Mách Bạn 5 Cách Làm Bánh Flan Thơm Ngon Tại Nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Các bước thực hiện
- Bắt nồi lên bếp, cho đường, nước vào và đun sôi. Sau đó, cho tiếp 2 thìa nước chanh. Đợi cho tới khi hỗn hợp cô đặc thành màu cánh gián.
- Cho lòng đỏ trứng và sữa đặc vào tô, đánh hỗn hợp lên cho mịn. Tuy nhiên, chỉ dùng thìa để khuấy, tuyệt đối không nên dùng lực mạnh vì sẽ làm nổi bọt lên bề mặt, khiến cho bánh không được mềm và đẹp mắt.
- Tiếp tục bắt nồi lên bếp, cho sữa tươi, nước đường, cà phê vào, đun sôi với lửa nhỏ. Dùng đũa hoặc thìa khuấy cho tới khi hỗn hợp đều, màu đẹp mắt.
- Đổ hỗn hợp nói trên qua rây, cho vào khuôn. Đặt lên bếp để hấp trong khoảng từ 25 đến 30 phút.
- Nên sử dụng sữa tươi không đường để có được hương vị tự nhiên và nguyên chất trong món bánh.
- Chọn sử dụng trứng gà ta thay cho gà công nghiệp để bánh không có mùi tanh khó chịu.
- Trước khi làm bánh, bạn nên rây hỗn hợp bột và trứng nhiều lần để đảm bảo bánh sau khi làm xong có độ mịn và không bị rỗ.
Thành phần nguyên liệu
- 6 quả trứng gà, trong đó 3 quả chỉ lấy lòng đỏ, 3 quả để nguyên
- 50 ml kem whipping
- 400 ml sữa tươi không chứa đường
- 4 viên phô mai tùy sở thích
- 110 g đường
- Caramel, bột cà phê
- Xửng hấp, khăn sạch, khuôn để làm bánh, rây và đồ dùng để đánh trứng
Cách thực hiện
- Làm màu caramel cho bánh bằng cách đun đường trên chảo nóng và đảo liên tục dưới lửa nhỏ. Đun đến khi đường chảy hết, đổi thành màu nâu là được.
- Dùng một ít bột cà phê đã chuẩn bị sẵn cho vào dung dịch caramel vừa mới làm, đảo nhanh tay rồi đổ vào khuôn bánh để làm lớp dưới.
- Cho lượng trứng gà (3 lòng trắng và 6 lòng đỏ) vào một tô lớn. Dùng dụng cụ đánh trứng khuấy đều đến khi tan hết. Lưu ý phải đánh trứng theo 1 chiều để hạn chế bọt nổi lên.
- Vừa dùng tay đánh trứng nhẹ nhàng, vừa cho đường vào và tiếp tục khuấy cho đến khi tan hết.
- Cho tất cả các nguyên liệu còn lại gồm sữa, phô mai, whipping cream vào nồi và đun dưới nhiệt độ từ 50 - 60 độ C. Dùng cây đánh trứng khuấy nhẹ nhàng đến khi hỗn hợp tan đều.
- Cho hỗn hợp trên vào tô trứng đã đánh, nhớ dùng rây để tránh có cặn trong bánh.
- Cho trứng vào khuôn đã có lớp caramel bên dưới, đặt vào trong lồng hấp khoảng 30 phút. Khi hấp nên để một tấm khăn lên trên để tránh nước rơi vào làm nhão bánh.
Hiện nay, rất nhiều người chọn bởi món bánh này có hương vị rất dễ ăn. Đặc biệt là nó có thể "chiều lòng" được nhiều đối tượng sử dụng. Để món ăn được ngon hơn và thích thú hơn khi thưởng thức thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Vị ngọt mát nhẹ nhàng của bánh sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn khi ăn, nhất là trong những ngày hè oi ả.
cũng khá giống với bánh flan phô mai, tuy nhiên có một số khác biệt về nguyên liệu cơ bản và cách làm.
Nguyên liệu chính
- 2 quả dừa xiêm lấy thịt
- Nước cốt dừa
- 25g bột rau câu dẻo
- 400ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà lấy cả lòng trắng và lòng đỏ
- Lá dứa vừa đủ
Các bước tiến hành
- Sau khi mua dừa về, khéo léo tách lấy thịt dừa còn nguyên vẹn và không còn phần nâu ở vỏ để tránh bị đắng. Chỉ cắt một lỗ nhỏ ở trên đỉnh để lấy nước ra.
- Xay nhuyễn lá dứa bằng máy xay sinh tố và vắt lấy nước và pha với 1/3 lượng nước dừa vừa lấy ra, bột rau câu rồi khuấy đều. Cuối cùng đem cho vào ngăn mát tủ lạnh để hỗn hợp đông lại.
- Khuấy sữa tươi, bột rau câu, đường, trứng gà tương tự như cách làm ở trên. Lưu ý để lửa thật nhỏ và chỉ khuấy đến khi có bọt lăn tăn nổi lên là tắt bếp ngay.
- Lấy thạch lá dứa đã đông lại cắt thành hình hạt lựu và cho vào dung dịch vừa khuấy. Không được cho đầy tràn vào trái dừa vì khi hấp sẽ bị tràn ra gây hỏng bánh.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp vào thịt dừa rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 90 phút là được. Để bánh ngon hơn, sau khi hấp nên lấy ra, để nguội và cho vào ngăn mát một thời gian trước khi ăn.
Nếu bạn muốn thực hiện đúng điệu thì cần chú ý đến tỉ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng trứng gà khi trộn hỗn hợp. Đây là yếu tố quyết định đến việc bánh có bị lỏng hay không và có đông được hay không. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chọn số lượng lòng trắng khi làm bánh chỉ bằng ½ số lượng lòng đỏ. Như vậy, món bánh bạn làm sẽ có độ sánh ngon và mịn hơn rất nhiều.
Với đơn giản, chắc chắn bạn và người thân sẽ có một loại bánh giải nhiệt hiệu quả trong những ngày hè nóng bứt.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh
- 10 quả trứng gà (Có thể lấy một nửa lòng đỏ tương tự như cách làm bánh phô mai hoặc lấy toàn bộ đều được)
- Sữa đặc có đường tùy lượng bạn thích
- 700 ml sữa tươi không đường
- 300 g lá hoặc bột trà xanh
- 200 g đường trắng
- Nước cốt của ½ trái chanh
Các bước thực hiện chính
- Chuẩn bị caramel tương tự như cách làm bánh flan phô mai. Sau đó cho vào khuôn để chờ hấp.
- Nếu sử dụng lá trà tươi thì cần rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra và vắt lấy nước cốt. Trường hợp dùng bột thì chỉ cần cho vào nước với lượng vừa phải và khuấy đều cho tan hết là được.
- Bỏ trứng vào tô và đánh cho đến khi bông lên, lọc qua rây để loại bỏ phần lòng trắng còn sót lại.
- Cho hỗn hợp gồm sữa tươi không đường và sữa đặc vào nồi, bắt lên bếp khuấy đến khi nào vừa sôi thì lấy ra.
- Bạn cho tất cả sữa nóng, trứng đã khuấy và bột trà xanh vào chung một tô, trộn đều đến khi có được một hỗn hợp màu xanh lá.
- Cho hỗn hợp này vào khuôn đã có sẵn caramel ở dưới và hấp trong thời gian khoảng 30 phút.
Trong nếu bạn muốn biết chính xác bánh đã chín chưa có thể dùng tăm để xiên qua bánh. Nếu tăm khô có nghĩa là bánh đã đủ độ chín và bạn có thể lấy ra để ăn.
Ngoài ra, bạn cũng lưu ý là không nên để bánh quá lâu sau khi làm. Vì nguyên liệu chính được sử dụng để làm bánh là từ trứng và sữa. Nếu bạn để quá lâu không chỉ hương vị của bánh sẽ bị mất đi mà bánh còn có thể bị hư, gây đau bụng khi ăn.
Nắm được , bạn sẽ có một món ăn hấp dẫn và đầy dinh dưỡng cho các bé ở nhà.
Chuẩn bị thành phần nguyên liệu
- 1 trái bí đỏ vừa ăn
- 2 quả trứng gà tách lấy lòng đỏ và 3 quả trứng nguyên
- 150ml sữa đặc
- 400ml sữa tươi không đường
- 1 muỗng cà phê vani
Cách thực hiện chính
- Sơ chế bí đỏ tương tự như bánh flan trái dừa, chỉ giữ lại phần thịt và đục một lỗ nhỏ ở đầu để cho hỗn hợp bánh flan vào bên trong. Nếu thích bạn có thể để hoặc không để phần vỏ đều được, tuy nhiên đối với các bé nhỏ tuổi thì nên gọt thật sạch sẽ tốt hơn.
- Hòa tan hỗn hợp gồm 400ml sữa tươi không đường, 150ml sữa đặc trên bếp đến khi có bọt nổi lăn tăn trên bề mặt.
- Cho phần trứng gà đã chuẩn bị trước đó vào tô, đánh đến khi nổi bông lên là được.
- Cho hỗn hợp sữa nóng và trong trứng, khuấy đều để tạo thành dung dịch bánh flan. Trong quá trình trộn cho 1 muỗng cà phê vani vào và lọc qua rây để loại bỏ phần cặn. Việc này sẽ giúp hỗn hợp bánh sau khi hấp xong được mịn và hấp dẫn hơn.
- Cho lượng hỗn hợp vừa trộn vào trái bí đỏ rồi đem đi hấp cách thủy. Thời gian hấp từ 45 - 50 phút là được.
- Lấy bánh ra khỏi nồi hấp, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là có thể thưởng thức.
Có một số điều bạn cần biết khi thực hiện như sau:
- Do hỗn hợp làm bánh flan khi nấu chín sẽ nở ra. Vì vậy, khi bạn rót hỗn hợp bánh vào quả bí thì nên chừa một khoảng nhỏ chứ không nên rót đến đầy mép.
- Nên chọn bí đỏ có cuống dài để làm bánh. Loại bí này sẽ giúp món bánh flan của bạn ngon đúng chuẩn hơn so với những quả bí có cuống ngắn.
Quan trọng hơn cả là bánh hấp chín đều, mềm, không bị chín ở ngoài, sống ở trong.
Khi ngửi, bạn sẽ nhận thấy hương thơm đặc trưng, hấp dẫn của sữa và trứng hòa quyện vào nhau. Đây trở thành 1 trong những đặc điểm tiêu biểu khiến bánh flan rất được yêu thích.
Nói đến hương vị, bánh flan phải có vị béo, ngọt, lẫn 1 chút đắng của cà phê. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ béo của bơ trong sữa bò, nhưng lại không mang đến cảm giác ngán.
Trước tiên, hãy lưu ý trong cách chọn nguyên vật liệu. Đối với trứng gà, chỉ sử dụng lòng đỏ. Nếu không tách lòng trắng và đỏ riêng ra, mà hoà lẫn vào hỗn hợp, sẽ khiến cho bánh flan khi làm ra bị gợn bợt, xuất hiện những lỗ tròn gây ra tình trạng mất thẩm mỹ.
Đối với kem tươi, sữa tươi hay cà phê, bạn cũng cần phải tham khảo và lựa chọn loại nguyên chất, chất lượng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới vị ngon của món ăn, mà còn tác động đến sức khoẻ của người thưởng thức.
Nếu như thông thường, khi nấu ăn, chúng ta sẽ dùng đũa đánh mạnh lên để làm tan lòng đỏ, thì ở cách làm bánh flan, chỉ dùng thìa hoặc đũa khuấy nhẹ cho hỗn hợp tan đều.
Nhiều bạn chia sẻ rằng, khi làm nước đường, rất thường xuyên gặp phải tình trạng bị cháy xém. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách vặn lửa nhỏ. Đun riu riu cho tới khi nước đường đặc quánh, sánh mịn lại.
Rất nhiều trường hợp làm ra bánh flan bị rỗ, không bằng phẳng, mặc dù đã rây hỗn hợp trứng sữa và nước kỹ lưỡng. Điều này có thể xuất phát bởi kỹ thuật đánh trứng của chúng ta.
Hơn nữa, khi hấp cách thuỷ, hơi nước dễ đọng lại trên nắp nồi hơn, rơi ngược xuống, từ đó khiến bánh mất đi độ bằng phẳng, ấn tượng.
Để khắc phục tình trạng này, cách thông dụng nhất đó là chú trọng hơn trong công đoạn rây hỗn hợp trứng sữa. Đổ nhẹ nhàng hỗn hợp qua lớp rây, lượt bớt bọt khí và trứng. Càng ít bọt khí bao nhiêu, thì bánh làm ra càng bằng phẳng, đẹp mắt bấy nhiêu.
Một mẹo vặt dành cho bạn nữa đó là hãy làm nóng khay hấp trước khi cho khuôn bánh vào.
Có thể đặt 1 chiếc khăn dưới khuôn bánh ngay trong nồi để hạn chế tình trạng nhiệt tiếp xúc quá mức làm rổ bánh.
Vì hấp bánh trực tiếp, cho nên bánh có thể bị tanh mùi trứng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cho nhiều caramen hơn. Rưới 1 lớp caramen pha lẫn cà phê lên trên bánh. Khi thưởng thức cùng, sẽ chỉ thấy hương vị béo ngậy trộn lẫn, cùng chút ngọt, đắng át hẳn đi mùi khó chịu.
Đừng quên rằng, kỹ thuật đánh trứng cũng có thể là một trong những nguyên nhân. Bạn nên dành nhiều thời gian để đánh trứng kỹ, khiến cho các nguyên liệu hoà hoàn toàn.
Sau khi hấp thuỷ, bánh đã chín nhưng lấy ra khỏi khuôn thì bị lỏng, không đông. Như vậy, sẽ ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và cả vị ngon của bánh. Nếu bánh không săn, bạn sẽ không thể cảm nhận trọn vẹn vị ngon, hấp dẫn.
Tình trạng này dễ xuất phát từ tỉ lệ trứng. Nếu như dùng lòng đỏ quá nhiều, mà nước hay kem tươi lại ít, sẽ khiến cho bánh khó đông. Chỉ cần điều chỉnh tỉ lệ cân đối, đồng đều hơn, thì bạn có thể khắc phục được.
Nếu như bạn nấu quá nhiều bánh flan và không thể ăn hết trong 1 lần, hãy chú trọng trong cách bảo quản để đảm bảo có thể dùng tiếp trong những lần tiếp theo. Tốt nhất, nên để bánh trong tủ lạnh, đậy kín lại hoặc bọc bằng màng thực phẩm.
Không nên để bánh ở điều kiện ngoài quá lâu. Chỉ sau khoảng 1 ngày, là bánh đã có thể bị chua, đổi màu, gây ra tình trạng ngộ độc, nguy hiểm cho người ăn.