Xu Hướng 5/2024 # Nấm Sữa Chua Kefir Là Gì # Top 4 Yêu Thích

Nấm sữa Kefir là gì – Công dụng và cách nuôi con giấm đơn giản tại nhà

Nấm sữa Kefir hay còn được gọi là con giấm Kefir, sữa chua Kefir đều là một loại, thực chất là một thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi, giúp bạn cân bằng hệ tiêu hóa.

Nấm Kefir có nhiều dinh dưỡng và trị liệu hơn so với sữa chua. Bên cạnh đó, Kefir có nhiều tên gọi khác nhau: nấm kefir, hạt kefir, nấm sữa, men sữa, men kefir, sữa chua kefir.

Các chế phẩm từ sữa luôn chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ và nấm sữa Kefir cũng là một trong những cái tên khá hot trong thời gian gần đây bởi những lợi ích mà nó mang đến cho mọi người.

Sữa chua Kefir – Nấm sữa Kefir là gì ? Có nguồn gốc từ đâu ?

Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều điều huyền bí. Tại vùng đất huyền thoại này đã sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo có tác dụng tuyệt vời và nổi tiếng thế giới như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi….

Tây Tạng có một sản phẩm thiên nhiên nữa có tác dụng làm da trắng ngần, mịn màng, đồng thời còn giúp giữ gìn và duy trì sức khoẻ, đó là nấm tuyết Tây Tạng, hay còn gọi là nấm Tuyết Liên, giấm Nhật, nấm Kefir.

Công dụng của Sữa Nấm Kefir

Nấm sữa Tây Tạng Kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu.

Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.

Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

Giúp chữa bệnh tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch , thiếu máu , bệnh hô hấp, phổi hen xuyễn . Làm tan sạn trong thận và mật .đường tiểu tiện . Lở loét bao tử , lao ruột và thập nhị tràng ,tiêu chảy , táo bón

So sánh sữa Kefir với sữa chua

Sữa kefir và sữa chua đều là những sản phẩm sữa lên men và chúng có chứa các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên sữa Kefir có chứa các vi khuẩn có lợi mà không được tìm thấy trong sữa chua như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species.

Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, nó có thể kiểm soát và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh khác cho cơ thể bằng cách thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.

Nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sữa chua bằng cách giúp tiêu hóa các thực phẩm mà bạn ăn và luôn giữ cho đường ruột luôn sạch và khỏe mạnh.

Do kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên nó dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mõi và hay rối loạn tiêu hóa.

Học cách nuôi nấm sữa chua Kefir đơn giản tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm nấm sữa

Cách làm nấm sữa Kefir ngon tuyệt

Những lưu ý quan trọng khi nuôi nấm Kefir

Cách sử dụng nấm sữa Kefir

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho người mới bắt đầu

Nấm Kefir hay còn gọi là nấm sữa là loại nấm được ví như “thần dược” cho sức khỏe của con người, có xuất xứ từ vùng cao nguyên Tây Tạng huyền bí.

Nấm có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên ngược lại với công dụng tuyệt vời ấy là giá thành không hề rẻ và cách nuôi nấm tại nhà cũng không hề dễ.

Nấm Kefir là gì ?

Kefir là một loại nấm sữa của Tây Tạng, là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, ăn sữa để nuôi thân và chúng luôn luôn cần sữa và không khí để phát triển mỗi ngày. Nấm sinh trưởng theo cách tự đẻ thêm những vụn nhỏ và những vụn nhỏ ấy sẽ dần dần dính thành chùm, thành khối lớn hơn.

Khác biệt hẳn với các loại nấm khác. Kefir thuộc nhóm nấm men, là một loại vi khuẩn ăn sữa tươi. Chúng sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, rất giàu khoáng chất, vitamin và có chức năng rất tốt để chống lại những vi trùng gây bệnh cho con người.

Nếu ăn nấm trong một khoảng thời gian nhất định, loại “vi khuẩn” này sẽ giúp cơ thể của bạn dễ hấp thu, đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ biếng ăn và bà bầu. Ngoài ra nấm còn hỗ trợ chữa bệnh (bệnh tim mạch, huyết áp, gan, phổi,..), duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.

Kinh nghiệm nuôi nấm kefir cho thấy đây là một loại nấm cực kì khó tính, chúng kiêng kị rất nhiều thứ và có thể chết bất cứ khi nào nếu trong quá trình nuôi bạn không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của chúng.

Một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir

* Giai đoạn chuẩn bị trước khi nuôi nấm Kefir

Nấm kefir là một loại nấm rất kỵ với kim loại và chúng có thể ăn mòn kim loại khi tiếp xúc với chất liệu này. Vậy nên tất cả các dụng cụ dù là nhỏ nhất (môi, thìa, dụng cụ lọc,…) dùng trong quá trình vệ sinh nấm, nuôi nấm,… đều không được sử dụng kim loại.

Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thường hay mắc phải lỗi này khiến nuối nấm hay bị “fail”.

Bởi vậy, lời khuyên đưa ra là các bạn có thể nên sử dụng các chất liệu nhựa cao cấp hoặc thủy tinh để nấm được phát triển tốt và đảm bảo có thêm những chất độc hại cho cơ thể con người khi ăn thức ăn từ nấm.

Từ những người có kinh nghiệm nuôi nấm Kefir lâu năm, để chắc chắn nấm không bị chết trong quá trình vận chuyển về nhà, bạn cần cho nấm vào hộp nhựa kín.

Sau đó, đổ sữa tươi vào theo tỉ lệ 1 thìa cafe nấm tương ứng với 200 ml sữa tươi, rồi vặn nắp lọ lại và vận chuyển như bình thường.

* Giai đoạn nuôi nấm Kefir

Để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp nấm có tiền đề để phát triển tốt trong tương lai thì chắc chắn bạn phải “tắm rửa” cho nó trước phải không? Có hai cách bạn có thể sử dụng để vệ sinh nấm trước khi bắt đầu quá trình nuôi:

– Cách 2: Quy trình của cách 2 cũng giống như cách 1, nhưng nếu bạn có điều kiện hơn, có thể thay nước sôi để nguội bằng sữa để rửa nấm vì dù sao nấm cũng “mê” sữa nhất mà.

Lưu ý: Bạn chỉ nên vệ sinh nấm tối đa hai lần như vậy, không nên rửa nấm đến khi nước trong vì rất có thể bạn đã vô tình “rửa” đi rất nhiều vi khuẩn có lợi của con nấm. Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir này khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết… Sau bước này là bạn có thể bắt đầu làm sữa chua được rồi đấy.

Nên sử dụng sữa tươi, sạch, không đường, ít béo, hạn sử dụng ngắn để nuôi nấm, không nên sử dụng sữa có thời gian sử dụng lâu dài vì có thể làm nấm chậm phát triển hơn. Trong toàn bộ thời gian nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới làm chậm tiến độ phát triển của chúng.

Trong quá trình nuôi nấm nếu thấy hiện tượng nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng và xuất hiện mùi lạ thì tức lá nấm đang bị thiếu sữa. Lúc đó bạn phải ngay lập tức đem nấm đi vệ sinh, đổ sữa cấy lại. Nếu để hiện tượng này trong một thời gian dài thì sẽ không cứu nấm được nữa đâu.

Điều kiện thời tiết bên ngoài cũng có thể tác động đến sự sinh sôi nảy nở của nấm, đôi khi nấm sẽ với tốc độ nhanh nhưng đôi khi lại phát triển chậm lại. Do đó, kinh nghiệm nuôi nấm Kefir ở đây là nên để lọ nấm ở nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ở mức ổn định nhất.

Trong quá trình nuôi, có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nấm phát triển tốt, số lượng tăng lên trông thấy nhưng từng con nấm không to mà chỉ bé xíu, thậm chí bé hơn so với con nấm ban đầu.

Nấm sữa Kefir ăn nhiều, dùng nhiều có tốt ?

Nhiều người dân, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư và các bà mẹ trẻ đang mách nhau dùng nấm sữa kefir để trị các bệnh. Nhưng theo ý kiến các chuyên gia, cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh.

PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, phó chủ tịch Hội sinh học Việt Nam cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào về giống nấm này. Đây là loại nấm lưu truyền trong dân gian nên không rõ có phải đúng chủng kefir hay không. Muốn biết chính xác phải kiểm tra bằng sinh học phân tử, xác định ADN và xem xét có chủng tạp ở ngoài hay không.

Nếu đúng là chủng kefir, thì sử dụng có lợi cho sức khoẻ bởi thành phần chủ đạo của nấm là lactic, có tác dụng lớn tạo ra môi trường axit làm đông tụ protein, có sự kháng khuẩn nên tạo ra sức đề kháng cho cơ thể.

DS Phan Đức Bình, phó tổng biên tập Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ cho hay, kefir là một loại men, trông giống như những hạt cơm nguội, to 2-3mm, có nhiều vi sinh vật cộng sinh với chúng sống nhờ sữa và giúp bảo quản sữa nên từ lâu đời người dân sống quanh vùng núi Capcas (thuộc Liên Xô cũ) đã biết sử dụng để làm rượu (nuôi bằng nước cốt trái cây), làm sữa chua (nuôi bằng sữa bò, trâu, dê, lạc đà) tương tự như yaourt.

Giá trị dinh dưỡng của nó gồm các dưỡng chất của sữa, một số vi sinh vật có lợi cho đường ruột và sản phẩm lên men của kefir, như các axit hữu cơ (chủ yếu là axit lactic), một ít sinh tố, kể cả sinh tố B12 do vi sinh vật tạo ra…

Theo TS Trần Thị Thanh Hiền, trưởng Ban kiểm soát chất lượng Công ty Cổ phần sữa Vinamilk, chưa có cơ sở khoa học nào trong nước cũng như thế giới chứng minh sữa, sữa chua (nấm sữa kefir cũng là dạng sữa lên men gần giống sữa chua) có khả năng điều trị bách bệnh. Sữa lên men chỉ có tác dụng tốt cho đường tiêu hoá.

Tuy nhiên, chủng kefir được lưu truyền trong dân gian, khi thực hiện lại qua các khâu lọc bỏ qua rổ rá… Vì vậy, quá trình lên men và sử lý đều là môi trường thuận lợi cho các chủng khác xâm nhập (ngoài không khí có rất nhiều chủng nấm, đặc biệt là nấm mốc). Vậy, người dân phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em.

Ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng

Theo DS Bình, đối với giá trị trị bệnh của kefir theo một số tài liệu thì ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng. Tốt nhất, nên giới hạn ở mức 200 – 400ml sữa/ngày, nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày và ăn liên tục, có thể làm cho một số người không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.

Ngoài ra, một lít sữa kefir tương đương 1 lít sữa bò tươi và như vậy chứa tới 37g chất đạm, 50g bột đường, 35g chất béo, 1.230mg calcium. Lượng chất bổ này tốt cho cơ thể nhưng nếu cộng thêm với thức ăn hàng ngày thì sẽ bị dư, nhất là chất béo nên có thể gây phì.

Đối với những bệnh nan y, các chuyên gia đều khuyên, nếu không còn cách nào khác thì có thể dùng kefir để thử nghiệm. Tuy nhiên, nó có thể tốt cho người này nhưng không tốt cho người khác. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải kiểm tra, theo dõi bản thân, nếu thấy các biểu hiện lạ (đau bụng, tiêu chảy…) thì phải ngừng ngay.

Theo: http://bit.ly/2BEGxx8

Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp.

Chủ đề tìm kiếm: cach lam giam nuoi , cách làm men sữa chua , cách làm nấm kefir , cach lam sua chua len men , cách nuôi con giấm , cách trồng nấm tuyết , con giấm sữa , con sữa chua , công dụng của nấm tuyết , kefir là gì , kefir vinamilk , men kefir , nam tuyet tay tang , nấm sữa kefir , nấm tuyết giá bao nhiêu , sữa chua cái mua ở đâu , sữa chua kefir là gì , sữa chua kefir vinamilk , nấm kefir mua ở đâu, cách cho nấm kefir ngủ đông, nấm sữa kefir dùng nhiều có tốt, nấm kefir bị nhớt, sữa chua kefir vinamilk, sữa chua kefir là gì, địa chỉ nấm kefir ở sài gòn, ăn nấm kefir

Nguồn: http://bit.ly/2BE5aKH

via Mâm Cơm Việt – Mâm Cơm Gia Đình Truyền Thống Việt Nam – Feed http://bit.ly/2BE5aKH