Nhạc Lossless Là Gì Và Những Điều Thú Vị Về Lossless
Lossless thực chất là tên của một dạng chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa các kiểu file khác nhau. Trong đó, độ nét và lượng dữ liệu trong file vẫn được giữ nguyên sau khi được chuyển đổi.
Nhạc Lossless cũng được đặt tên theo phương thức chuyển đổi dữ liệu như trên. Nói nôm na có thể hiểu là một file nhạc có chất lượng tương đương với âm thanh gốc của nó.
Trong các đĩa CD hoặc đĩa than trước kia, âm thanh được ghi lại với chất lượng rất cao tuy nhiên lại rất khó khăn trong việc sử dụng và bảo quản.
Với thời đại công nghệ số hiện nay, người ta đã thay thế gần như hoàn toàn các đĩa CD, đĩa than bằng các file tệp MP3, AAC,...Nhưng một điều khá mất điểm của phương pháp này chính là dung lượng bị giảm một cách đáng kể, từ đó chất lượng âm thanh không còn được như lúc ban đầu.
Nắm bắt được tình trạng này, một công nghệ mới đã ra đời cho phép tạo ra những file nhạc chất lượng cao như âm thanh gốc gọi tắt là Lossless.
Đây là một bước tiến mới đối với lĩnh vực công nghệ nói chung. Sự hữu dụng của nhạc Lossless đã được chứng minh với con số gần như 80% các file nhạc hiện nay trên Internet được định dạng thông qua hình thức Lossless.
Nhạc Lossless có gì khác biệt?
Trước đây khi đĩa CD còn sử dụng phổ biến, bạn có thể bắt gặp hình ảnh chép nhạc từ đĩa qua máy tính và phổ biến nó lên Internet. Tuy nhiên sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi đó, các tệp âm thanh sẽ bị giảm chất lượng ít nhiều do một phần dung lượng đã bị nén.
Thông thường, các âm thanh sẽ được ghi vào đĩa hay được lưu trữ dưới dạng các tệp âm thanh hiện hành. Các tệp này được chia ra thành hai loại:
Các file có định dạng MP3, AAC,...có hiệu ứng lược bớt dung lượng của âm thanh gốc gọi chung là Lossy. Đây là một dạng file ghi đơn giản, cho phép hạn chế sự tiêu hao trong lưu trữ. Tuy nhiên chất lượng lại không được đảm bảo do dung lượng đã bị cắt xén nhiều.
Nhìn chung có thể kết luận rằng, các file nhạc Lossless có chất lượng âm thanh tốt và chân thực như chính âm thanh gốc trước khi định dạng.
Chính vì điều này mà ngày nay nhạc Lossless rất được ưa thích sử dụng tại hầu hết mọi nơi. Bạn có thể tìm thấy chúng trên các trang mạng, trang âm nhạc trực tuyến hay tại các đầu chơi nhạc chất lượng cao,...
Đặc điểm của Nhạc Lossless là gì?
Tương tự như bất kỳ điều gì khác, nhạc Lossless cũng có cho mình những đặc điểm nhận dạng cơ bản. Chúng tôi quy chung chúng về một số điều như sau:
Nhạc Lossless có chất lượng âm thanh cực tốt, có thể so sánh như đang nghe một âm thanh tự nhiên đang được xảy ra ngoài hiện thực vậy.
Bitrate tồn tại trong file nhạc Lossless có thể dao động trên dưới 1411 kb/s. Tuy rằng điều bạn cần là một âm thanh nguyên bản nhưng trong thực tế, một số âm thanh không phù hợp với thính giác của con người có thể được lược bỏ mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến chất lượng file nhạc.
Nhạc Lossless có dung lượng vào khoảng 10.1 Mb / phút. Đây được xem là dung lượng chuẩn cho âm thanh trên các thiết bị điện tử.
Lossless thực hiện lối tạo nhạc không nén, tức là dung lượng được bảo toàn trong quá trình chuyển đổi giữa các định dạng file. Tuy nhiên điều này khá khó khăn cho các thiết bị ít bộ nhớ. Vì thế người ta đã tìm cách giảm thiểu dung lượng file nhạc Lossless bằng cách nén nào đó nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng âm thanh gốc. Nhưng quá trình này khá khó khăn và phức tạp, hiệu quả cao nhất được biết đến cho đến thời điểm hiện tại là giảm đi được 1/3 dung l ượng trên file âm thanh.
Tuy nhiên chất lượng âm thanh có trong và rõ nét như âm thanh gốc hay không vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng khi thu âm hoặc hệ thống phát âm thanh.
Ngày nay, người ta có thể tạo ra file nhạc với tần số đến 96 kHz hay 192 kHz thay vì 44.1 kHz như trước kia. Bên cạnh đó độ phân giải cũng ngày càng được cải thiện, từ đó kéo theo chất lượng trong các file nhạc Lossless được cải thiện đáng kể.
Một số kiểu định dạng nhạc Nhạc Lossless hiện nay
Nhạc Lossless được sử dụng theo nhiều cách khác nhau với hình thức lưu trữ khá đa dạng. Điều này tùy thuộc vào cách mà nhà phát triển xây dựng cách thức phát những file Lossless này. Tuy nhiên dù được thể hiện dưới dạng nào thì nhạc Lossless vẫn mang tới những giai điệu trong trẻo, chất lượng như âm thanh gốc.
Ứng với các kiểu định dạng quen thuộc của dòng nhạc Lossy như MP3, MPC, ACC hay OGG; nhạc Lossless cũng có những loại định dạng tương đương.
Một số kiểu định dạng phổ biến của nhạc Lossless hiện nay được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến:
Nhạc Lossless định dạng dưới kiểu FLAC được xây dựng và phát triển bởi Josh Coalson vào năm 2000 và được tung ra thị trường phiên bản đầu tiên mang số hiệu 0.5 vào ngày 05/01/2001. Ngay từ khi mới được ra mắt, FLAC thực sự đã dậy lên một làn sóng mới đối với người yêu nhạc.
FLAC hay còn được gọi với tên đầy đủ là Free Lossless Audio Codec, là một dạng Lossless cho phép giữ nguyên chất lượng hiện có của âm thanh gốc.
Bên cạnh đó, FLAC còn hỗ trợ nén bớt dung lượng của file âm thanh, cho phép lưu trữ nhiều hơn và ít tốn bộ nhớ dữ liệu hơn. Đối với một file FLAC thông thường, bạn có thể tiết kiệm đến 30% dung lượng so với ban đầu đấy.
Với các thủ thuật sử dụng đơn giản và hỗ trợ hầu hết các loại phương tiện nghe nhạc, vì thế FLAC dường như trở thành kiểu định dạng nhạc Lossless được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
Định dạng ALAC
ALAC có tên gọi đầy đủ là Apple Lossless Audio Codec. Cùng với FLAC, đây là một trong những kiểu định dạng đang thịnh hành nhất hiện nay của nhạc Lossless.
ALAC là dạng file được xây dựng và phát triển bởi thương hiệu Apple dành riêng cho các sản phẩm của họ như Iphone, Ipod, Ipad,...Đây cũng chính là điều khác biệt có thể được xem là duy nhất giữa FLAC và ALAC.
So với các kiểu file khác, ALAC được xây dựng hướng đến sự bảo mật hơn với mã nguồn đóng. Vì thế, một số nhà cung cấp các ứng dụng nhạc online ưu tiên sử dụng hơn, trong đó đi đầu là Apple.
Đối với một nhà sản xuất đề cao tính năng bảo mật như Apple, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ALAC trở thành dòng định dạng nhạc Lossless riêng cho các sản phẩm điện tử của họ.
Nhìn chung hầu hết các kiểu định dạng của Lossless đều có chức năng tạo nhạc với chất lượng như nhau. Do đó bạn có thể sử dụng bất kỳ hình thức nào theo ý thích mà vẫn không gây ảnh hưởng đến chất lượng tệp âm thanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp như sử dụng các thiết bị của Apple chẳng hạn, thì việc lựa chọn ALAC cho thiết bị của bạn có lẽ sẽ trở nên cần thiết.
Định dạng APE
APE là một trong những thành viên của gia đình nhạc Lossless.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các kiểu định dạng nhạc Lossless kiểu APE đầy khắp trên các trang mạng với đặc điểm nhận dạng bằng đuôi ".ape".
Tuy nhiên so với hai người anh cả FLAC và ALAC của mình, APE lại không phổ biến được như vậy.
APE khá kén chọn trong việc chạy nhạc bằng các phần mềm phát thông thường. Điển hình là anh chàng Windows Media Player có sẵn trên Windows đã bị APE đưa vào danh sách đen. Do đó bạn không thể sử dụng phần mềm này để phát các tệp APE được.
Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ phát các APE này. Có thể kể tên như: Foobar2000, KMPlayer hay K Lite Codec Pack Full,...
Mặc dù đã xuất hiện những phần mềm thứ 3 có thể giúp đọc được những file nhạc Lossless kiểu APE. Tuy nhiên do phải tốn công cài đặt hoặc một vài lý do nào đó cho sự bất tiện mà APE không được sử dụng quá phổ biến như FLAC và ALAC.
Sử dụng nhạc Lossless
Với số lượng ngày càng tăng về nhu cầu nghe nhạc chất lượng cao, nhạc Lossless đang ngày càng phổ biến với tốc độ cực chóng mặt.
Bạn có thể dễ dàng tìm tải các tệp nhạc của Lossless trên các trang cung cấp nhạc trực tuyến hiện nay. Những ông lớn trong nền nhạc online như MP3 Zing hay Nhaccuatui,...cũng đang hỗ trợ dòng nhạc này.
Để nghe nhạc hay và rõ nét như âm thanh gốc, bạn cũng nên tìm chọn cho mình một công cụ phát chất lượng. Những phần mềm phát nhạc Lossless phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến KMPlayer hay Foobar2000 đều có thể chạy những bản nhạc Lossless một cách tuyệt vời.
Ngoải ra, các dòng điện thoại, laptop hay máy tính bản hiện nay đều được tích hợp sẵn trình hỗ trợ chạy các file nhạc Lossless. Do đó bạn có thể thoải mái sử dụng mà không cần lo ngại điều gì cả.
Tóm lại, Lossless là một loại nhạc rất thú vị. Nó cho phép tạo ra những bản nhạc cực hay như chính âm thanh gốc. Mặc dù còn vướng bận một số khó khăn trong quá trình sử dụng, tuy nhiên với sự phát triển hiện nay thì những điều đó không còn là điều đáng lo ngại. Giờ đây bạn đã có thể thoải mái tìm kiếm và phát những bản nhạc chất lượng cho mình.
Đó là những thông tin thú vị về nhạc Lossless mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về loại nhạc này cũng như cách phát chúng.