Đề Xuất 5/2024 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Các Giá Thể Trồng Lan Đơn Giản Tại Nhà # Top 2 Yêu Thích

1. Giá thể dớn

Một trong những giá thể trồng lan phổ biến là Dớn. Đây là giá thể phù hợp với rất nhiều cây phong lan và hiện nay nhiều người tin dùng nhất. Dớn là sợi của loại cây dương xỉ hoặc rêu được phơi khô hoặc ép, mụn để làm giá thể cho lan. Chúng có khả năng hút ẩm tốt, không nên lấy dớn bị vụn nát làm giá thể vì có thể gây bí, không thoát nước khi trồng hoa lan.

Xử lý giá thể dớn cho lan

Ngâm chúng với nước vôi trong khoảng thời gian 2 ngày (ít nhất là 2 tiếng trở lên). Mục đích của việc này là để trung hòa axit, diệt bỏ cỏ dại, côn trùng (rết, kiến, sâu, cuốn chiếu) và các loại nấm khuẩn gây hại.

Hỗn hợp mà bạn có thể sử dụng là ngâm dớn với Physan 20, khoảng 2ml thuốc với 1 lít nước trong vòng 24h. Ngoài ra còn hỗn hợp Benkona (2ml với 1 lít nước) cũng ngâm trong 24 tiếng.

Sau khi ngâm xong, tráng lại thật sạch với nước để rửa trôi hết các loại hỗn hợp trên.

Giá thể vừa xong có thể dùng với lan ghép hoặc cho vào chậu, làm tã đắp lên giò lan.

2. Giá thể từ xơ dừa

Xơ dừa là giá thể trồng lan có giá thành phù hợp. Đây là nguyên liệu cần thiết trong thành phần giá thể nuôi lan. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ mọc rêu, dễ mục nát, gây bí, phần mặt trên dễ khô và nhẹ nên khiến cây bị đổ trong trường hợp gặp mưa gió. Chế độ tưới nước khi dùng xơ dừa nên ở mức độ vừa phải để tránh gây úng nước, thối rễ cho Lan. Chỉ nên dùng với những loại Lan cần ráo nước, có thể dùng để lót đáy chậu hay rổ treo.Chú ý: các loại xơ dừa vốn chứa nhiều muối bên trong, xử lý bằng việc ngâm nước sạch vài ngày rồi xả rửa hết thì mới bắt đầu trồng (không nên dùng xơ dừa làm giá thể cho giống lan Laelia)

Cách làm giá thể trồng lan bằng xơ dừa

Hướng dẫn cách làm giá thể trồng lan từ xơ dừa: Mua dừa trái về, tách ra và dùng búa đập nát. Sau đó đem phơi khô chúng rồi ngâm trong nước sạch vài ngày (5 ngày thay 10 lần nước) để loại bỏ hết muối.

Ngâm với nước vôi trong cũng rất tốt, xơ dừa được dùng làm tã hoặc giá thể ươm cây với độ bền từ 2-3 năm.

3. Giá thể từ than củi

Cách xử lý

Cách làm giá thể trồng lan bằng than củi tương đối đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần ngâm chúng với nước sạch cho đến khi lan chìm xuống. Xong rồi vớt ra cho ráo, phơi khô là có thể dùng để trồng lan được luôn.

4. Cách làm giá thể trồng lan từ gỗ và lũa

Giá thể trồng lan từ gỗ và lũa dùng để trồng các loại lan thân thông, chúng dễ tìm kiếm tuy nhiên khả năng giữ nước kém, bộ rễ thoáng. Khoan lỗ, đóng đũa để ghép lan cho dễ, các loại gỗ phù hợp là vú sữa, nhãn, vải, dẻ, bằng lăng, cẩm, dầu.. Một số loại gỗ có độ bền tệ, sau 1-2 năm là nát nhuyễn như gỗ cà phê, mít, bơ, xoài,.. thì bạn không nên dùng làm giá thể trồng lan.

Cách làm giá thể trồng lan từ Gỗ và lũa

Cách làm giá thể trồng lan từ gỗ và lũa như sau: Dùng bàn chải, miếng cọ để chà sạch đất cát, rêu bám lên gỗ. Loại gỗ lũa không làm bạn yên tâm rằng lan bám lên được thì bạn nên khò lửa cháy xém lớp bên ngoài rồi dùng vòi nước với áp suất cao phun thật kỹ.

Ngâm nước cho cục lũa ngậm no nước, trong suốt quá trình ngâm thay nước từ 7-10 lần để rửa trôi hết muối hoặc chất đắng. Ngâm từ 7-15 ngày, với lũa quá to thì xả nhiều nước để ngâm cho chúng có thể hút no nước được.

Ngâm hoặc rửa trong nước vôi ít nhất 30′ (dùng Physan hay Benkona cũng được)

Sau khi ngâm xong thì rửa sạch với nước rồi phơi ráo một vài tiếng cho khô.

Làm móc thật to bằng dây thép hoặc đồng cho chắc để tránh bị bửa. Nếu cục lũa to quá mức thì đổ bê tông vào cho chắc chắn rồi cố định lan vào lũa.

Treo chúng lên giàn hoặc lên khay.

5. Rêu

Rêu nằm trong số những giá thể trồng lan tốt hàng đầu. Khuyên dùng loại rêu nhập cảng từ Newzealand hoặc Brasil màu vàng rơm để trồng lan vì khả năng trừ nấm mốc tốt. Không nên dùng loại rêu Canada màu nâu đen hoặc nâu xanh vì chúng chứa nhiều chất làm cho cây hoa lan của bạn yếu đi

Cách làm thế thể trồng lan từ rêu

Cách làm giá thể trồng lan từ Rêu: Đầu tiên rửa sạch để loại bỏ tạp chất.

Ngâm trong nước lã, vì chúng có muối nên phải thay nước thường xuyên sau đó phơi khô ráo là có thể sử dụng được luôn.

Khi trồng thì không nên nén quá chặt thì giá thể mới chứa được nhiều nước.

Thích hợp để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng lại quá đắt tiền và dễ hư mục.

6. Cách làm giá thể trồng lan từ vỏ thông

Xử lý

Cách làm giá thể trồng lan: Ngâm nước từ 5-10 ngày cho chúng ngậm no nước.

Ngâm với nước vôi trong (Physan 20, Benkona) trong vòng 30′ trở lên, rửa lại bằng nước sạch rồi phơi ráo là sử dụng được.

Vỏ thông cũng chứa nhiều muối khoáng, do đó hàng tháng bạn phải xối nhiều nước để rửa sạch giá thể cho chúng trôi bớt muối đi.

Giỏ lan khi bị thừa muối thì lá thường có màu vàng và khô cháy.

7. Đất nung, đá sỏi, đá núi lửa

Các giá thể trồng lan hot nhất: viên đất nung, đá núi lửa, đá sỏi, được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C. Ưu điểm là độ sạch khuẩn cao, bề mặt có khe hở và cấu trúc xốp, nhẹ. Dễ ngấm nước, không bị mục và rất tốt để lót đáy chậu. Nhược điểm là giữ chất muối nên cứ 2 tháng là phải xả nước cho sạch.

Phương pháp xử lý giá thể trồng lan này

Cách làm giá thể đất nung, đá sỏi: thông thường khi mua về không cần phải xử lý quá nhiều mà có thể sử dụng được ngay, sau mỗi đợt trồng thì bạn chỉ cần rửa lại bằng nước vôi là có thể trồng được bình thường.

Dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí, thích hợp với các loại lan có rễ nhỏ.

Chính vì những đặc tính nổi trội như vậy mà làm cho viên đất nung- đá sỏi- đá núi lửa được giới chơi hoa lan ưa chuộng và chọn dùng nhiều.