn.

Bước 2: Ướp gừng

Đây là bước đơn giản nhất trong hướng dẫn cách làm mứt gừng, bạn chỉ cần cho gừng và đường vào chảo để ướp, ướp đến khi thấy đường tan hết.

Bước 3: Sên mứt gừng

Sau khi đường tan hết, bạn cho chảo lên bếp, đun ở mức lửa vừa, thỉnh thoảng đảo đều cho gừng ngấm đường, khi thấy nước đã sền sệt thì hạ lửa nhỏ, dùng đã đảo đều cho đến khi thấy đường kết tinh, bám vào từng miếng mứt.

Cuối cùng trong hướng dẫn cách làm miếng mứt gừng, bạn tắt bếp, nhấc chảo xuống, dùng đũa đảo thêm một vào phút nữa, đến khi gừng bớt nóng, tãi mỏng ra mâm, hong khô trước quạt, rồi mời mọi người thưởng thức, số còn thừa thì bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nilon, để ở những nơi thoáng mát.

Nhiều chị em lần đầu tiên làm mứt gừng, khi sên mứt gừng không khô, bởi khi làm mứt gừng mắc phải những lỗi nhỏ khi học cách làm mứt gừng.

Ngọn lửa: Khi sên mứt bạn cần chú ý đến ngọn lửa, đầu tiên để lửa vừa, khi sôi hạ bớt xuống, đến khi nước cạn để ở mức nhỏ nhất, đảo tay liên tục, không được nóng vội. Nếu để lửa quá to, đường nhanh khô nước chưa kịp bốc hơi, món mứt gừng vừa bị cháy, vừa bị ướt là điều dĩ nhiên.

Lượng đường: Đường không đủ sẽ không kết tinh, món mứt gừng của bạn sẽ không thành công. Làm mứt gừng không phải muốn cho bao nhiêu đường cũng được, bạn phải ướp với tỉ lệ chuẩn là 1:1 (cứ 100g gừng bỏ vỏ tương ứng với 100g đường).

Khi sên mứt gừng bạn phải dùng chảo có đế dày, nếu loại quá mỏng nước chưa kịp bay hơi, đường chưa kịp kết tinh, thì món mứt gừng đã bị cháy.

Nếu món mứt gừng truyền thống không còn đủ hấp dẫn với bạn, vậy tại sao bạn không thử sáng tạo, đổi vị ngày tết bằng món mứt gừng dẻo, mứt gừng với đủ đủ…

Để làm mứt gừng dẻo với đu đủ bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gừng sau khi mua về, rửa sạch, gọt vỏ, thái thành sợi nhỏ, rồi rửa quả nước lạnh, cho vào một cái chậu hoặc tô lớn, bóp kỹ với muối, vắt bỏ nước, rồi xả lại với nước lạnh, để ráo, làm như vậy để giảm độ cay của miếng gừng.

Đu đủ cũng gọt vỏ, rửa sạch, rồi nạo thành từng sợi dài, bóp với muối.

Lạc (đậu phộng) rang vàng, dùng cối giã nhỏ.

Bước 2: Ướp đường

Tiếp theo trong hướng dẫn cách làm mứt gừng. Bạn cho gừng, đu đủ đã nạo sợi vào chiếc chậu sạch, rồi cho đường, nước cốt chanh vào, trộn đều, để gừng ngấm đều đường. Sau đó, mang đi phơi nắng khoảng 15, đường sẽ tan hết.

Bước 3: Sên mứt

Để hỗn hợp đường, đu đủ, gừng vào chiếc chảo dày, đặt lên bếp, sên trên lửa nhỏ, khi thấy nước đường cạn. Gừng, đu đủ kéo thành sợi dẻo, thì tắt bếp, đổ lạc đã rang vào trộn đều. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm mứt gừng đu đủ rồi đấy!

Để học cách làm mứt gừng dẻo bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái thành sợi, rồi cho ngâm nước muỗi loãng. Tiếp theo, bạn đun một nồi nước sôi cho gừng vào chần qua, rồi thả vào chậu nước lạnh, ngâm khoảng 10 phút, gừng nguội vớt ra để ráo nước.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt thành hạt lựu.

Bước 2: Ướp đường

Tiếp theo trong hướng dẫn cách làm mứt gừng dẻo. Bạn cho gừng, dứa, đường vào một cái chậu sạch, trộn đều, ướp khoảng 2 tiếng, thỉnh thoảng dùng đũa đảo, để gừng ngấm đều đường.

Bước 3: Sên mứt gừng

Bạn đổ hỗn hợp đã ướp vào chảo, để lửa vừa, khi sôi thì hạ nhỏ xuống, cứ 3-5 phút, đảo một lần, đến khi nước cạn có độ sền sệt thì tắt bếp. Cuối cùng trong cách làm mứt gừng. Bạn chỉ cần cho mứt ra đĩa, đợi nguội, rắc mè lên phía trên, mời mọi người thưởng thức, số còn lại cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín dùng dần. Như vậy, bạn đã hoàn thành món mứt gừng sợi dẻo rồi đấy!

Cách làm Mứt gừng tại nhà không có chất bảo quản, nên không để được lâu so với mứt gừng công nghiệp. Mứt gừng sau khi tiếp xúc không khí quá lâu sẽ bị chảy nước. Vì vậy, bạn phải bảo quản thật kỹ, cho mứt vào túi nilon sạch, để ở nơi khô ráo hoặc để trong hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần lấy ra sử dụng, thì chỉ lấy một lượng vừa đủ, rồi gói kín lại cẩn thận, tránh không khí lọt vào làm mứt bị chảy nước. Mứt gừng bảo quản như vậy, có thể đề được tối đã 1 tháng.

Khi mứt gừng được dọn ra khay mời khác, bạn nên chú ý phải đậy kín sau khi dùng, tránh bỏ quá nhiều ra khay kẹo, mứt không sử dụng hết, bị chảy nước dễ sinh ra các loại vi khuẩn gây đau bụng. Mứt dùng rồi còn thừa tuyệt đối không được cho lại vào túi đựng mứt gừng cũ.

Trong những ngày tết có quá nhiều món ăn béo, giàu chất đạm. thì một miếng mứt gừng không những mang lại cảm giác mới mẻ, ngon miệng mà còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể một cách hiệu quả, giúp bạn thon gọn hơn.

Bởi vì, mứt gừng có vị ấm, có tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp tiêu mỡ.

Ngoài ra, mứt gừng còn có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, tăng cường tuần hoàn máu, giải độc, chống xơ vừa động mạch, phòng bệnh viêm đường hô hấp….

Mứt gừng không chỉ là món ngon ngày tết mà còn là một một nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa đặc biệt. Nếu mứt dừa là biểu hiện của sự sum vầy, hạnh phúc. Còn mứt gừng là biểu hiện của sự đầm ấm, ngọt ngào. Miếng mứt cay nồng lan đến tận cổ họng, đọng lại nơi đầu lưỡi, đó là sự khởi đầu của một năm mới đầy thuận lợi, may mắn.

Mứt gừng cũng được xem là vị thuốc, có tác dụng làm ấm tỳ vị, hồi dương, thông mạch. Còn theo phân tích của y học hiện đại, trong gừng có 2 – 3% tinh dầu, 5% chất nhựa, 3% chất béo, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Vì vậy, gừng có tính nóng, thích hợp cho người cảm mạo, phong hàn. Vì vậy, vào những ngày se lạnh là thời tiết tuyệt vời nhất để thưởng thức miếng mứt gừng.

Mứt gừng có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn 10-15g.

Người bị đau dạ dày, tá tràng không nên sử dụng, gừng có thể bào mon, gây ra những vết loét.

Người bị bệnh về gan, xơ gan không nên ăn gừng.

Gừng khiến các viên sỏi kết tụ trong túi mật, không bài tiết ra bên ngoài được. Vì vậy, người bị sỏi thận không nên sủ dụng.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết ăn gừng sẽ làm tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.

Phụ nữ co thai giai đoạn cuối hạn chế ăn mứt gừng, vì gừng làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mứt gừng gừng.

Qua bài viết này bạn không chỉ biết c ách làm mứt gừng miếng mà chúng tôi còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích từ loại mứt tết truyền thống này và nhiều cách làm khác nhau. Với hướng dẫn chúng tôi chia sẻ ở trên, không cần bạn quá khéo tay mới có thể thành công, chỉ cần làm theo hướng dẫn, tỉ mỉ, cẩn thận một chút, bạn sẽ làm ra món mứt vô cùng hấp dẫn, khi thưởng thức ai cũng khen ngon.