Hướng Dẫn Ngâm Rượu Mơ Tại Nhà
Quả mơ ngâm rượu ngon nhất khi còn ương ương, thịt rắn chắc, mùi hương dễ chịu thoang thoảng trong không khí. Đường ngâm rượu mơ ưu tiên số một là loại đường phèn, vì đường phèn có tính thơm mát, dịu nhẹ và tan từ từ trong rượu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng đường cát để ngâm rượu mơ tại nhà, nhưng thành phẩm sẽ có mùi vị nặng hơn chút và khé hơn so với ngâm đường phèn.
Rượu mơ Nhật Bản là loại rượu nhẹ chỉ từ 14 - 18 độ nên dùng rượu như sake, shochu. Rượu mơ Nhật Bản thành phần gồm quả mơ xanh, đường phèn và rượu trắng. Quả mơ được người Nhật sử dụng ở đây là một loại mơ xanh thuộc giống bungo lại tạo từ mơ ta với mơ châu âu nhưng hoàn toàn có thể thay thế nó bằng các loại mơ khác đều được.
Rượu mơ Yên Tử là rượu mơ của Việt Nam sử dụng rượu gạo truyền thống nên có nồng độ từ 20-30 độ. Rượu mơ thành phẩm thu được sẽ dịu nhẹ, dễ uống và rất thích hợp để nhâm nhi hay pha chế thành một ly cocktail thơm ngon.
Nguyên liệu ngâm rượu mơ tại nhà
- : 3kg (chọn quả to đều, vỏ bóng bẩy và không dập nát, mơ đã già quả vỏ chưa chuyển sang màu vàng hoặc hơi vàng, ăn có vị chua và không đắng, đắng là mơ còn non không nên ngâm rượu)
- : 3kg (mua được dạng viên đá to là tốt nhất để đường tan và ngấm từ trên xuống một cách từ từ. Công dụng của đường phèn ngọt thanh, khó tan, được tinh chế từ đường cát nên đã loại bỏ được các tạp chất nên đường sạch sẽ và có lợi cho sức khoẻ hơn, vậy chúng ta sử dụng đường phèn)
- : tỉ lệ 3kg mơ cho 3,5kg đường phèn (mơ chín có vị chua gắt hơn mơ xanh nên tỉ lệ đường nhiều hơn một chút)
- : 5,4l (hoặc cứ áng đổ ngập mơ nhưng cách miệng bình ngâm khoảng 15cm để khi đường và mơ tan,tiết ra chất vừa đủ không bị trào ra ngoài). Ở Việt Nam dùng rượu nếp cái hoa vàng hoặc rượu gạo loại ngon, thơm có nồng độ từ 35-40 độ. Nên ngâm nồng độ rượu cao một chút thì sau ngâm nồng độ giảm đi là vừa, đã là ngâm rượu khi uống phải có chút men, chứ nếu ngâm nồng độ thấp sau uống không khác gì uống nước mơ ngâm.
- : có thể dùng bình thuỷ tinh an toàn hoặc ngâm bằng chum vại rượu sẽ ngon và sánh đẹp hơn, rửa sạch sẽ để thật khô ráo.
Cách ngâm rượu mơ
Đầu tiên để có một mẻ rượu mơ ngon thì yếu tố chọn quả là vô cùng quan trọng. Quả mơ có vỏ căng mịn, không được trầy xước hay dập nát. Mơ nhặt quả dập, úa, sâu, hỏng... ngâm nước muối loãng 1 giờ cho ra bớt lông và bụi bẩn.Rửa nhẹ nhàng từng quả tránh dập nát. Vớt ra để ráo nước, dùng khăn khô lau sạch từng quả.
- Dùng cái tăm nhọn khều cuống mơ ra khỏi từng quả.
- Khều sâu chút để cuống mơ sạch bụi bẩn nhưng cố gắng đừng làm nát, mọi việc cứ từ từ và thật khéo léo, nhẹ nhàng.
- Bình đựng mơ rửa sạch, tráng nước sôi và lau khô.
- Xếp nhẹ nhàng từng quả mơ vào bình, cứ một lớp mơ, một lớp đường phèn cho đến hết. Trong quá trình xếp mơ cũng phải nhẹ nhàng không được ném mơ vào bình. Mọi thứ cứ làm cẩn thận nhẹ nhàng, tỉ mỉ học theo cách của người Nhật họ làm.
- Bọc túi bóng đen và băng dính chặt miệng bình, để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Bình thường ngâm rượu phải ngâm trong chum sành và hạ thổ để rượu được ổn định nhiệt sẽ phát huy tác dụng tốt, nhưng ngâm rượu mơ bằng bình thuỷ tinh phải bọc kín lại để chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời làm cho nhiệt độ ổn định hơn các chất trong rượu sẽ không bị phân huỷ nếu gặp nhiệt độ cao (rượu sẽ ngấu và ngon hơn. Rượu m 417; ngâm sau 6 tháng là sử dụng được, nếu để 1 năm rượu mơ còn ngon hơn nữa.
- Nếu dùng đường phèn nên mua loại cục, còn không có dùng đường phèn hạt nhỏ cũng được, bí hơn có thể dùng đường cát nhưng sẽ không thơm ngon bằng đường phèn.
- Nếu mua được đường phèn Quảng Ngãi là ngon nhất.
Hiện nay nhiều người không còn tự ngâm rượu mơ vì có thể dễ dàng mua là loại rượu được sản xuất hiện đại đảm bảo vệ sinh đạt chuẩn ISO 22000, đã ngâm ủ trên 1 năm nên rượu mơ Yên Tử rất thơm ngon và ổn định chất lượng.
NGÂM RƯỢU MƠ BỊ NỔI VÁNG THÌ NÊN LÀM GÌ ?
Nguyên nhân khiến rượu mơ bị nổi váng chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Lý do có thể do lọ ngâm không được vệ sinh sạch sẽ, còn nước đọng lại và quả mơ sau khi rửa không để cho ráo nước mà đã tiến hành ngâm khi còn ướt, quả mơ bị dập nát nhiễm bẩn. Ngoài ra tỉ lệ đường với mơ không đồng đều cũng khiến rượu mơ dễ bị hiện tượng nổi váng, đặc biệt là khi ngâm ít đường vì đường là chất kháng khuẩn tự nhiên. Trước khi tìm hi̓ 5;u , các bạn nên biết cách hạn chế để không bị lỗi này.
- Ngâm rửa quả mơ với muối loãng giúp làm sạch bụi bẩn.
- Ngâm số lượng đường phèn với mơ theo đúng tỉ lệ 1:1
- Vệ sinh và phơi khô bình đựng trước khi ngâm, tốt nhất là tráng nước sôi hoặc rượu trắng rồi úp khô tự nhiên, ko nên dùng khăn lau.
- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.
- Bọc kín không để bụi bẩn rơi vào trong quá trình ngâm rượu.
Mời các bạn tham khảo quy trình chế biến mơ quy mô lớn tại nhà máy sản xuất rượu mơ đạt chuẩn ISO 22000:2024
Khi đã lỡ bị nổi váng thì cách chữa như thế nào ?
Khi lọ ngâm bắt đầu nổi váng thì bạn hãy lập tức tách quả mơ ra khỏi rượu và để cho ráo nước. Tiếp đến dùng muôi vớt váng rồi cho rượu lên đun sôi từ 1-2 phút xong để nguội. Việc đun sôi có tác dụng vô khuẩn rượu. Dùng rượu trắng rửa sạch quả mơ đã vớt ra. Cuối cùng cho mơ và rượu vào lọ ngâm đã được vệ sinh sạch sẽ (tốt nhất là rửa sạch bằng rượu trắng).