Củ Hủ Dừa Tươi, Củ Hủ Dừa Khô Lh: 0909.652109

Video cách làm củ hủ dừa sấy khô Nông sản Vũ Lâm

Giới thiệu về củ hủ dừa của Nông sản Vũ Lâm chúng tôi

Củ hủ dừa tươi

Được thu mua trực tiếp từ nhà vườn tại Bến Tre, Trà Vinh

Củ hủ dừa được bóc tách toàn bộ phần già, để lại phần non, ngọt nhất. Củ hủ dừa nhỏ nhất có khối lượng khoảng 3kg.

Tuyệt đối không ngâm chất làm trắng hay chất bảo quản.

Củ hủ dừa khô

Củ hủ dừa khô là củ hủ dừa được sấy khô từ củ hủ dừa tươi. Củ hủ dừa tươi được bào thành từng lát mỏng sau đó sử dụng máy sấy, sấy với nhiệt độ thích hợp. Sau khi củ hủ dừa khô giòn sẽ được lấy ra, để cho mềm và đóng gói để bảo quản.

Một số hình ảnh về củ hủ dừa khô của chúng tôi:

Củ hủ dừa là gì?

là phần non nhất trên đọt cây dừa, nó được xem như là "trái tim" của cây dừa. Khi người ta đốn một cây dừa to, gọt bỏ đi những lớp mo xơ bên ngoài đi, còn lại bên trong là phần củ trắng nỏn, non và là phần ngọt nhất của cây dừa. Củ hủ dừa có hình dạng tháp, bậc thang.

Người ta phải đốn một cây dừa mới có thể có được 1 củ hủ dừa. Thông thường củ dủ hừa thường nặng từ 3-9kg. Củ hủ dừa khi ăn ở phần bẹ non thường có vị ngọt nhẹ, giòn nên được ăn sống như một món tráng miệng. Còn khi ăn ở phần lá non sẽ có cảm giác mềm, mịn ở phần đầu lưỡi, vị ngọt nhẹ và cảm nhận được hương thơm mát của hoa dừa. Không chỉ là loại thực phẩm được ưa chuộng mà củ hủ dừa còn rất tốt cho sức khN 87;e.

Tên gọi

được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo vùng miền. Ở miền Bắc, Hà Nội người ta gọi là cổ hủ dừa, còn ở miền Tây Nam Bộ người ta gọi là tàu hủ dừa.

Cách bảo quản củ hủ dừa

Khi sử dụng củ hủ dừa không hết, tránh lãng phí và không bị hư hỏng, chúng ta có thể bảo quản củ hủ dừa như sau:

  • Để củ hủ dừa không bị khô và luôn mọng nước, chúng ta đem củ hủ dừa ngâm vào trong nước. Hoặc có thể để củ hủ dừa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng cho những lần sau. Khi bảo quản, củ hủ dừa vẫn già theo thời gian, những phần nào bắt đầu già, chúng ta có thể đem chế biến những món ăn chín.
  • Để bảo quản củ hủ dừa lâu nhất, người ta thường muối chua củ hủ dừa. Đây không những trữ củ hủ dừa lâu, không bị già mà còn có thể trở thành món ăn lạ miệng.Để muối chua củ hủ dừa cũng tương tự như cách muối chua măng. Củ hủ dừa cắt khúc và thái thành những lát mỏng vừa ăn. Đem ngâm trong hèm vừa mới dở, không được nóng nhưng phải âm ấm, sau đó dùng đồ lược bỏ phần xác cơm, chỉ lấy phần nước còn lại và cho cổ hủ dừa v&# 224;o ngâm. Khi muốn ăn chỉ cần vớt củ hủ dừa ra rửa lại với nước nhiều lần cho thật sạch , vắt cho thật ráo nước. Sau đó có thể mang củ hủ dừa chế biến món ăn như bình thường.

Củ hủ dừa có công dụng gì

  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng củ hủ dừa là phần non nhất của cây dừa, được lấy bên trong, trắng nỏn và có vị ngọt nhờ vậy mà củ hủ dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như chất xơ, sắt, kẽm, magie,..., không chứa cholesterol, chất béo bão hòa nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể bổ sung các khoáng chất cần thiết.
  • Củ hủ dừa thường được người ta chế biến thành các món ăn như trộn gỏi cùng với các loại hải sản hoặc thịt bò, thịt heo, làm bánh xèo, canh,...

Một số món ăn chế biến từ củ hủ dừa

Bánh xèo củ hủ dừa

  • 500g bột gạo hoặc bột bánh xèo, ít bột nghệ, 2 quả trứng gà loại 60-65g, 200ml nước cốt dừa, 500g củ hủ dừa, 300g tép bạc đất, 300g thịt ba rọi, 200g mỡ và các loại rau sống ăn kèm.
  • Muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, hành lá và nước mắm ngon, chanh dùng để làm nước chấm.
    Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Khi mua củ hủ dừa, chọn loại củ hủ non, còn nguyên khúc. Đem rửa sạch và thái mỏng, để ráo khô. Sau đó lấy ½ thìa muối, ½ thìa đường ướp cùng với củ hủ dừa, mang đi xào sơ cho gia vị thấm đều. Nếu không có thời gian bạn có thể mua củ hủ dừa thái sẳn ngoài chợ. Tôm rửa sạch đem đi luộc rồi vớt ra, bóc vỏ. Thịt ba rọi ngâm rửa với nước muối rồi luộc cho đến khi thấy thịt vừa chín tới thì vớt ra, để thịt bớt nóng thì cắt lát mỏng hoặc bầm nh ỏ.

Tôm rửa sạch rồi đem luộc sơ, phân nửa bóc vỏ rồi băm nhỏ, phân nửa để nguyên vỏ hoặc bạn có thể bóc vỏ hết để nguyên con, tùy theo sở thích của mình. Thịt ba rọi rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi luộc đến khi vừa chín tới thì vớt ra chờ hơi nguội thì cắt lát mỏng vừa ăn. Còn các loại rau thì nhặt và ngâm với nước muối, sau đó rửa vài lần với nước sạch, để ráo.

    Bước 2: Pha bột bánh và chiên bánh

Cho bột bánh xèo có sẵn hoặc bột gạo vào âu lớn, nếu muốn màu bánh vàng đẹp mắt bạn có thể cho thêm ít bột nghệ. Trộn đều các loại bột sau đó cho từ từ 500ml nước ấm, vừa cho nước và vừa khuấy để bột tan đều hết, tránh hiện tượng bột bị vón cục, sau đó cho thêm 200ml nước cốt vào khuấy đều. Để bánh được béo hơn, bạn tách 2 quả trứng rồi đánh tan cho vào âu bột, nêm nếm gia vị vào bột sao cho vừa khẩu vị. Cuối cùng cho hành lá đã c 855;t nhỏ vào trộn đều.

Sau khi làm xong bột bánh và xong quá trình sơ chế nguyên liệu. Bạn lấy một chảo lớn bắt lên bếp, khi chảo nóng cho miếng mở heo vào tráng đều quanh chảo. Khi thấy mở heo ra một ít nước mở thì khuấy đều ấu bột, lấy vá múc đầy bột tráng mỏng đều khắp mặt chảo. Khi đó bạn cho tôm, thịt và củ hủ dừa vào giữa nồi rồi đập nắp lại khoảng 2 phút để bánh chín. Sau 2 phút mở nắp ra, khi thấy bánh chín vàng giòn thì lấy sạn gập đôi bánh lại bày ra dĩa ăn kèm với rau sống và nước chấm.

Nước chấm bánh xèo cũng tương tự như nước chấm chua ngọt thông thường nhưng nên pha loãng ra sẽ ngon hơn. Bạn cần chuẩn bị một ít tỏi, ớt băm nhuyễn cùng với 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, sau đó cho vào bán 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm ngon, 1 chén nước lạnh rồi khuấy đều lên là hoàn thành. Để chén nước chấm có bị ngọt tự nhiên, bạn có thể thay chén nước lọc thành nước dừa xiêm, thêm một ít củ cải đỏ, củ cải trắng bào sợi cho v 4;o bát nước chấm sẽ hấp dẫn hơn.

Củ hủ dừa xào tôm

  • Củ hủ dừa 300g, tôm tươi 200g
  • Tỏi, hành lá, ngò gai và các loại gia vị nêm nếm
  • Củ hủ dừa mang thái sợi, rửa sạch, ngâm cùng với hỗn hợp nước pha giấm hoặc nước cốt chanh tươi để củ hủ dừa được trắng và giòn hơn. Tôm tươi thì rửa sạch, bóc vỏ và bỏ đầu sau đó để ráo. Hành lá, ngò gai rửa sạch với nước sau đó cắt khúc tầm 2 đến 3 cm.
  • Khi sơ chế xong nguyên liệu, bạn lấy chảo bắc lên bếp đun nóng, rồi cho tỏi đã băm vào phi thơm, tiếp tục cho tôm vào xào đến khi thấy tôm săn lại. Sau đó cho củ hủ dừa đã ngâm vào chảo đảo đều với lửa lớn. Nêm nếm các gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá, ngó gai vào đảo đều là đã hoàn thành xong món củ hủ dừa xào tôm. Món này thường ăn kèm với cơm.

Gỏi củ hủ dừa tôm thịt

  • Củ hủ dừa, thịt ba chỉ, tai heo, tôm sú
  • Hành tây, rau răm, đậu phộng, chanh, giấm và gia vị nêm nếm

Củ hủ dừa rửa sạch bào thành từng sợi dài, tôm sú bóc vỏ, thịt ba chỉ và tai heo rửa sạch thái mỏng. Đem tôm, thịt, và tai heo luộc chín. Sau đó trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau cùng với củ hủ dừa, hành tây, giấm và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng bày ra dĩa và thêm rau răm, đậu phộng vào để món ăn bắt mắt hơn.

Cách sơ chế củ hủ dừa được trắng và giòn

Để củ hủ dừa vẫn giữ được màu trắng tự nhiên như lúc đầu thì trước khi chế biến, người ta sẽ cắt củ hừa dừa thành từng khúc nhỏ sau đó thái lát mỏng, đem đi ngâm trong nước có hòa giấm doặc nước cốt chanh tươi.Cách làm này không những giữ được độ trắng mà còn giúp củ hủ dừa giòn hơn.

Next Post Previous Post