Xem Nhiều 5/2024 # 5 Cách Làm Mứt Gừng Khô, Dẻo Trắng Đẹp Dạng Miếng, Sợi Ngon Ngày Tết # Top 0 Yêu Thích

Cách làm mứt gừng không chỉ là công thức món ngon phổ biến ngày Tết của người Việt. Món mứt gừng dẻo, khô cay thanh thanh còn đem đến tác dụng trị ho, viêm họng, và thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả. Ngày Tết là thời điểm chúng ta sử dụng nhiều món ăn khô, nóng, hương vị đa dạng. Thế nên, tình trạng ăn uống khó tiêu hóa mùa Tết rất phổ biến. Để khắc phục tình trạng này, hãy…

1. Hướng dẫn làm mứt gừng khô dạng lát đơn giản nhất

1.1. Nguyên liệu

Mẹo chọn củ gừng làm mứt ngon: Nên chọn củ gừng không quá già, cũng không quá non để khi sên mứt không bị nát, hoặc cứng.

1.2. Hướng dẫn cách làm mứt gừng lát khô cay nồng

1.2.1. Sơ chế gừng và chần nước sôi

Với gừng, bạn gọt vỏ thật sạch, xả nước.

Sau đó, cắt gừng thành từng lát mỏng vừa phải đều nhau. Để riêng phần gừng ra rổ.

Bắc nồi nước sôi, cho toàn bộ gừng lát vào chần lửa nhỏ khoảng 45 phút. Cách làm mứt gừng này sẽ giúp giảm bớt vị hăng, cay sau khi sên thành mứt.

1.2.2. Cách sên mứt gừng khô thái lát cay nồng

Vớt gừng rải lên mâm, hoặc khay lớn và xếp sao cho rời nhau. Cách làm mứt gừng này phơi thành phẩm đến khi khô hoàn toàn là có thể cho vào hũ đậy kín nắp để dành dùng dần ngày Tết được rồi đấy.

2. Cách làm mứt gừng mật ong trị ho của người Pháp

2.1. Nguyên liệu

2.2. Các bước làm mứt gừng với mật ong kiểu Pháp

Bạn sên mứt gừng mật ong khoảng 30 phút, đảo đều đến khi nước sệt lại, mứt chuyển màu vàng sẫm, hơi mờ là hoàn tất.

Tắt bếp, đợi mứt nguội thì cho vào hũ thủy tinh bảo quản.

Cách làm mứt gừng mật ong này có thể thưởng thức như một mứt ăn vặt ngày Tết, hoặc rưới kèm chút siro rất ngon. So với công thức mứt gừng truyền thống của người Việt, món mứt gừng mật ong này không dùng đường nên không có màu trắng kết tinh. Nhưng đảm bảo món ngon này sẽ đem đến sức khỏe tốt, cùng nguồn năng lượng dồi dào cho bạn vui vẻ suốt mùa xuân ấm áp bên gia đình.

3. Cách làm mứt gừng vị thơm dẻo ngon

3.1. Nguyên liệu

Món mứt gừng kết hợp với thơm có vị chua, ngọt hài hòa rất lạ miệng. Bên cạnh đó là vị cay cay ấm nồng đặc trưng của gừng, thưởng thức cùng ngụm trà nóng mỗi sáng đảm bảo rất tốt cho sức khỏe. Thành phần nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

300 gram gừng (sơ chế tương tự các công thức ở trên)

1 trái thơm loại ngon

120 gram đường trắng

1 muỗng canh mè trắng

100 gram đậu phộng rang, giã đôi

3.2. Hướng dẫn làm mứt gừng với thơm

3.2.1. Sơ chế gừng và thơm

3.2.2. Cách làm mứt gừng dẻo vị thơm độc đáo

Cách làm mứt gừng vị thơm này sên đến khi nước cần cạn sệt lại thì cho đậu phộng đã rang và giã đôi vào. Bạn tiếp tục đảo mứt nhanh tay đến khi hỗn hợp trở nên sánh và dẻo lại, có cảm giác nặng tay thì tắt bếp được rồi.

4. Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ

4.1. Nguyên liệu

Khác với dạng miếng, thái lát thông thường, bạn có thể vị gừng ngọt dịu, không quá cay và đầy mới lạ cho cả gia đình thưởng thức. Các thành phần nguyên liệu gồm có:

Gừng tươi: 250 gram

Đu đủ xanh hoặc hơi ương: 300 gram

Đường trắng: 400 gram

Thơm: 1/4 trái (bỏ vỏ, xắt thành miếng nhỏ)

Nước cốt chanh: 2 trái

Đậu phộng rang giã đôi: 20 gram

Phèn chua: 1 thìa cà phê (Pha sẵn với nước lọc theo tỷ lệ 5 gram phèn thì cần 2 lít nước)

Muối biển: 20 gram

Vani: 1 thìa cà phê

4.2. Hướng dẫn làm mứt gừng dẻo với đu đủ xanh

4.2.1. Sơ chế đu đủ và gừng với muối

Với gừng, bạn sơ chế tương tự các công thức trên, nhưng thái thành sợi mỏng dài chứ không cắt lát hay miếng nữa. Tiếp đến, bạn cho 1/2 muối biển (hoặc thay bằng muối ăn) vào tô gừng, bóp đều cho tiết ra nước cay. Khoảng 5 phút sau, xả gừng lại với nước sạch nhiều lần, để rổ ráo nước. Cách làm mứt gừng sẽ bớt vị cay nồng nhờ mẹo sơ chế hữu ích này đấy.

Với đu đủ xanh, bạn gọt vỏ, xả nước cho sạch mủ và cũng thái thành sợi dài, mỏng. Sau đó, bạn thực hiện công đoạn bóp đu đủ với muối để khử nhựa đắng tương tự như với gừng, rồi để riêng.

4.2.2. Cách làm mứt gừng dẻo vị đu đủ

Gừng và đu đủ ráo nước thì trộn chung vào một cái tô/ thau lớn.

Cho đường và nước cốt chanh vào tô, xóc thật đều cho ngấm gia vị.

Cho hỗn hợp đu đủ, gừng ra ngoài nắng phơi khoảng 15 phút rồi lấy vào. Đây là bí quyết cách làm mứt gừng ngấm gia vị nhanh và ngon hơn.

Bắc chảo, cho toàn bộ hỗn hợp gừng, đu đủ vào chảo, đảo đều. Khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa lại, cho thơm vào khuấy chung.

Sên mứt đến khi nước đường sệt lại, sợi mứt lên màu trong và thanh hơn thì tắt bếp được rồi.

5. Cách làm mứt gừng vị vani, mật ong độc đáo kiểu mới

5.1. Nguyên liệu

Ở phương Tây cũng có món mứt gừng được chế biến dạng viên trong như những viên kẹo sẫm màu ngọt dịu đầy hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt hơn, thức kẹo ngon này mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Để thực hiện món mứt gừng vị vani dừa béo ngậy với mật ong kiểu mới này () đổi vị cho gia đình ngày Tết, bạn chuẩn bị:

Gừng tươi: 700 gram (sơ chế sẵn, cắt hình hạt lựu dạng viên)

Mật ong nguyên chất: 400 gram

Nước lọc: 1 lít

Vani: vài giọt

Cơm dừa xay nhuyễn sẵn: 2 – 3 thìa cà phê

5.2. Hướng dẫn làm mứt gừng thái lát vị mật ong và vani kiểu mới

5.2.1. Sên mứt gừng với mật ong, vani

Gừng sau khi sơ chế thì cho vào nồi, đổ hết nước lọc đã chuẩn bị vào, đun sôi cho mềm. Nước sôi, hạ lửa nhỏ, luộc gừng khoảng 30 – 40 phút.

5.2.2. Cách làm mứt gừng mật ong tẩm dừa

Rải cơm dừa xay nhuyễn lên mâm sạch, cho mứt gừng lên, lăn cho dính đều dừa.

Tiếp tục phơi mứt gừng lăn dừa qua đêm lần nữa cho khô hoàn toàn.

Cuối cùng, có thể lấy mứt gừng thưởng thức hoặc cho vào hũ bảo quản được rồi.

6. Bí quyết làm mứt gừng trắng đẹp, thơm ngon

Cách làm mứt gừng trắng đẹp và giữ được màu sắc, hương vị đúng chuẩn phụ thuộc rất nhiều ở khâu sơ chế gừng. So với các cách làm mứt Tết khác, mứt gừng gồm các công đoạn chế biến đơn giản và nhanh hơn. Bởi, gừng vốn có độ cứng sẵn có, nên không cần ngâm nước vôi trong để tăng cường độ săn chắc khi sên thành mứt. Thông thường, với , hay các nguyên liệu mềm, nhanh chín khác thì bạn mới cần công đoạn sơ chế cầu kì này. Nếu muốn làm mứt gừng có độ trắng đẹp như ý, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bí quyết sau đây.

6.1. Luộc gừng với chanh

Gừng sau khi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát, bạn chần sơ với nước đun sôi lần thứ nhất trong 2 – 3 phút.

Sau đó, vớt gừng ra.

Bắc nồi, hoặc chảo nước khác, cho nước cốt chanh vào, đun sôi. Tiếp đến, cho gừng vào chần lần 2 với nước chanh trong khoảng 2 – 3 phút thì vớt ra.

Cách làm mứt gừng luộc với chanh thế này vừa giúp loại bỏ bớt mùi hăng, vị cay nồng đặc trưng của gừng, vừa tạo độ trắng đẹp rất hấp dẫn.

6.2. Ngâm gừng với phèn chua và nước vo gạo

7. Nên mua mứt gừng ở đâu đảm bảo an toàn cho sức khỏe ngày Tết?

Theo thống kê từ các nguồn thông tin uy tín, bạn có thể mua sản phẩm mứt gừng ở các khu vực miền Trung, miền Bắc để sử dụng. Bởi, cách làm mứt gừng ở miền ngoài có hương vị cay nồng rất đặc trưng, được sử dụng không chỉ trong dịp Tết, mà còn được thưởng thức cùng tách trà nóng mỗi sáng mùa đông, rét giá lạnh. Một số thương hiệu, nhà cung cấp mứt gừng bạn có thể tham khảo như:

8. Cách phân biệt mứt gừng Việt Nam và mứt gừng Trung Quốc

Cách làm mứt gừng Việt Nam khác với mứt gừng Trung Quốc dễ nhận thấy nhất ở phần nguyên liệu gừng. Khi mua mứt gừng bên ngoài, bạn cần lưu ý phân biệt rõ ràng để chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt cho sức khỏe, tránh hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhất là khi thời điểm Tết đang cận kề, nhà nhà đều lo sắm sửa bếp núc ngày Tết, cũng là lúc các sản phẩm kém chất lượng “hoành hành”. Để phân biệt mứt gừng trong nước với sản phẩm Trung Quốc, bạn dựa vào các đặc điểm sau đây.

Mứt gừng Việt Nam: Có vị cay nồng, ăn vào cảm thấy ấm bụng, ngọt lịm. Đặc biệt, cách làm mứt gừng đúng quy trình sẽ có hương thơm đặc trưng, có màu vàng hơi sẫm, có thể còn xơ. Gừng Việt Nam rất nhỏ, nên các lát mứt gừng cũng rất nhỏ.

Mứt gừng Trung Quốc/ hàng kém chất lượng: Có màu vàng trắng không tự nhiên, ít cay, không thơm. Khi ăn vào, cảm thấy mứt gừng hơi bột, lát to, ăn nhanh ngán.

Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp