Xem Nhiều 4/2024 # Cách Tạo Website Đẹp Dễ Dàng # Top 0 Yêu Thích

Bạn muốn tạo một website để kinh doanh online, kiếm tiền online, viết blog chia sẻ kiến thức, hay để tăng uy tín cho shop kinh doanh/doanh nghiệp của bạn?

Bạn sẽ học được cách để làm một trang web hoàn chỉnh, đẹp và chuyên nghiệp ở bài viết này (gần như tất tần tật)

Có website rồi, bạn sẽ được định hướng về cách để người ta tìm thấy website của bạn, để mua hàng trên đó, để đăng ký dịch vụ, … (nó chính là SEO).

Nền tảng thiết kế website mình giới thiệu cho bạn ở đây là WordPress (đây là nền tảng hầu hết những người tự làm website sử dụng).

3 Cách Tạo Website Phổ Biến

Hiện tại bạn có nhiều cách để làm một trang web để bán hàng online, viết blog, hay cho công ty. Mỗi cách phù hợp với từng người và từng mục đích cụ thể.

Phổ biến nhất là 3 cách bên dưới. Có tốn phí, nhưng đẹp, chuyên nghiệp và “xài được”.

Ngoài ra thì còn một số cách tạo được website miễn phí. Nhưng mình không khuyến khích. Đã làm thì làm cho tới!

Làm website bán hàng trên Haravan

Haravan là nền tảng bán hàng đa kênh OmniChanel. Bạn có thể làm trang web bán hàng cực kỳ đơn giản trên nền tảng này.

Với Haravan thì bạn chỉ nên làm website bán hàng, để tận dụng cách kênh Marketing trên đó.

Còn nếu web của bạn không phải là web bán hàng, thì không nên. Vì chi phí nó khá cao.

Đây là lựa chọn hợp lý nếu cửa hàng của bạn đã có được một mức doanh thu, lợi nhuận tương đối, và bạn đang muốn phát triển thêm về marketing.

Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu, làm một website bán hàng wordpress sẽ hợp lý hơn về chi phí cho bạn.

Thiết kế website WordPress

WordPress là nền tảng mã nguồn mở để xây dựng và thiết kế website. Đây là nền tảng được nhiều người sử dụng để tự thiết kế website nhất.

Cá nhân mình cũng đang có vài website bán hàng và cả blog cá nhân trên nền tảng này.

Bạn có thể lập website bán hàng online, blog cá nhân, web công ty trên nền tảng này mà không cần biết gì về lập trình.

30% website trên thế giới đang dùng wordpress. 70% còn lại được phân chia cho rất nhiều các nền tảng khác như Wix, Shopify, …

Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho:

Shop bán hàng online nhỏ

Web công ty

Blog cá nhân

Các anh em làm website để kiếm tiền online, tiếp thị liên kết, …

Đây chính là cách mà mình sẽ hướng dẫn trong bài viết này. Chi tiết từ A-Z, giúp bạn tự tạo được một website cho riêng mình một cách dễ dàng nhất.

Tự lập trình website

WordPress & Woocommerce

WordPress là gì?

WordPress là nền tảng mã nguồn mở phục vụ cho việc thiết kế website.

Bạn cứ hình dung đơn giản: nó như một cái phần mềm, bạn bấm “cài đặt” là xong!

Ví dụ, để tạo website này (blog của mình), mình đăng nhập vào tài khoản Hosting (chút nữa mình giải thích nó là gì) của mình, và làm động tác như bên dưới.

Thí dụ, bạn muốn có một giao diện website đẹp, bạn cài đặt một theme (giao diện) phù hợp và bạn thấy thích là ok.

Thí dụ một theme wordpress – Giao diện website bán hàng rất đẹp & chuyên nghiệp

Hay bạn muốn thêm nút gửi tin nhắn trên Fanpage vào website của mình để khách hàng có thể liên hệ bạn trên Facebook, bạn chỉ cần cài đặt một Plugin (nó như cái App) có tên Live Chat Messenger là xong.

Nói chung là dễ dàng và nhanh chóng.

Nó như đồ chơi Lego vậy, bạn có sẵn các mảnh ghép, công việc của bạn là ghép chúng theo ý tưởng của bạn thôi.

Woocommerce là gì?

WooCommerce là một plugin (ứng dụng) giúp bạn thiết lập cửa hàng của mình trên website bán hàng nền tảng wordpress.

Có nhiều nền tảng khác giống với WooCommerce. Nhưng WooCommerce được dùng nhiều nhất và bạn được hỗ trợ từ cộng đồng nhiều nhất.

Đây là plugin giúp bạn tạo trang sản phẩm, có nút “thêm vào giỏ hàng”, có trang “giỏ hàng”, có trang nhập thông tin thanh toán, …

Như khi bạn mua hàng trên các trang thương mại điện tử vậy.

Nếu bạn làm website công ty, hoặc tạo blog cá nhân, thì bạn chỉ cần bỏ qua phần WooCommerce này là được.

Vì sao bạn nên tạo một trang Web bán hàng?

Uy tín – Thương hiệu

Lập trang web bán hàng làm cho shop trông có vẻ lớn

Lập một website bán hàng sẽ khiến shop bán hàng online của bạn trong có vẻ lớn hơn. Nếu là công ty thì trông có vẻ làm ăn chuyên nghiệp.

Bạn vào hai Fanpage, đang cân nhắc mua hàng từ một trong hai. Một Fanpage có trang website bán hàng cực chuyên nghiệp. Một còn lại thì không có.

Bạn chọn bên nào? Tất nhiên là thí dụ các yếu tố khác tương tự nhau hết.

Nhận diện thương hiệu

Với một website bán hàng, bạn có thể thiết kế để logo, màu sắc, thông điệp trên website của mình đồng nhất.

Nó sẽ giúp khách hàng dễ nhớ về bạn hơn.

Thí dụ bạn tạo một Shop gọi là Bella Pink Fashion.

Fanpage của bạn có tên này. Trang web của bạn cũng mang tên này.

Giao diện website của bạn toàn màu hồng. Và sản phẩm của bạn cũng toàn đồ màu hồng.

Và đây là thứ bạn bán. Những cô gái bánh bèo yêu màu hồng sẽ tìm đến bạn!

Khách hàng sẽ nhớ đến bạn với một số đặc điểm chính: Bella – một cô gái đẹp, Pink – shop này bán đồ màu hồng, và đây là một shop bánh bèo.

Khách hàng khi nghĩ về sản phẩm như thế, họ sẽ nhớ và tìm đến bạn.

Đây chính là xây dựng thương hiệu.

Và khi bạn kinh doanh trong thị trường ngách, việc xây dựng thương hiệu riêng dễ dàng hơn rất nhiều! Pink, bánh bèo chính là thị trường ngách của shop mình mới tưởng tượng ra ở trên.

Bán hàng tự động

Bạn từng mua hàng online trên các trang thương mại điện tử thì bạn biết rồi.

Bạn tìm thấy sản phẩm trên Google, bạn vào xem, ưng ý, bấm thêm vào giỏ hàng, nhập thông tin và đặt hàng.

Không cần chat qua chat lại tư vấn này kia tốn thời gian và nhân lực.

Làm thế nào để người ta tìm thấy sản phẩm của mình trên Google (SEO)

Làm thế nào để trình bày sản phẩm, mà khách hàng không cần hỏi gì thêm nữa. Họ xem xong là mua luôn.

Nhưng dù thế nào đi nữa, có được một website bán hàng là bước đầu tiên bạn cần có trước khi nghĩ tới các bước tiếp theo.

Đa dạng kênh bán hàng – Tránh rủi ro

Nó khóa Fanpage của bạn bất kỳ lúc nào.

Và khóa cả tài khoản Facebook cá nhân của bạn bất cứ lúc nào.

Tất cả điều không cho bạn một lý do. Bạn cũng chẳng làm sai gì cả.

“Mình thích thì mình khóa thôi” – Facebook said 🙂

Trong khi đó:

Và cũng tốn bao nhiêu công sức xây dựng nên cái Fanpage.

Bạn tốn công đi kết bạn với biết bao nhiêu khách hàng tiềm năng trên Facebook cá nhân để bán hàng.

Cho nên, đa dạng hóa kênh bán hàng là một hướng đi khôn ngoan! Và lập trang web bán hàng là một trong các cách để đa dạng kênh.

Nhất là nếu hiện tại bạn chỉ đang bán hàng trên Facebook.

Hành vi mua hàng của người Việt sắp thay đổi lớn

Ship COD sắp hết thời

Một nguyên nhân lớn và chính yếu của việc nhiều người đang bán hàng trên Facebook, đó là ship COD.

Ship COD – thanh toán khi nhận hàng chỉ có ở Việt Nam mới diễn ra.

Hầu hết các nước trên thế giới, việc mua hàng diễn ra trên website và thanh toán bằng thẻ Visa hoặc các loại ví điện tử khác.

Và xu hướng này là tất yếu.

Một khi Ship COD không còn, việc bán hàng trên Facebook cá nhân và Fanpage mà không có website gần như là không thể.

Khách hàng cần một nền tảng để thanh toán, và website cung cấp cho khách hàng điều đó.

Chính phủ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt giúp cho việc lưu thông tiền tệ trở nên minh bạch và dễ kiểm soát hơn cho Chính phủ.

Nó giúp các cơ quan Nhà nước kiểm soát được dòng tiền tốt hơn.

Giám sát được tham nhũng tốt hơn.

Chống rửa tiền.

Chống tội phạm kinh tế.

Giám sát được và hạn chế việc trốn thuế của người kinh doanh.

Hướng tới nền Tài chính toàn diện hơn giúp phát triển tốt hơn nền Kinh tế.

Hành vi mua sắm online thay đổi

Kế hoạch của Chính phủ là khoảng 2-3 năm tới, thanh toán không tiền mặt phải được phổ cập.

Điều này kéo theo hành vi mua sắm online có sự thay đổi lớn.

Khách hàng sẽ dần quen thuộc với việc thanh toán bằng ví điện tử trên website bán hàng của các shop.

Bạn không bắt kịp xu thế, bạn bị tụt lại phía sau!

Sở hữu Data khách hàng

Điều này chính xác!

Tất cả những người có kinh nghiệm trong mảng kinh doanh online đều hiểu điều này!

“The Money Is In The List!” – Tiền nằm trong danh sách khách hàng mà bạn có!

10 Marketer thực thụ thì 11 người nói câu này!

Kiếm một khách hàng tiềm năng mới thì không dễ. Nhưng bán thêm cái gì đó cho khách cũ thì nó cực dễ!

Nó là lý do tiền nằm trong danh sách khách hàng của bạn.

Data khách hàng, một khi bạn có nó, và bạn biết cách, bạn sẽ kiếm được tiền từ Data đó!

Và lập trang web bán hàng cách cách bạn thu thập data khách hàng tốt nhất!

Đúng chứ?

Nhưng thực ra, đó không phải là loại chiến dịch Facebook thiết kế ra để bán hàng.

Chiến dịch dùng để bán hàng, nó là chiến dịch có mục tiêu chuyển đổi (Conversion).

Và bạn chỉ chạy được chiến dịch chuyển đổi này khi bạn đã lập một website bán hàng!

Và, chạy chiến dịch chuyển đổi này, khả năng có được đơn hàng cao hơn là chạy tương tác hoặc tin nhắn!

Vì sao nên tự làm website bán hàng?

Chi phí khi việc thuê thiết kế website

Chi phí cho việc thuê một bên dịch vụ thiết kế website cho bạn không hề rẻ.

Nếu là website bán hàng, chi phí này dao động từ 15tr cho tới vài chục triệu tùy mức độ chức năng nhiều hay ít của website.

Nếu là website công ty, bất động sản, … đơn giản hơn thì chi phí cũng trên dưới 10tr mỗi website.

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với mức phí như vậy!

Tự làm một website cho riêng mình, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc đi thuê.

Đặc biệt là khi bạn vẫn chưa bán hàng quá thành công, bạn luôn muốn tiết kiệm chi phí.

Làm chủ được website của mình

Trong quá trình bán hàng trên web, bạn sẽ muốn thay đổi cái này cái kia. Nếu thuê bên ngoài, bạn phải liên hệ với họ, nhờ họ thay đổi.

Bị tính phí tiếp hay không thì mình không bàn, nhưng ít nhất, bạn tốn công liên hệ, tốn thời gian đợi, mà đôi khi lại không được như ý bạn muốn.

Bạn muốn thêm thắt cái này cái kia cho một chiến dịch marketing bán hàng mới, bạn lại không chủ động được các thay đổi trên website.

Ức chế! Làm lỡ công việc của bạn!

Ok! Giờ bạn có thể bắt đầu được rồi. Ready? 🙂

Cách Tạo Website WordPress – 8 Bước Đơn Giản

Bước 1: Mua A2 Hosting và tên miền Namecheap

Mua Hosting: Nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trên website của bạn.

Tên miền (Domain): Địa chỉ để người dùng truy cập được dữ liệu trên website của bạn (estore-edu.com chính là một tên miền)

Trỏ tên miền về Hosting: Để hệ thống Internet hiểu là, với tên miền này, nó cần lấy dữ liệu ở đâu, trên Hosting nào.

A2 Hosting là nhà cung cấp Shared Hosting tốt nhất hiện tại.

Namecheap là nhà cung cấp tên miền rẻ, tốt và nhiều người sử dụng nhất hiện tại.

Nên mình đề xuất bạn sử dụng và cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cách mua, cài đặt A-Z trong bài viết này.

Nhưng trước hết, bạn sẽ cần một thẻ Visa thanh toán quốc tế.

Giờ thì bạn có thể bắt đầu mua Hosting & tên miền được rồi. Bạn xem hướng dẫn chi tiết ở link: Mua Hosting wordpress và tên miền.

Sau khi mua được Hosting và tên miền, bạn cần trỏ tên miền về Hosting.

Bước 2: Cài đặt WordPress trên A2 Hosting

Trong bước 1, mình hướng dẫn bạn mua gói “WordPress Hosting” của A2 Hosting. Đây là gói hỗ trợ tốt cho nền tảng WordPress.

Khi mua gói này, gói WordPress bạn sẽ cài đặt là WordPress A2-Optimized.

Sau khi hoàn tất bước này, bạn đã có thể truy cập được website của mình trên trình duyệt Internet rồi.

Nhưng cảnh báo: nó không có gì và rất xấu. Cho nên bạn cần làm tiếp bước 3 bên dưới: Cài đặt Theme cho website

Bước 3: Cài đặt Theme WordPress

Theme miễn phí và tính phí

Để có một website bán hàng đẹp, bạn cần cài đặt một theme wordpress (giao diện).

Mỗi theme nó lại cho bạn một kiểu trình bày website khác nhau.

Theme nó có theme miễn phí và tính phí. Thông thường một theme, sẽ có gói miễn phí với các tính năng ở mức tương đối.

Nếu bạn muốn đẹp và nhiều chức năng hơn, bạn phải trả phí để kích hoạt hết các chức năng của nó.

Nhưng thông thường, phần miễn phí đã đủ cho website của bạn khá lung linh rồi.

Theme hỗ trợ Woocommerce

Có những theme được thiết kế để hỗ trợ cho website bán hàng, nghĩa là nó tương thích với các ứng dụng tạo cửa hàng như WooCommerce.

Có những theme khác thì không hỗ trợ tốt để tạo cửa hàng, mà được thiết kế ra cho blog cá nhân.

Nên bạn cần tìm và cài đặt những theme có hỗ trợ WooCommerce nếu bạn làm web bán hàng.

Còn nếu website bạn không phải bán hàng, theme nào cũng được, bạn thích là được.

Hướng dẫn cài đặt theme

Bước 4: Cài đặt 6 Plugin cần thiết

Sau khi đã tạo website bán hàng, bạn cần một số plugin tối thiểu ban đầu.

Plugin chính là các ứng dụng, giúp tăng thêm các chức năng cần thiết cho website của bạn.

Trước khi cài đặt các Plugin bên dưới, bạn xem ở

Classic Edittor

WordPress đã thay đổi trình soạn thảo văn bản của nó và tương đối khó sử dụng.

Classic Edittor chính là plugin giúp bạn quay lại trình soạn thảo cũ để soạn thảo nội dung bài viết, sản phẩm dễ dàng và tự nhiên hơn.

Contact Form 7

Lúc trước Plugin này gần như website nào cũng có. Nhưng sau này, có một số cách liên hệ mới, như chat qua Messenger của Facebook.

Mình nghĩ là bạn cứ cài đặt plugin này đi. Có vẫn ok hơn.

Chi tiết cách tạo Form liên hệ:

FB Messenger Live Chat

Đây là Plugin giúp khách hàng nhắn tin với Fanpage của bạn ngay từ Website.

Tạo tính tương tác cao và khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua hang từ shop online của bạn. Nó trông như bên dưới

Chi tiết bạn xem ở hướng dẫn

AddToAny Share Buttons

Đây là Plugin giúp bạn thêm các nút chia sẻ lên mạng xã hội vào các bài viết / sản phẩm của bạn trên website.

Tất nhiên là bạn cần chức năng này, để nếu bạn có bài viết hay, người xem chia sẻ, bạn sẽ có thêm lượt truy cập cho website của mình.

Và một khi bạn có được nhiều lượt chia sẻ, nó cũng được hiển thị trên bài viết / sản phẩm của bạn.

Người khác nhìn vào và nghĩ, “Ừm, nhiều người quan tâm nhỉ?!” – Nó chính là Social Proof (bằng chứng)

Link chi tiết cách cài đặt:

WP Like Button

Nếu Plugin ngay bên trên giúp bạn thêm nút Share, thì Plugin WP Like Button này giúp bạn thêm nút Like cho bài viết hoặc trang sản phẩm của mình.

Và nó cũng là Social Proof.

Google Analytics

Theo dõi dữ liệu người truy cập website là công việc quan trọng.

Nó giúp bạn theo dõi được

Hôm nay / hôm qua / tuần này / tháng trước / … có bao nhiêu vào website của bạn.

Tỉ lệ người thoát ra ngay sau khi vào là bao nhiêu.

Người vào website của bạn đến từ kênh nào? Họ đến từ Youtube, Facebook, Google, … ?

Dựa trên dữ liệu này, bạn sẽ có những điều chỉnh cần thiết ở mỗi bài viết để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Hướng dẫn chi tiết:

Yoast SEO – Plugin tối ưu SEO On-page

Đây là Plugin bắt buộc cho mọi website, từ blog cá nhân đến website bán hàng.

Plugin này sẽ hỗ trợ bạn tối ưu từ khóa và nội dung bài viết.

Và có cơ hội cao hơn để các bài viết, trang sản phẩm của bạn được hiển thị tròng kết quả tìm kiếm của Google.

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 5: Tạo cửa hàng online

WooCommerce là plugin quan trọng nhất của một website bán hàng wordpress. Nó giúp bạn tạo được các trang sản phẩm, trang giỏ hàng, trang nhập thông tin thanh toán, …

Bước 6: Tạo trang sản phẩm

Sau khi cài đặt plugin WooCommerce và cấu hình các bước ban đầu cho nó, giờ bạn đã có thể đăng những sản phẩm đầu tiên lên website bán hàng của mình.

Bước 7: Tổ chức lại website

Giờ là lúc bạn thấy chỗ này chỗ kia chưa có vừa con mắt.

Tạo Menu cho website wordpress

Khi tạo website bán hàng wordpress, đây là thành phần không thể thiếu.

Thêm Sidebar

Sidebar là cột bên trái hoặc phải trên giao diện website. Có theme hỗ trợ cho bạn tạo được cả 2 sidebar trái phải cùng lúc.

Thêm Footer

Footer các thành phần dưới chân trang. Thường bạn sẽ để các thành phần ít quan trọng ở dưới đó. Như chính sách bán hàng, đổi trả, giới thiệu, …

Bước 8: Thiết kế trang chủ

Trang chủ website là thành phần khá quan trọng.

Thứ nhất, nó khiến website của bạn trông đẹp và chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.

Thứ hai, bạn sẽ muốn người vào website sẽ dễ dàng truy cập được các thành phần bạn muốn họ truy cập nhất.

Qua 8 bước ở trên, bạn đã có thể tự tạo website bán hàng bằng wordpress cho riêng mình.

Giờ là lúc bạn sẽ muốn tìm hiểu tiếp cách để dẫn người dùng vào website, chiến lược bán hàng trên website.

Ok! Vậy là tạm ổn

Hy vọng bạn tiến hành tạo website bán hàng wordpress không gặp trục trặc gì 🙂