Thịnh Hành 5/2024 # Hướng Dẫn Cách Làm Đồ Chơi Cho Trẻ Mầm Non Từ Những Bìa Cứng, Giấy Màu # Top 9 Yêu Thích

Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm chiếc cốc đựng bút từ giấy màu. Ống đựng bút hình nhân vật là món đồ chơi mầm non tự làm phổ biến Chuẩn bị:

Một chiếc cốc cũ bỏ đi bằng nhựa hoặc giấy

Giấy màu, keo dán

Bút dạ, bút màu và kéo.

Cách làm:

Bé cắt và dán giấy màu bao quanh chiếc cốc, hoặc tô màu lên cốc nếu cốc làm bằng giấy

Dùng bút màu và bút dạ vẽ những hình trang trí mà bé thích lên giấy màu, sau đó cắt ra và dán lên chiếc cốc.

Sau khi hoàn thành, bé có thể dùng chiếc cốc để đựng bút tô màu, bút viết hoặc những món đồ chơi nhỏ.

Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm đồ chơi con vịt từ chiếc đĩa giấy. Làm đồ chơi cho trẻ mầm non đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự khéo kéo, kiên nhẫn Chuẩn bị:

Một chiếc đĩa giấy

Giấy màu vàng, giấy màu da cam, hồ dán

Kéo, băng dính hai mặt, hồ dán.

Cách làm:

Gập đôi chiếc đĩa rồi miết theo đường gấp.

Vẽ bàn tay của bé trên tờ giấy màu vàng và cắt rời hình bàn tay ra dán chập hai hình bàn tay vào phần sau của chiếc đĩa làm đuôi của chú vịt.

Cắt một hình tròn nhỏ màu vàng làm đầu vịt.

Vẽ hình mỏ vịt trên tờ giấy màu da cam rồi cắt và dán lên đầu vịt làm mỏ vịt.

Dùng bút dạ vẽ mắt cho vịt.

Vẽ trang trí phần cánh của con vịt.

Cắt giấy màu da cam thành hình chân vịt và dán vào bên dưới chiếc đĩa.

Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm đồ chơi con vật ngộ nghĩnh từ bìa cứng. Cách làm đồ chơi đơn giản này có thể sáng tạo ra nhiều hình thù khác nhau Chuẩn bị:

Những hình vẽ các con vật, nhân vật… trong tranh, báo, tạp chí…

Kéo, bìa cứng, hồ dán

Cách làm:

Cắt rời những mô hình nhân vật có chân như các con vật, người… bé yêu thích trong sách, truyện, báo…

Dán lên tấm bìa hoặc giấy dày và cắt theo hình vẽ nhân vật.

Đục 2 lỗ tròn nhỏ bên dưới của hình sao cho trẻ có thể đút vừa ngón tay qua lỗ này.

Chuẩn bị:

Một tờ giấy hình tròn đường kính khoảng 10cm, nên chọn loại giấy mềm như giấy màu hoặc giấy lót.

Một chiếc kẹp quần áo.

Hai sợi dây đồng, mỗi sợi dài khoảng 5 cm.

Cách làm

Bé có thể vẽ thỏa thích lên các tờ giấy màu chẳng hạn như những đốm tròn nhỏ nhiều màu sắc, hoa văn, họa tiết trang trí… sau đó gập tờ giấy thành nhiều lớp gấp song song.

Giữ phần giữa tờ giấy lại để tạo thành như hình chiếc nơ và dùng cặp quần áo kẹp vào để tạo thành thân của con bướm.

Buộc hai sợi dây đồng vào đầu của chiếc cặp quần áo và uốn cong tự nhiên để tạo thành râu của con bướm.

Nếu không đủ kẹp bé có thể dùng mảnh bìa cứng cắt thành hình thân của chú bướm và dán vào giữa thay cho chiếc kẹp quần áo.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non, làm đồ chơi con gấu từ túi giấy cũ Chiếc túi giấy cũ có thể biến thành món đồ chơi tự làm hữu ích cho bé Chuẩn bị:

Túi giấy ( Loại túi có quai xách và có thể gấp đáy gập vào)

Giấy màu nâu

Kéo, hồ dán, bút dạ.

Cách làm:

Mở rộng miệng túi và úp chiếc túi xuống.

Gấp đáy túi lại sang một bên để tạo thành mặt của gấu

Cắt giấy màu làm 2 tai, 2 tay và dán lên đầu và đằng trước của con gấu.

Dùng bút dạ tô màu vẽ mắt, mũi và ngón tay của gấu.

Với cách làm này, bé còn có thể sáng tạo ra nhiều cách gấp và trang trí khác nhau để có thể tạo ra những món đồ chơi con vật khác như con thỏ, con lợn, con chuột…

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non, làm mặt nạ thỏ từ chiếc đĩa nhựa Chiếc mặt nạ con thỏ tự làm đảm bảo an toàn vệ sinh mà lại được các bé yêu thích Chuẩn bị:

Một chiếc đĩa ( bằng nhựa mỏng hoặc bằng giấy)

Giấy màu, băng dính hai mặt

Một sợi dây chun co giãn dài khoảng 20 cm

Cách làm:

Vẽ hai hình tai thỏ như trong hình lên giấy màu và cắt ra.

Dán 2 tai thỏ lên trên chiếc đĩa để tạo thành hình đầu thỏ ( có thể dán 2 tai thỏ lên bìa cứng rồi dính băng dính vào đầu thỏ để tai thỏ có thể đứng vững)

Đục 2 lỗ trên mặt thỏ để làm mắt thỏ

Đục 2 lỗ nhỏ đối xứng 2 bên trên khuôn mặt thỏ ngang bằng phần mắt, luôn sợi dây chun vào và buộc cố định 2 đầu để làm dây đeo.

Dùng bút dạ vẽ râu, mũi, miệng cho thỏ và trang trí cho mặt nạ.

Cách làm này cũng có thể áp dụng tương tự để tạo ra mặt nạ cho các con vật khác như gấu, hổ, ngựa, lợn…

Hai đoạn dây đồng nhỏ dài khoảng 5 cm hoặc 1 mảnh bìa cứng nhỏ

Bút dạ các màu

Băng dính hai mặt.

Cách làm:

Úp những chiếc cốc xuống và dùng băng dính hai mặt nối các vỏ cốc với nhau tạo thành một hàng dài tạo thành con sâu.

Dùng mảnh dây đồng uốn cong hoặc cắt một mảnh bìa cứng vẽ hình chiếc râu của con sâu sau đó gắn lên trên đầu của chiếc cốc đầu tiên.

Dùng bút dạ vẽ trang trí lên trên thân, mắt, miệng của con sâu và hoàn thành.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm đồ chơi khinh khí cầu từ vỏ hộp cũ Mô hình đồ chơi khinh khí cầu làm từ những nguyên liệu dễ kiếm ngay trong nhà Chuẩn bị:

Một vỏ hộp đựng thạch bỏ đi

Một mảnh vải mềm có kích thước 20×20 cm

Bốn sợi dây nhỏ có chiều dài khoảng 15-20 cm

Giấy màu, hồ dán..

Cách làm:

Đục bốn lỗ nhỏ ở trên miệng cốc đựng thạch

Buộc bốn sợi dây vào bốn góc của miếng vải và buộc đầu sợi dây còn lại của bốn sợi dây vào bốn lỗ nhỏ vừa đục trên cốc đựng thạch.

Sau đó, dùng giấy màu trang trí chiếc cốc sao cho đẹp mắt.

Bé đã hoàn thành chiếc khinh khí cầu bằng cốc đựng thạch và có thể chơi bằng cách tung khinh khí cầu lên cao và thả cho chiếc khinh khí cầu rơi xuống.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm búp bê cho bé từ vỏ hộp sữa cũ Chuẩn bị:

Một vỏ chai sữa tươi dạng tròn bằng nhựa như hình

Một quả bóng bàn nhỏ màu vàng

Một túm len có màu tùy thích làm màu tóc cho búp bê

Mút xốp, giấy màu, băng dính hai mặt, bút dạ màu đen và màu đỏ.

Cách làm:

Dùng vỏ chai sữa làm thân của búp bê.

Đặt quả bóng bàn lên trên miệng của vỏ chai sữa và dùng băng dính hai mặt gắn chặt quả bóng vào làm đầu của búp bê.

Buộc một đầu túm len lại và đặt lên trên quả bóng bàn làm tóc cho búp bê, nút buộc có thể dấu ở trong bằng cách buộc nơ buộc tóc hoặc để xõa tự nhiên.

Cắt miếng xốp thành một vòng tròn nhỏ làm chóp mũ, cắt một mảnh giấy màu bao quanh chóp mũ làm thành vành mũ và dán quanh chóp mũ để tạo thành chiếc mũ hoàn chỉnh.

Dùng bút dạ vẽ mắt, mũi, môi miệng cho búp bê tùy theo ý thích của bé.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm đồ chơi tàu hỏa cho bé từ vỏ hộp Mô hình tàu hỏa đáng yêu được làm theo cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non đơn giản Chuẩn bị:

Năm vỏ hộp sữa chua bỏ đi rửa sạch và lau khô

Các miếng mút hoặc xốp nhỏ

Giấy màu, băng dính hai mặt

Cách làm:

Để các vỏ hộp sữa chua nằm cạnh nhau, úp một hộp đầu tiên xuống làm đầu tàu.

Dùng các đoạn mút xốp nối giữa các hộp sữa chua và gắn lần lượt các miếng mút xốp giữa các toa tàu.

Dùng giấy màu hoặc bút dạ trang trí cửa trên toa tàu, bánh xe… trên các hộp sữa chua tạo thành đoàn tàu dài tùy thích.

Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non làm đồ chơi con voi cho bé từ vỏ hộp Mô hình đồ chơi chú voi con dễ làm giúp các bé thỏa thích vui chơi Chuẩn bị:

Một chiếc cốc nhựa cũ, một nắp nhựa nhỏ hình tròn

Một quả bóng bàn nhỏ

Giấy màu, băng dính hai mặt, hồ dán, kéo.

Cách làm:

Úp chiếc cốc xuống tạo thành thân của con voi, sau đó dùng băng dính hai mặt để dính quả bóng nhựa nhỏ lên trên chiếc cốc để làm đầu của con voi.

Cắt giấy màu thành hình vòi, tai và mắt của voi rồi dán lên trên quả bóng.

Dùng băng dính hai mặt gắn cốc lên trên nắp nhựa hình tròn rồi cắt giấy màu thành hình chân voi và dán lên trên nắp nhựa.

Lưu ý: Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non này cũng có thể áp dụng tương tự để tạo ra các con vật khác như gấu, chó, mèo… tùy theo sự sáng tạo của bé để có thể thay đổi cách cắt dán thành những hình tai, mắt, mặt con vật khác nhau.

Đồ chơi mầm non làm từ phế liệu luôn là người bạn không thể thiếu trong tuổi thơ của chúng ta. Những người bạn đồ chơi trẻ em mầm non càng phong phú thì đem lại cho các bé niềm thích thú, say mê sẽ giúp cho trẻ sự phát triển tối đa cả về trí não và tinh thần. Đối với trẻ mầm non, những món đồ chơi thuở nhỏ còn ảnh hưởng đến sự rèn luyện về tính cách cho trẻ.

Bên cạnh những món đồ chơi mầm non thông minh có sẵn dành cho trẻ mầm non, bố mẹ hoặc giáo viên có thể hướng dẫn trẻ tự làm các món đồ chơi mầm non từ những nguyên liệu có thể tái sử dụng như: giấy màu, vải vụn, lõi giấy, bìa cứng, vỏ hộp… Những món đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non tự làm vừa an toàn cho trẻ khi sử dụng với những nguyên liệu được lựa chọn đảm bảo sạch và vệ sinh, vừa dễ kiếm, dễ làm, phù hợp với khả năng của trẻ mà còn giúp bé rèn luyện sự khéo léo, kiên trì. Qua những giây phút làm đồ chơi cho trẻ mầm non của bố mẹ, cô giáo cùng các con, bé cũng sẽ cảm nhận được sự gắn kết với bố mẹ, thầy cô nhiều hơn và biết quan tâm, yêu thương mọi người xung quanh.

Để hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi mầm non , bố mẹ và giáo viên nên chú ý giúp trẻ thực hiện một số thao tác khó mà trẻ chưa thể tự thực hiện. Đồng thời, bên cạnh những mẫu đồ chơi mầm non tự làm, bố mẹ và cô giáo có thể dạy cho trẻ thêm nhiều kiến thức về những mô hình đồ chơi mà trẻ vừa tạo ra để trẻ có thêm sự hào hứng với những món đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non.