5 Công Thức Chè Trôi Nước Màu Sắc Mới Lạ Dành Cho Rằm Tháng Giêng
1. Cách làm chè trôi nước ngũ sắc
Chè trôi nước ngũ sắc vô cùng bắt mắt từ những nguyên liệu tự nhiên như gấc, trà xanh và sữa... không chỉ đẹp mắt mà còn khác biệt nhau về hương vị giúp mâm cúng rằm tháng Giêng thêm trang trọng mà khi thưỡng thức còn rất mới lạ.
- 200 gr đậu xanh không vỏ
- 50 gr dừa nạo
- 30 gr hành phi
- 100 gr sữa đặc
- 30 ml dầu ăn
- 700 gr bột nếp
- 100 gr khoai lang tím
- 65 gr ruột gấc
- 30 gr bột trà xanh
- 100 ml sữa tươi không đường
- 75 gr sữa đặc
- 75 gr đường trắng
- 300 gr đường thốt nốt
- 2 củ gừng
- 150 ml Nước cốt dừa
- 1/2 muỗng cà phê Bột năng
- 20 gr mè trắng rang vàng
Đậu xanh vo sạch, ngâm với nước 30 phút cho mềm. Vớt đậu ra cho vào nồi, đổ nước săm sắp mặt rồi đem luộc khoảng 12 đến 15 phút đến khi đậu chín là được. Dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh rồi trộn đều với hành phi, dừa nạo và sữa đặc.
Cho lên chảo 30ml dầu ăn, đổ đậu xanh vào xào với lửa vừa đến khi thấy nhân khô hơn, không còn dính chảo thì nhắc xuống.
Cho 600gr bột nếp vào thố, để riêng 100gr bột khô phòng trường hợp khi bột nhão sẽ thêm vào. Chuẩn bị sẵn 450ml nước ấm, đổ từ từ nước ấm vào bột, dùng tay nhào sao cho bột tạo thành một khối dẻo mịn.
Tạo màu cho vỏ chè trôi nước: màu đỏ lấy từ 50gr ruột gấc, màu cam lấy từ 15gr ruột gấc pha với 50ml sữa tươi không đường, màu xanh lấy từ 30gr bột trà xanh pha với 50ml sữa tươi không đường, màu tím lấy từ 100gr khoai lang tím luộc chín, và màu trắng tự nhiên.
Thấm vào tay một lớp mỏng dầu ăn rồi vo từng viên chè, làm như vậy để tạo cho viên chè trôi nước độ bóng đẹp sau khi luộc và hạn chế các viên chè dính vào nhau.
Nấu nước đường: cho vào nồi 1.2 lít nước cùng với 400gr đường thốt nốt, nấu đến khi đường tan nước sôi thì cho vào 2 củ gừng xắt sợi. Cho tiếp những viên chè trôi nước vào nấu khoảng 10 phút để chè thấm đường.
Món chè sẽ ngon hơn khi bạn làm nước cốt dừa ăn kèm bằng cách cho 150ml nước cốt dừa cùng với 1 ít muối vào nồi, chờ đến khi sôi thì cho thêm 1/2 muỗng cà phê bột năng pha với một ít nước vào, khuấy đều để tạo độ sệt. Khi ăn bạn múc chè ra chén cùng với nước đường, rưới thêm nước cốt dừa và một ít mè rang là có thể dùng được rồi.
2. Cách làm chè trôi nước lá cẩm nhân đậu xanh
Kết hợp với nhân đậu xanh truyền thống là lớp vỏ bánh trôi màu tím đẹp mắt, thơm nhẹ mùi lá cẩm. Đây là loại bánh trôi nước được khá nhiều người yêu thích.
- 400 gr bột nếp Thái
- 200 gr đậu xanh không vỏ
- 300 gr đường thốt nốt
- 1 củ gừng
- 100 gr lá cẩm
- 2 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng canh mè trắng
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 1 trái dừa già
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước có pha 1 muỗng cà phê muối qua đêm hoặc ngâm 2 tiếng. Sau đó, đổ hết nước ngâm, vo lại lần nữa rồi để nước xâm xấp mặt đậu, nấu chín. Đậu chín cho ra rổ, tải đều cho nguội bớt rồi cho vào máy xay xay mịn.
Nếu thích nhân bánh có vị ấm nồng của tiêu thì nêm vào đậu 1 muỗng cà phê tiêu, sau đó nếm lại nhân, nếu nhân nhạt thì rắc thêm một chút xíu muối cho đậm đà rồi vo thành các viên nhân nhỏ bằng quả tắc. Sau khi vo xong nhân, dùng nilon bọc thực phẩm (wrap) bọc lại để nhân không khô. Nhân đậu sẽ dùng làm bánh trôi. Lấy 3 viên đường thốt nốt ( khoảng 100g) chặt thành những viên đường nhỏ bằng viên bi làm nhân bánh chay.
Lá cẩm mua về nhặt hết lá già, rửa sạch, cắt khúc cho vào nồi, đổ thêm 150ml nước, nấu chín (như nấu canh) thì tắt bếp. Lọc nước lá cẩm để riêng ra chén, chờ nước ấm mang nhồi bột.
Bước 4:Chia nếp thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần trộn thêm một chút xíu muối. Với phần nếp muốn giữ nguyên màu trắng, ta dùng nước ấm để nhồi thành khối bột dẻo mịn. Với phần nếp muốn nhuộm màu tím, ta lấy chén nước lá cẩm vừa nấu, chờ nước ấm thì nhồi.
Bước 5: Sau khi nhồi xong 2 khối nếp, để riêng từng khối vào 2 tô khác nhau, bọc màng thực phẩm và để 20-30 phút cho bột nở đều sau đó mang bột ra chia thành từng viên nhỏ bằng viên nhân, vo tròn ấn dẹp, đặt viên nhân vào giữa rồi bọc nhân lại cho kín. Bột màu tím dùng bọc nhân đậu xanh làm bánh trôi. Phần bột màu trắng vo nhỏ hơn bọc viên đường làm bánh chay.
Trong khi vê bột, đặt một nồi nước lên bếp. Khi đã vo xong bánh, đợi nước sôi thì nhẹ nhàng thả bánh vào. Không dùng muỗng đũa khuấy vào nồi bánh luộc để bánh khỏi bị nát. Bánh chín sẽ tự nổi lên. Chuẩn bị sẵn tô nước lạnh. Bánh chín dùng vợt múc ra, cho ngay vào thay nước lạnh để bánh không bị dính và "đổ nhựa" khi ăn với nước đường.
Dùng một nồi khác, cho vào 1.5 lít nước, 200g đường thốt nốt, gừng gọt vỏ, thái sợi chỉ. Nấu nước đường đến khi sôi bùng lên thì vặn lửa nhỏ, để liu riu. Nếu muốn ăn ngọt hay nhạt hơn, có thể thêm bớt đường tùy ý. Thả bánh trôi lại vào trong nồi nước đường để bánh được nóng và ngấm mùi gừng, ăn sẽ thơm ngon hơn.
3. Cách làm chè trôi nước nhân mè đen
Trè trôi nước nhân mè đen với lớp vỏ ngoài dẻo mịn hòa quyện cùng với nhân mè đen vừa thơm vừa béo kích thích vị giác ngay từ miếng đầu tiên. Đây sẽ là một món chè thật thích hợp cho mâm cỗ rằm tháng Giêng đấy.
- 200 gr bột nếp
- 60 gr mè đen
- 20 gr đậu phộng
- 50 gr đường trắng
- 10 ml dầu ăn
Mè đen và đậu phộng rang chín để nguội. Để lửa nhỏ, đảo đều tay.
Bột nếp trộn với nước ấm, nhào dẻo tay. Ngắt lấy 40g bột cho vào nồi nước đun sôi đến khi nước trong thì lấy ra nhào với phần bột còn lại.
: Cho mè, đậu phộng và đường vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Dùng tay trộn đều hỗn hợp trên với ít dầu ăn. Sau đó nặn thành từng viên nhỏ khoảng 15g/viên, rồi cho vào tủ lạnh trong 10 phút.
Ngắt từ khối bột nếp khoảng 25g làm phần vỏ, bọc lấy phần nhân, rồi vo tròn.
Đun nồi nước sôi rồi thả từng viên đã nặn xong vào. Khi thấy viên trôi nước nổi lên thì với ra cho vào chén.
Nấu 1 ít nước đường rồi đổ vào chén bánh trôi là có ngay món bánh trôi nhân mè đen ngọt diệu, thơm phức.
4. Cách làm chè trôi nước sầu riêng
Chè trôi nước nay thơm ngon hơn bao giờ hết với đậu xanh bùi bùi và sầu riêng thơm lừng khiến ai cũng náo nức lòng.
- 100 gr đậu xanh không vỏ
- 100 gr thịt sầu riêng
- 85 gr đường trắng
- 200 gr đường nâu
- 1/2 củ gừng
- 180 gr bột nếp
- 200 ml nước cốt dừa
- 1/3 muỗng cà phê bột bắp
- 2 muỗng canh bơ đậu phộng
- 1 muỗng canh mè trắng
Đậu xanh vo sạch, ngâm 2-3 tiếng. Sau đó xả qua nước lạnh. Đậu nấu chín cho 50g đường vào nấu 5 phút nữa, tắt bếp. Cho đậu vào chảo không dính cùng sầu riêng, bắc lên bếp sên lửa vừa, sên 1 lúc đậu sẽ dẻo không dính chảo là tắt bếp, để nhân nguội.
200g đường nâu, 600ml nước, gừng cắt lát cho vào nồi, bắc lên bếp nấu lửa riu riu.
180g bột nếp, 20g đường cho vào âu trộn đều, sau đó cho 120-140ml nước nóng vào, nhồi cho thật dẻo (bột đừng khô, bánh sẽ không mềm).
Lấy 1 ít bột đè dẹp múc 1 muỗng nhân cho vào vo tròn.
Nấu 1 nồi nước, chờ nước sôi cho các viên bột vào luộc với lửa vừa, khi các viên bột nổi lên, bạn luộc thêm 4-5 phút nữa trước khi vớt ra cho vào âu nước lạnh.
Sau đó mới vớt bánh trôi ra, tiếp tục cho vào nồi nước đường nấu thêm vài phút là tắt bếp.
Trong nồi nhỏ, cho 200ml nước cốt dừa, 15g đường, 1 chút xíu muối, 50ml nước, 1/3 muỗng cà phê tinh bột bắp, đun và khuấy cho hỗn hợp sệt là được. Múc chè trôi sầu riêng ra chén, thêm nước đường, gừng và nước cốt dừa, rắc thêm ít mè rang, đậu phộng rang giã dập lên trên là có thể dùng.
5. Cách nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ
Những viên trôi nước có lớp vỏ dẻo dẻo ăn rất vui miệng, phần nhân đậu đỏ ngọt ngào quyện với vị nước đường thanh mát, thơm thoảng mùi gừng hay nước cốt dừa béo ngậy đều thật hợp vị và ngon lành!
- 300 gr bột nếp
- 150 gr đậu đỏ
- 70 gr đường nâu
- 30 gr đường trắng
- 1 củ gừng
- 120 ml nước cốt dừa
- 15 gr dừa nạo sấy
Chuẩn bị nhân đậu đỏ: đậu đỏ luộc chín rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn cùng với dừa nạo sấy và đường trắng, trộn thật đều.
Cho bột nếp vào tô lớn, đổ từ từ nước ấm thành một khối dẻo mịn. Cắt bột thành từng phần bằng nhau rồi vo tròn.
Đè dẹt từng viên bột tròn và cho nhân đậu vào giữa bột sau đó cẩn thận viên tròn bột lại, nắn đều để đảm bảo nhân khi bị trôi ra ngoài. Tương tự làm cho đến khi hết bột.
Cho gừng cắt lát cùng đường nâu và 500ml nước bắc lên bếp, khi hỗn hợp sôi đều thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi hỗn hợp chuyển màu cánh gián đẹp mắt thì tắt lửa. Luộc viên trôi nước bằng nồi khác đến chín, vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra để các viên bột không bị dính nhau.