Xu Hướng 5/2024 # Uber Có Đang Hoạt Động Hợp Pháp Tại Việt Nam? # Top 5 Yêu Thích

GRAB VẪN HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG

Uber hiện tại chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam, thậm chí có thể coi là rất quen thuộc. Từ khi uber xuất hiện tại Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh và sức ép lớn đối với các hãng taxi truyền thống. Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận, các cuộc họp, hội thảo ở các cấp để bàn về tính pháp lý và hợp pháp của uber tại Việt Nam và hiện tại thì số lượng người dùng và đi uber vẫn tăng lên nhanh chóng.

Bạn có thể cũng là một khách hàng đi uber thường xuyên, hàng ngày và có thể bạn cũng nghĩ rằng uber chính là một hãng taxi hoặc một hình thức kinh doanh tương tự với taxi. Nhưng thực ra không phải như vậy. Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một số quan điểm của tôi về tính pháp lý của Uber tại Việt Nam.

Uber theo cách hiểu của tôi đó là một phần mềm ứng dụng kết nối giữa tài xế có xe nhàn rồi và hành khách có nhu cầu đi xe.

Cách thức hoạt động của Uber đối với người đi xe đó là trước tiên bạn tải phần mềm ứng dụng Uber về điện thoại (smart phone) của bạn, làm theo hướng dẫn của ứng dụng để lựa chọn điểm đón, điểm đến, loại xe và giá cước. Cuối cùng và nhấn vào yêu cầu, tài xế sẽ đến đón bạn. Bạn có thể biết được các thông tin cơ bản của tài xế, loại xe và theo dõi được tài xế đang ở đâu và cách bạn bao xa để chủ động sắp xếp thời gian đón tài xế.

Như tôi đã nói ở phần đầu bài viết này, Uber chỉ là một phần mềm ứng dụng, mà đã là phần mềm ứng dụng thì không có gì để so sánh với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải là taxi được.

Bạn có thể tìm thấy thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về Công ty TNHH Uber Việt Nam – doanh nghiệp đang kinh doanh phần mềm Uber (sau đây gọi là Uber Việt Nam), theo đó danh sách ngành nghề kinh doanh của Uber Việt Nam như sau:

(Bạn có thể ấn vào hình để xem ảnh lớn hơn)

Vậy thì Uber sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật và cơ chế pháp lý nào? Việc Uber hoạt động ở Việt Nam đã hợp pháp chưa? Liệu có phải Uber vẫn chỉ đang hoạt động tạm thời mà chưa có văn bản nào điều chỉnh hay không?

Quan điểm của tôi cho rằng, không phải Việt Nam không có quy định điều chỉnh hoạt động của Uber, càng không phải Việt Nam đang để cho Uber hoạt động tự do, hoạt động “chui” mà không có quy định như một số ý kiến muốn tạm dừng hoạt động của Uber đưa ra. Ngược lại, pháp luật Việt Nam đã có tương đối đầy đủ quy định để điều chỉnh hoạt động của Uber từ trước khi Uber hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đó là các quy định sau:

1. Hoạt động môi giới thương mại

Môi giới thương mại là một hoạt động trung gian thương mại, theo định nghĩa tại Điều 150 Luật thương mại 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) thì Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Theo quy định trên thì Uber sẽ là thương nhân làm trung gian môi giới cho bên cung ứng dịch vụ là tài xế có xe nhàn rỗi để cung ứng dịch vụ vận chuyển cho hành khách có nhu cầu đi xe và Uber được hưởng thù lao môi giới

Theo thông tin tôi được biết tại thời điểm viết bài này là Uber sẽ hưởng 20%, tài xế 80%, hành khách chỉ mất cước đi xe mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào.

Bạn cũng có thể thấy được quy định trên hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động của Uber. Tuy nhiên hình thức môi giới, đàm phán, giao kết hợp đồng dịch vụ giữa tài xế và hành khách của Uber không thực hiện theo cách thông thường, mà thông qua một phần mềm ứng dụng được cài đặt ở cả điện thoại của tài xế và khách hàng. Chính vì như vậy, Uber sẽ phải chịu sự điều chỉnh của một quy định pháp luật nữa, đó là:

2. Hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Hoạt động thương mại điện tử được quy định và định nghĩa tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của chính phủ về thương mại điện tử (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013) như sau:

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Tuy nhiên Nghị định 52/2013 chỉ mới quy định cụ thể cho các trang web thương mại điện tử mà chưa quy định cho các ứng dụng trên thiết bị di động như Uber hay Grab. Chính vì vậy để theo kịp với sự phát triển công nghê, ngày 31/12/2024, Bộ công thương đã ban hành T hông tư số 59/2024/TT-BCT Quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (có hiệu lực từ ngày 31/3/2024), trong đó tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 3 Thông tư 59/2024 quy định:

Khoản 3: Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến

Khoản 4: Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó

Quy định này rất phù hợp với hoạt động của Uber, ứng dụng Uber có thể coi là một ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp môi trường để tài xế và hành khách (không phải chủ sở hữu ứng dụng) có thể kết nối với nhau để tiến hành một phần quy trình cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Bạn thấy đấy, Uber hoạt động ở Việt Nam cũng cần phải tuân thủ khá nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam, chứ không phải hoạt động chui, tạm thời và chưa có văn bản điều chỉnh như một số ý kiến phản đối hoạt động của Uber.

3. Uber nộp thuế như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng: 3% trên doanh thu được hưởng

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 2% trên doanh thu được hưởng

Cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo tỷ lệ:

Thuế giá trị gia tăng: 3% trên doanh thu được hưởng

Thế thu nhập cá nhân: 1,5% trên doanh thu được hưởng

Công ty Uber B.V Hà Lan sẽ ủy quyền cho Công ty TNHH Uber Việt Nam để kê khai, nộp các loại thuế trên và nộp thay cho Cá nhân kinh doanh vận tải

Tổ chức kinh doanh vận tải nộp thuế theo quy định đối với phần doanh thu được hưởng theo Hợp đồng (không bao gồm phần doanh thu của của Công ty Uber B.V Hà Lan)

Đó là quy định và mức thu hợp lý dựa trên các quy định về thuế đã có sẵn ở Việt Nam, Bộ tài chính cũng không cần phải nghĩ ra hay ban hành quy định về thuế mới hoặc riêng biệt để áp dụng cho Uber.

Về phía công ty Uber, họ cũng rất đồng tình để nộp các khoản thuế này. Như vậy vấn đề thuế của Uber đã được giải quyết ổn thỏa và nhà nước cũng không bị thất thu thuế.

4. Tài xế và loại xe nào được sử dụng phần mềm Uber?

Đây chính là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất, đặc biệt là từ phía các hãng taxi truyền thống, bởi lẽ họ cho rằng một số tài xế đang sử dụng Uber không đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô nhưng vẫn được thực hiện hoạt động này.

Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (có hiệu lực từ 01/12/2014), theo đó thì việc kinh doanh vận tải bằng ô tô phải đáp ứng một số điều kiện như: phải đăng ký kinh doanh, số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải, chất lượng xe, thiết bị giám sát hành trình, tiêu chuẩn của lái xe..v..v..

Tất cả các hãng taxi truyền thống đều phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Nghị định 86 nêu trên và họ cho rằng Uber cũng cần phải có tất cả các điều kiện đó thì mới được hoạt động. Tuy nhiên như đã phân tích trong bài viết này thì Uber không phải là đơn vị trực tiếp kinh doanh dịch vụ vận tải. Vì vậy việc bắt buộc Uber phải đáp ứng tất cả các điều kiện quy định đối với việc kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô là không có cơ sở pháp lý.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thắc mắc của các hãng taxi truyền thống đối với Uber có một điểm đáng lưu ý, đó là tiêu chuẩn của tài xế và chất lượng xe. Vấn đề này phải thừa nhận là Việt Nam chưa có một quy định hoàn thiện để điều chỉnh, bởi lẽ nếu như theo quy định thì các hãng taxi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tiêu chuẩn của tài xe và chất lượng xe taxi, thì Uber không hoàn toàn phải có trách nhiệm như vậy, Uber chỉ là bên môi giới thương mại và theo quy định tại Khoản 3, Điều 151 Luật thương mại 2005 về Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại thì Uber sẽ phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

Quy định trên có nghĩa là Uber sẽ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của tài xế và hành khách nhưng chưa có quy định là Uber sẽ chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào trong trường hợp này. Nếu như áp đặt y nguyên các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hiện hành để yêu cầu Uber phải chịu trách nhiệm với các tài xế thì hoàn toàn không hợp lý, đặc biệt với các tài xế là cá nhân không đăng ký kinh doanh và việc “chạy Uber” chỉ là làm thêm khi xe nhàn rỗi hoặc thậm chí những người đã có bằng lái nhưng không có xe cũng sẽ được tạo điều kiện sử dụng Uber. Đối với những trường hợp này thì quan hệ giữa tài xế và hành khách gần với một giao dịch dân sự hơn. Theo quan điểm của tôi thì riêng vấn đề này cần hoàn thiện quy định theo hướng kết hợp giao dịch dân sự với việc đảm bảo các điều kiện chung và cơ bản của tài xế và chất lượng xe là hợp lý.

Giấy phép lái xe

Lý lịch tư pháp

Đăng kiểm xe

Phù hiệu xe hợp đồng

Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự có chức năng kinh doanh

Một số giấy tờ khác mà bạn có thể tham khảo tại Đây

Để đáp ứng quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vân tải, Uber cũng yêu cầu tất cả các phương tiện tham gia vận tải hành khách sử dụng ứng dụng UBER đều cần tham gia một HỢP TÁC XÃ hoặc DOANH NGHIỆP VẬN TẢI. Tài xế cần cập nhật đầy đủ Phù hiệu Xe Hợp đồng của HTX/Doanh nghiệp Vận tải để có thể bắt đầu lái xe với Uber. Uber cũng có chính sách hỗ trợ những tài xế chưa đủ điều kiện có thể được tham gia vào các hợp tác xã vận tải.

Đối với tiêu chuẩn xe ô tô, Uber cũng yêu cầu xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ có năm sản xuất từ 2006 trở lên.

Xe ô tô chạy Uber cũng buộc phải mua Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự có chức năng kinh doanh để đảm bảo an toàn cho hành khách.

Như vậy Uber cũng đã căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật để đưa ra những điều kiện đảm bảo tư cách pháp lý của tài xế, chất lượng xe và đảm bảo an toàn cho hành khách. Đó là một nỗ lực đáng ghi nhận khi hoạt động của Uber vẫn còn những ý kiến trái chiều và chưa có những quy định hoàn thiện hơn để điều chỉnh.

Việc Uber có đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hay không có lẽ sẽ nhận được sự quan tâm hơn cả từ phía những tài xế đang có ý định chạy Uber với mong muốn đó sẽ là một công việc ổn định và lâu dài. Vậy thì hy vọng qua bài viết này thì những tài xế vẫn còn băn khoăn về tính hợp pháp của Uber sẽ yên tâm hơn phần nào vè có thể tự tin quyết định đăng ký chạy Uber.

Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.