Đề Xuất 5/2024 # Cách Lấy Sữa Ong Chúa? Sữa Ong Chúa Lấy Từ Đâu? # Top 3 Yêu Thích

Sữa ong chúa được lấy từ đâu?

Sữa ong chúa là loại thực phẩm vừa có nhiều công dụng. Những tác dụng phổ biến là bồi bổ, nâng cao sức khỏe, an thần và giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Đặc biệt, đây được coi như một thần dược, giúp chị em làm đẹp, trị mụn, trắng da, giảm các vết sạm da và thâm nám. Đồng thời, sữa ong chúa rất hiệu quả trong việc giảm các dấu hiệu lão hóa da như nhăn nheo, chảy xệ, tàn nhang, đồi mồi…

Vậy vì sao sữa ong chúa có hiệu quả tốt như vậy mà ít người biết đến và không phổ biến bằng mật ong như vậy?

Nguyên nhân là bởi sữa ong chúa là thức ăn chỉ dành cho ong chúa và các ấu trùng ong non trong 3 ngày tuổi. Ngoài thời gian này ra, chỉ những ấu trùng ong được lựa chọn trở thành ong chúa mới được ăn tiếp sữa ong, còn lại sẽ chuyển sang ăn mật hoa và phát triển thành ong thợ.

Do nhu cầu không cao nên sản lượng sữa ong chúa tự nhiên rất ít. Sản lượng sữa ong chúa nuôi cũng không quá nhiều. Do đó, nó cực kỳ đắt và quý giá.

Cấu trúc xã hội loài ong

Trong bài hát “Chị ong nâu và em bé” có câu hát:

” Bé ngoan của chị ơi, hôm nay trời nắng tươi Chị bay đi tìm nhụy, làm mật ong nuôi đời. “

Người ta chỉ biết đến ong đi tìm nhụy làm mật ong nuôi đời, chứ ít ai biết đến loại ong nào tạo ra mật.

Loài ong cũng chia làm 2 giới tính là: con cái và con đực.

Ong cái

Ong chúa

Con cái bao gồm ong chúa và ong thợ. Ong chúa con cái đầu đàn, là con cái duy nhất có khả năng đẻ trứng. Chúng được phục vụ và chăm sóc cẩn thẩn bởi các con ong thợ. Thức ăn duy nhất của chúng là sữa ong chúa, một loại thực phẩm giàu protein và chất dinh dưỡng.

Ong thợ

Ong thợ là những con ong cái không có khả năng sinh sản. Chúng làm hầu hết tất cả những công việc trong tổ ong. Từ dọn dẹp, chăm sóc con chúa, ấu trùng non, tìm mật hoa, phấn hoa, bảo quản mật, bảo vệ tổ, chống lại kẻ thù…

Ong thợ là những quả trứng ong chúa được thụ tinh. Trong giai đoạn ấu trùng, chúng được nuôi dưỡng bởi sữa ong chúa trong 3 ngày đầu. Chỉ những ấu trùng được lựa chọn làm ong chúa mới được tiếp tục ăn sữa ong. Các con còn lại đều ăn mật ong và phấn hoa.

21 ngày sau khi đẻ, ấu trùng phát triển thành ong thợ và thực hiện các công việc của mình. Hai sản phẩm chính của ong là mật ong và sữa ong chúa cũng đều do ong thợ làm ra.

Ong đực

Những quả trứng ong chúa không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Ong đực chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thụ tinh cho ong chúa, ngoài ra chúng không có tác dụng gì cả. Ong đực được sinh ra nhiều vào mùa sinh sản. Chính vì chỉ có tác dụng giao phối nên vào những thời điểm khan hiếm thức ăn, ong đực bị đuổi ra khỏi tổ và bỏ mặc chết đói.

Sữa ong chúa được tạo ra như thế nào?

Sữa ong chúa có phải là mật ong không?

Trước hết cần phải phân biệt, sữa ong chúa và mật ong tuy đều được làm ra bởi ong thợ nhưng chúng là 2 loại thực phẩm hoàn toàn khác nhau. Mật ong được làm chủ yếu từ mật hoa. Chúng là nguồn thực phẩm dự trữ cho các con ong khi mùa đông đến, thời điểm mà các bông hoa không nở.

Để tạo ra được mật ong thơm ngon, một con ong thợ phải thực hiện những công đoạn sau:

Hút mật hoa

Nhai mật và trộn đều

Khi về đến tổ, những con ong hút mật này sẽ chuyển số mật hoa đó cho những con ong nhai. Lúc này, mật hoa sẽ được nhai và trộn đều trong dạ dày của ong. Trong khi nhai, các enzyme trong dạ dày ong sẽ biến đổi mật hoa thành một hỗn hợp đặc hơn, gồm mật ong và nước.

Làm khô và niêm phong

Sau đó, hỗn hợp sẽ được đổ vào các lỗ trống trên tổ ong. Các con ong sẽ dùng cánh quạt liên tục, giúp nước bay hơi, tạo thành hỗn hợp mật ong cô đặc, nguyên chất. Tiếp tục, các con ong thợ sẽ dùng sáp niêm phong các kho mật này lại, để làm thức ăn dự trữ khi mật và phấn hoa khan hiếm.

Mật ong được tạo thành như này không sợ bị nấm mốc, hư hỏng và bảo quản được thời gian rất lâu. Một quá trình rất dài và công phu để tạo ra những giọt mật ngọt ngào. Tuy nhiên, sữa ong chúa lại được ong tạo ra bằng một cách hoàn toàn khác, đơn giản hơn cách tạo mật.

Cách tạo ra sữa ong chúa

Sữa ong chúa là một hỗn hợp với thành phần chính là nước và protein. Ngoài ra còn một ít đường và chất béo. Nó là một hỗn hợp giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giúp ấu trùng ong phát triển nhanh và ong chúa khỏe mạnh, đẻ trứng liên tục.

Sữa ong chúa cũng được tạo ra bên trong cơ thể ong thợ. Ong thợ ăn bất kỳ những gì chúng có thể như mật ong, mật hoa, phấn hoa. Lượng thức ăn này khi đi vào bên trong được cơ thể ong tiêu hóa và biến đổi nhờ vào một tuyến ở trên đầu của chúng.

Hỗn hợp mới tạo thành này được ong sử dụng trực tiếp cho ấu trùng và ong chúa mà không lưu giữ lại trong tổ. Quá trình hình thành sữa này cũng tương tự như cách tạo ra sữa mẹ để nuôi dưỡng con non ở các loại động vật có vú.

Cách lấy sữa ong chúa như thế nào?

Có một sự thật là gần như toàn bộ lượng sữa ong chúa bán trên thị trường và lượng mà chúng ta sử dụng là sữa ong chúa nhân tạo, không phải loại tự nhiên, mà được cách lấy sữa ong chúa trực tiếp từ tổ ong. Nguyên nhân của sự việc này có thể được lý giải bởi 4 nguyên nhân sau đây:

Sữa chỉ là thức ăn cho ong chúa và các ấu trùng non. Nếu muốn lấy chúng, ta phải phá hủy kết cấu của tổ ong. Việc này ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển và tồn tại của đàn ong.

Việc nuôi và lấy sữa ong chúa chỉ được thực hiện trên đàn ong khỏe mạnh, được cung cấp thức ăn đầy đủ. Nếu không đảm bảo các yếu tố này, đàn ong có thể bị chết dần dần bởi phải làm việc và tiết sữa quá mức. Đàn ong trong tự nhiên thường thiếu yếu tố này.

Hơn nữa, trung bình một con ong thợ trong 2-3 ngày chỉ tiết ra được 0,5ml sữa. Do đó, cũng chỉ những đàn ong lớn được nuôi và cung cấp thức ăn đầy đủ mới đủ khỏe mạnh và số ong thợ để thực hiện việc lấy sữa này.

Cuối cùng, phải tạo ra được các nụ chúa giả, để ong thợ nghĩ đây là ấu trùng ong chúa của mình, từ đó tiết sữa nhiều và liên tục để nuôi dưỡng chúng. Đối với các ấu trùng được xác định làm ong thợ thì lượng sữa cung cấp cho chúng rất ít chỉ đủ cho 3 ngày đầu, các ngày tiếp theo chúng sẽ được nuôi dưỡng bằng mật ong, do đó số lượng sữa thu hoạch được không được bao nhiêu.

Các dụng cụ cần chuẩn bị

Thứ nhất là một đàn ong khỏe mạnh được cung cấp lượng thức ăn đầy đủ.

Thứ hai là các nụ chúa giả, để ong thợ nhả sữa vào. Nụ chúa này được làm bằng sáp ong.

Thứ ba là các ấu trùng non để ghép vào nụ chúa, để ong thợ nhả sữa và nuôi dưỡng.

Cuối cùng là các dụng cụ phụ trợ như thìa, que gắp, sữa ong chúa mồi, nước cất…

Hướng dẫn chi tiết cách lấy sữa ong chúa

Bước 1: Chuẩn bị các khay chứa các nụ chúa giả được làm bằng sáp ong. Mỗi nụ chúa giả được đỏ vào một giọt sữa ong chúa pha loãng với nước cất.

Bước 2: Dùng que gắp chuyên dụng, gắp các ấu trùng ong non ở phần đấy của tổ ong và trong nụ chúa. Cẩn thận đặt con ong nằm lên trên giọt sữa ong chúa đã được đổ vào ở bước trên.

Bước 3: Cẩn thận đặt các khay trên vào trong tổ ong. Khay cần được đặt vào chính giữa tổ ong và tách biệt với các khay chứa mật khác.

Bước 4: Sau thời gian 72 tiếng từ lúc bắt đầu cho khay chứa nụ chúa vào thì nên thu hoạch. Đây là thời điểm lượng sữa trong các nụ là nhiều nhất.

Bước 5: Cắt những mũ ong ra để chuẩn bị lấy sữa ong.

Bước 6: Gắp ấu trùng ong ra khỏi nụ chúa.

Bước 7: Dùng một chiếc thìa gỗ lấy sữa ong ra khỏi nụ, bỏ vào trong một chiếc hũ và bảo quản ngay trong tủ lạnh.

Sau khi dùng cách lấy sữa ong chúa đã hướng dẫn, ta thu hoạch được sản phẩm. Mỗi một khay chứa trung bình 15 nụ chúa, tuy nhiên, không phải nụ nào cũng được ong cho sữa. Tỉ lệ thành công khoảng 60%. Nếu muốn tạo ra 1 kg sữa ong chúa tươi nguyên chất thì cần có 2000 nụ chúa như vậy.

Việc tạo ra sữa ong chúa rất khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức. Đó cũng là lý do vì sao giá thành sữa ong chúa thường cao như vậy.

Cách bảo quản sữa ong chúa

Sữa ong chúa tươi nguyên chất nếu sử dụng ngay cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0-5 độ C. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 0 độ C nếu muốn lưu giữ trong thời gian lâu hơn.

Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng tối đa là 1 năm. Nếu bảo quản trong ngăn đá thì hạn sử dụng có thể lên đến 3 năm.