Xem Nhiều 5/2024 # Tác Hại Của Quả Mơ & Hạt Mơ Mà Không Phải Ai Cũng Biết Đến # Top 0 Yêu Thích

Quả mơ tươi là loại quả được không chỉ chị em ưa thích làm ô mai mơ, nước mơ ngâm đường, mơ muối…mà cũng được cánh mày râu cực kỳ ưa thích để ngâm rượu là đồ ngâm rượu hoa quả yêu thích số 1 của anh em.

Quả mơ được biết đến với rất nhiều tác dụng tuyệt vời như giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa lại rất giàu Vitamin và bổ dưỡng. Tuy nhiên việc dùng mơ như thế nào và tác hại của quả mơ tươi hay hạt mơ như thế nào thì chắc chắn rất ít người biết đến.

Trong bài viết này với vốn kiến thức hạn hẹp của chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng thông tin về tác hại của quả mơ và hạt mơ

Tác dụng của quả mơ

Mơ được sử dụng làm gì

Quả mơ là loại quả rất được các bà nội trợ ưa thích vì được sử dụng làm rất nhiều món ưa thích. Chúng tôi xin điểm một số cách dùng mơ:

Ô mai mơ: Chắc hẳn rất nhiều người đã ăn ô mai mơ và yêu thích loại ô mai chua chua ngọt ngọt này. Ngoài ra ô mai mơ hay còn gọi là xí muội có hiệu quả trong chống các dạng ký sinh, cũng như có tác dụng chống loét và cải thiện hệ thống tiêu hóa và tim mạch.

Mơ ngâm đường: Nước mơ ngâm đường là thức uống giải khát tuyệt vời cho những ngày nóng nực giúp thanh nhiệt, giải độc và rất bổ dưỡng

Mơ ngâm rượu: Mơ ngâm đường 1-2 tuần nước mơ ngâm đường chắt ra làm thức uống giải nhiệt còn cái đổ rượu vào là đồ ngâm rượu hoa quả tuyệt vời dễ uống và thơm ngon cho các bố tiếp khách. Rượu mơ rất được cánh mày râu ưa thích. Ngoài ra các bố có thể ngâm rượu mơ xanh kiểu Umeshu – Ngâm rượu mơ kiểu Nhật cũng rất hấp dẫn và thơm ngon.

Mơ muối: Mơ muối cũng là thức uống giải nhiệt mùa hè được rất nhiều bà nội trợ ưa thích ngâm cho cả nhà

Vang mơ: bên Nhật hay Trung Quốc, Hàn Quốc sản xuất Rượu Vang từ quả mơ rất thơm ngon.

Nước chấm: Một loại nước chấm đậm đặc và ngọt của người Trung Quốc gọi là mai tương

Quả mơ được biết đến rất nhiều công dụng do thành phần dinh dưỡng cao và có hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh nên được dùng chủ yếu để hỗ trợ điều trị bệnh sau:

Giải khát thanh nhiệt, có lợi cho tiêu hóa: Quả mơ ưa dùng để ngâm đường để giải khát và thanh nhiệt mùa hè

Hỗ trợ điều trị ho, hen, suyễn, thở gấp: Dùng dạng siro hoặc mơ hun khói, ô mai mơ

Giúp nhuận tràng, hoạt huyết do trong dầu mơ cũng chứa hàm lượng các chất béo cáo, chưa bão hòa và hữu ích cho hoạt động thần kinh và tim mạch.

Giúp tăng cường sức khỏe và thể chất do trong quả mơ có nhiều vitamin C và vitamin A và nguyên tố vi lượng nên bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng

Giúp ngon miệng và có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, trị bệnh mật ngủ, giảm chứng lo âu.

Mơ cũng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho những người bị bệnh gan, tim như viêm gan, xơ gan vì trong hạt mơ có chứa B15 (đặc biệt là acid panagmic).

Trong hạt mơ có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất khoáng để tạo nên một nhóm chất tương hỗ, chất này giúp tăng hiệu lực của chất kia để chống thoái hóa tế bào và nâng cao sức miễn dịch.

Ngoài ra quả mơ còn được dùng làm đẹp da mặt. Dầu nền từ quả mơ có công dụng vận chuyển các tinh dầu vào sâu trong da, để da chúng ta có thể hấp thụ các loại tinh dầu khác tốt hơn. Đặt biệt, dầu hạt mơ còn được làm thuốc bôi trừ nẻ, nhuận tràng.

Tác hại của quả mơ mà không phải ai cũng biết

Không phải loại quả nào cũng toàn tác dụng. Quả mơ được đông y đánh giá rất lành tính, bổ dưỡng và chữa bệnh rất tốt tuy nhiên quả mơ cũng có tác hại nếu dùng không đúng cách.

Theo Đông y Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.

Tác hại của hạt mơ bạn nên biết

Hạt mơ được dùng hạn chế trong đông y vì có tính độc.

Hạt quả mơ hay hạt khô trong quả của cây mơ, còn được gọi là hạnh nhân, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, quang hạnh nhân.

Tác dụng của hạt mơ

Thành phần hóa học chủ yếu trong nhân hạt mơ chứa 35 – 40% chất dầu (dầu hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chất glucosid trong hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng…

Theo Y học cổ truyền thì nhân hạt mơ có vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng.

Trong nghiên cứu về dược lý của YHCT cũng cho thấy, Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.

Theo các y thư cổ thì sách Bản kinh có ghi: “Chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”. Sách Dược tính bản thảo: “Chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế, hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”. Sách Trân châu thang: “Trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”.

Tác hại của hạt mơ

Tuy nhiên, trong nhân hạt mơ lại chứa độc tính.

Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.

Triệu chứng nhiễm độc hạt mơ

Chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh; nghiêm trọng hơn: thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.

Người lớn ăn 40 – 60 nhân, trẻ em 10 – 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn.

Thuốc được nấu lên và cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô.

Trong dân gian thường dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.

Do đó mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3 – 10g, thuốc sắc nên cho sau.

Việc sử dụng hạt mơ chữa bệnh nên cân nhắc và được các thầy thuốc đông y cân nhắc sử dụng. Nếu bạn không có chuyên môn tốt nhất không nên sử dụng.