Thịnh Hành 5/2024 # Những Kiến Thức Cơ Bản Làm Mô Hình Giấy # Top 8 Yêu Thích

I. MÔ HÌNH GIẤY LÀ GÌ ?

Định nghĩa theo tiếng Việt : Mô hình giấy, đơn giản có nghĩa là Mô hình Tỷ lệ được làm từ chất liệu giấy.

Tiếng Anh hay Mỹ Mễ-Tây-Cơ là Card Model, Paper Model, Paper Craft…

‘Mô hình giấy’ theo các ngôn ngữ quốc tế sau đây:

Y-pha-nho Español: modelos de papel, recortables

Pháp Francés: Maquette en carton, Maquette papier

Ý-đại-lợi Italiano: Modello in carta / cartoncino

Anh Inglés: Paper model, Cardmodel

Đức Alemán: Papier modelle, Kartonmodelle, Bastelbogen

Hòa-lan Holandés: Bouwplaat /plaaten

Thụy sĩ Sueco: Klippark

Ba-lan Polaco: Modele kartonowe

Cộng hòa Séc Checo: modeli kartonowych, papírových modelů

Hung-gia-lợi Húngaro: papirmodell

Nhật-bản Japonés: ペーパークラフト

Nga Ruso: Картонные модели, Бумажная модель

Để định nghĩa rõ hơn thì theo link này :

http://mohinhgiay.vn/showthread.php?t=47

Các bạn có thể dùng những từ khóa này mà search trên Google để tìm thông tin về mô hình giấy và kit (bộ hình của mô hình giấy) trên internet

II. DỤNG CỤ CƠ BẢN CHO NGƯỜI TẬP CHƠI :

1. Một con dao mổ (y tế) : 

Được bán tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế (được bán tự  do, ai mua cũng được, không cần CMND).

Dao mổ gồm 2 phần : cán dao bằng inox (15k) hoặc bằng nhựa (10k) và lưỡi dao mổ thay thế. Lưỡi dao mổ nên xài lưỡi dao số 11 (1k-2k một lưỡi, mua nguyên hộp 100 lưỡi giá 70k). Lưỡi này bằng thép nên sẽ rỉ sét (có loại bằng thép ko rỉ sét stainless steel nhưng ko bén bằng mà lại mắc hơn).

Cách sử dụng dao mổ : Phải cẩn thận vì lưỡi rất bén. Mở vỏ nhôm bọc lưỡi dao, tra vào cán dao. Mỗi lần dùng xong thì lấy vỏ nhôm bọc lại hoặc chế một cái đầu bọc lưỡi dao.

2. Kéo : Kéo nào cũng được miễn vừa tay! Nhưng làm mô hình giấy chủ yếu thao tác trên giấy bìa cứng nên sử dụng kéo có lưỡi dầy để tạo lực.

3. Keo dán: Keo gồm các loại : Keo dán giấy, keo sữa, keo thỏi (keo khô) và “siêu keo” 502, thường gọi là keo dán sắt hiệu Super Glue MS-502.

>>Keo dán giấy: Keo nước Thiên Long, Bến Nghé mà các bé hay dùng.

>>Keo sữa (PVA – PolyVinyl Acetate glue): trắng như sữa, vốn dùng để quét chống thấm cho tường. Các bạn tìm mua ở cửa hàng bán sơn với giá 17-25K/bịch 1Kg, lưu ý 1Kg là rất nhiều, nếu lỡ dùng không hết thì gạ lại cho ai có nhu cầu… quét tường. Một số (ít) cửa hàng văn phòng phẩm cũng có bán keo sữa dạng chai nhựa.

>>Keo thỏi (Glue stick) bán trong nhà sách 3k-10k/ một thỏi.

>>Keo (dán sắt) Super Glue MS-502 với Hóa chất Cyanure /cyanoacrylate dán tất cả mọi vật, cực độc, tối nguy hiểm với hơi bốc lên làm cay mắt, nghẹt thở hại phổi. Chỉ dùng nơi thoáng khí và nếu sơ ý sẽ bị dán da tay, mắt mù và hư phổi về già .v.v.

Tính chất của 3 loại này như sau :  Việc sử dụng loại keo nào cho phù hợp thì các bạn sẽ từ từ rút tỉa kinh nghiệm qua việc làm mô hình.

‘ Ngoài ra còn có keo xịt (spray adhesive) phủ bề mặt rộng hiệu 3M, rất tiện dụng cho việc dán nhiều lớp giấy với nhau. Song giá thành hơi cao (…198, 200K $VN 1 lon xịt cao) và dành cho người chơi lâu ngày (hỏi mem AHA).

4. Tấm lót để cắt giấy : Dùng để lót khi sử dụng dao mổ cắt, nếu ko thì đường cắt ko đẹp và làm hư lưỡi dao. Mấy bạn có thể sử dụng tấm lịch cũ hoặc tờ giấy bìa dầy để lót, khi nào tay nghề cao hơn thì mua tấm lót nhựa, thớt nhựa có kẻ ô, thước, đơn vị cm… bằng cao su plastic cutting mat. Đặc điểm cúa tấm cutting mate là nó làm bằng loại cao su đặc biệt, có thể tự “lành lại” sau khi bị..chém, bảo vệ dao, đường cắt cũng rất êm. Tiền nào thì của nấy. Giá loại này đang tăng theo…giá sinh hoạt, không dưới 120K cho tấm lót A3, có thể mua ở khu văn phòng phẩm trên đường Lê Lợi hoặc gần Đại học Kiến Trúc- đường Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM)

Đồ nghề cơ bản chỉ có bấy nhiêu. Các bạn theo những link này mà tìm hiểu rõ hơn:

Đồ nghề cho người mới chơi

[Hải Phòng] Địa điểm mua dụng cụ và in kit

Một số kĩ thuật sử dụng đồ nghề:

Cách lắp lưỡi dao mổ

Kinh nghiệm thao tác với keo

Cách sử dụng compas cắt hiệu quả

Chế compa cắt hình tròn

Một số kĩ thuật khi in:

Edit kit lại cho gọn trước khi in

III. CÁC BƯỚC LÀM MÔ HÌNH GIẤY Paper modelling:

1. Để làm mô hình giấy đầu tiên các bạn phải có ‘Kit’ mô hinh giấy.

Kit có nghĩa là ’ Một bộ có đầy đủ và chỉ đem ra mà dùng ’. Kit mô hình giấy là những tờ giấy bìa được in màu những chi tiết của mô hình (có đánh số). Khi mình có kit rồi thì chỉ việc cắt những chi tiết được in trên giấy ra rồi dán lại theo như trong hướng dẫn

2. Vậy Kit tìm được từ đâu?

Có 3 cách để có được kit mô hinh giấy :

a. Tìm trên mạng (search trên Google dùng từ khóa card + model + Free hoặc paper + model + free).

Sau khi có được file kit rồi , thì in ra tại nhà hoặc nếu nhà không có máy in thì copy ra đĩa hay USB rồi đem ra tiệm in trên giấy bìa 180g (một mét vuông giấy nặng 180g). Giấy in có thể có sẵn ở tiệm, hoặc mình mang theo.

b. Download tại forum Môhìnhgiấy: http://mohinhgiay.vn/forumdisplay.php?f=18

c. Đặt mua kit mô hinh giấy tại website mohinhgiay Việt ngữ. www.mohinhgiay.vn

Hoặc giao lưu add nick Yahoo để liên hệ trực tiếp với L2K qua mạng Kit ở đây là hoàn chỉnh, chỉ việc đặt rồi chờ gửi (và trả tiền khi nhận tận nhà) về rồi đem ra cắt dán, khỏi phải search kit và lựa giấy đi in. Việc đặt mô hinh như thế nào thì liên hệ trực tiếp L2K .

d. Cách cuối cùng là đặt mua mô hinh giấy từ những trang web site bán mô hinh giấy ở nước ngoài. (…Đại gia và …phải thông thạo Anh ngữ!) Search trên google card + models + shop, rồi đặt mua bằng thẻ VISA. (Như đã nói trước, cách này dành cho những đại gia! Tiền kit zin từ $5 USD đến hơn $30 USD…là mhg Hiệu in thành tập hoặc là Direct Download . Direct dowload thì chở thông tin email sẽ gởi khóa code trong 24 tiếng rồi đao lốt, tải file mhg về và dùng code mà bung file ra; còn mhg Hiệu in tập phải cộng cước phí vận chuyển Bưu điện gởi về VN từ nước ngoài không dưới $10 USD, tùy theo trọng lượng và chờ từ 1 đến 12 tuần tùy theo phương thức gởi bằng máy bay hay tàu thủy. Do đó, mua kit zin chỉ là hàng độc vì giá thành quá cao hay tốt hơn hết là chỉ việc chờ và …rồi cũng sẽ có ai đó up lên internet và sẽ xuất hiện trên chúng tôi thôi!)

3. Cách làm mô hình :

‘ Sau khi có đồ nghề cơ bản và kit mô hình rồi thì bỏ thời giờ bắt tay vào làm mô hình giấy. ( Lý tưởng nhất là mùa mưa, 2 tối thứ 6,7 cuối tuần, nghỉ hè, lễ , Tết.v.v.)

Mọi chi tiết của mô hình giấy được in trên giấy phẳng 2 chiều 2D nên rất cần sự khéo tay và kiên nhẫn để biến thành mô hình 3 chiều 3D.

Việc làm mô hình trước hết là đọc kỹ tờ hướng dẫn cho thấu hiểu các bước và theo sát tờ hướng dẫn để làm. Cắt các chi tiết ra rồi gấp, uốn, ướm.v.v. và dán lại bằng keo (keo sữa, keo MS-502, keo thỏi….)

‘ Khi ráp, cần lưu ý đến các ký hiệu hướng dẫn của từng hãng mô hình (vd: cho tiết có 1 dấu sao (* ) có nghĩa là phải bồi thêm giấy 0.5mm, (**) là bồi thêm giấy từ 0.8mm đến 1mm nếu in đúng tỉ lệ chuẩn)

IV. MỘT SỐ TRANG DOWNLOAD MÔ HÌNH GIẤY ĐƠN GIẢN :

1. Trang web của Canon : http://cp.c-ij.com/english/3D-papercraft/

2. Trang web của Epson : http://www.epson.com.sg/ideas/papercraft/index.htm

3. Trang Web của Yamaha: http://www.yamaha-motor.co.jp/global…nt/papercraft/

Mấy trang này là đủ cho các bạn tập chơi tìm hiểu về mô hinh giấy. Các bạn chọn mô hình nào mà bạn thích rồi download. Đọc file bằng chương trình PDF. Nếu các bạn có máy in ở nhà thì mua bìa cứng 180g về mà in (không cần giấy chuyên dụng cho máy in phun). Nếu không có thì các bạn ra tiệm in từ 3k-4k một trang tùy chỗ (hoặc liên hệ nhờ L2K in giúp).

Bây giờ đã xong phần cơ bản, mình sẽ tiếp tục trình bày những vấn đề mà chúng ta thường vướng phải trong khi làm mô hình

Một số mình sẽ viết ở đây, ngoài ra còn có một số kĩ thuật khác mình cũng sẽ cập nhật ở đây luôn:

* Clip hướng dẫn cắt dán mô hình giấy

* Hướng dẫn một số kĩ thuật cho newbie (cách tạo một ống hình trụ, cách cắt các chi tiết nhỏ, cắt hình tròn)

* Cách uốn ống trụ tròn đơn giản

* Hướng dẫn làm đèn led cho mô hình

* No flap – Cắt chéo

* Cách tô mép các mô hình có file PDO và PDF

FLAP

Mình thấy có nhiều bạn thắc mắc: “Flap là gì? Kĩ thuật No flap là gì?” Và đây là câu trả lời:

_Flap là phần giấy thừa ra để bạn bôi keo vào đó. Không biết hồi đó các bạn học môn kĩ thuật có làm chiếc hộp giấy không, lúc đó chúng phải ta đo, vẽ hình trải phẳng của chiếc hộp như bên dưới. Đó là “kit” tự chế (scratchbuild) đầu tiên của chúng ta đấy 

_Vậy, nói một cách đơn giản, “kit” là hình trải phẳng của một vật thể để từ đó ta sẽ cắt ra và ráp thành vật đó, và “flap” là chỗ chúng ta bôi keo vào để liên kết (dán) các mặt với nhau.

_Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh từ cách làm này. Giả sử bạn muốn làm một cái vòng bằng giấy, dĩ nhiên bạn sẽ cắt một băng giấy dài và dán hai đầu lại. Và kết quả là chỗ mối ghép sẽ bị cộm lên chút xíu như hình dưới. (Phần màu đỏ là miếng “flap”, chính nó làm mối ghép bị cộm lên đấy )

_Khi còn bé chúng ta không hề quan tâm đến chuyện này, vì vẽ ra kit của chiếc hộp đã là kì công rồi, cắt dán xong thì đem nộp cho xong chuyện. Tuy nhiên khi chơi Mô hình giấy (MHG) thì nhiều người lại không thích nó cộm lên vì như thế là không hoàn hảo, nhìn một hồi thấy rất là….cộm mắt  Cho nên xuất hiện một kĩ thuật gọi là “No flap” (không mép dán).

_Vậy làm thế nào để “thi triển” kĩ thuật này? _Quá dễ, cắt phăng cái flap kia đi là xong 

_Nhưng mà như vậy thì làm sao mà nối tụi nó lại? Vậy thì bạn phải chế tạo ra một thứ gọi là “Flap giả” (phần màu đỏ), không có gì ghê gớm cả, đó chỉ là một băng giấy nhỏ để làm cầu nối cho hai mép giấy thôi.

_Làm như trên, cộng thêm chút khéo léo, ta sẽ có mối ghép mịn màng như ở hình C 

No flap – Cắt chéo

Tô mép

Tô mép là gì?

Như các bạn thấy, chú ếch sau khi hoàn thành có những vệt trắng chính là mép giấy sau khi cắt. Những vệt trắng này làm cho mô hình nhìn không được “hoàn hảo” cho lắm nên ta cần loại bỏ nó bằng cách dùng màu trùng với màu chi tiết tô lên các mép giấy này trước khi ráp.

Tô mép có thực sự cần thiết không?

Việc này hoàn toàn không bắt buộc.

Nếu kit không có nhiều chỗ cần tô hay số lượng màu cần tô không quá nhiều và bạn cảm thấy tô mép sẽ làm cho mô hình đẹp hơn thì điều đó là cần thiết.

Nếu lượng mép cần tô khá lớn, hay kit có quá nhiều hoa văn, lượng màu cần thiết là khá lớn hoặc bạn cảm thấy để nguyên sẽ đẹp hơn thì việc tô mép là không cần thiết 

Nên dùng màu gì là tốt nhất?

Mỗi loại màu đều có những ưu thế riêng nên không thể xác định được loại nào là tốt nhất. Tuy nhiên, trong mô hình giấy thì mình khuyên các bạn nên dùng màu acrylic vì loại này bền, để lâu không sợ khô, có thể pha bằng nước (nếu muốn lâu khô) hoặc cồn (nếu muốn khô nhanh) nhưng khi khô lại không thấm nước, không có bụi màu làm dính quần áo… Khi bị màu dính vào áo có thể dùng cồn để giặt. Tuy nhiên tốt hơn là ta nên cẩn thận khi sử dụng. Màu này có bản tại khu văn phòng phẩm gần ĐH kiến trúc hay khu văn phòng phẩm đường Lê Lợi (TP. HCM).

Cách pha màu như thế nào?

Phần này thì các bạn cần phải biết chút khái niệm về màu sắc.

Khái niệm màu cơ bản: là những màu mà ta không thể pha ra được từ bất kì màu nào khác nhưng ngược lại, từ những màu cơ bản ta có thể pha ra tất cả màu. Có 4 màu cơ bản:

_Xanh da trời (Cyan)

_Hồng cánh sen (Magenta)

_Vàng (Yellow)

_Trắng (White)

Ngoài ra còn có màu đen là tổng hợp tất cả màu trừ màu trắng.

Từ 4 màu trên ta có thể tạo ra bất kì màu nào mình mong muốn. Trong công nghệ in ấn cũng chỉ sử dụng 4 màu cơ bản là Cyan, Magenta, Yellow và Black để từ đó hòa trộn ra tất cả màu nên ta có khái niệm về hệ màu CMYK. Màu trắng là màu của giấy.

Như vậy, khi mua màu thì các bạn chỉ cần tối thiểu 5 loại là Trắng, Xanh da trời, Hồng cánh sen, Vàng và Đen là đủ. Nếu có điều kiện thì ta có thể mua bộ màu có nhiều màu hơn, trong đó có một số màu đã pha sẵn chẳng hạn: Xanh lá cây, xanh đọt chuối, tím, nâu, đỏ, da cam…

Bí quá lấy đỡ hình hộp màu dầu, nhưng các bạn cứ yên tâm, hộp màu acrylic cũng y hệt vậy đó. Bộ này khoảng 65K và có đủ các màu cơ bản . Có điều không nên xài màu dầu cho mô hình vì nó cực kì lâu khô 

Đến đây chắc một số bạn cảm thấy lạ, rằng không phải từ trước đến giờ chúng ta đều được dạy 3 màu cơ bản là Đỏ, Xanh dương và Vàng (RGB) hay sao? Vậy thì mình cũng xin trả lời rằng đây là hệ màu dành cho những vật phát ra ánh sáng chẳng hạn đèn hình TV, màn hình CRT.., còn khi pha màu thì hệ màu CMYK mới cho kết quả chính xác. Và lưu ý rằng màu đỏ là do màu vàng và hồng cánh sen pha với nhau theo tỉ lệ 1:1 

Đây là một số ví dụ về cách pha màu:

_Theo kinh nghiệm cá nhân thì không nhất thiết phải dùng đến đen hay trắng mới có thể tạo ra màu đậm hơn hay nhạt hơn. Ví dụ: Muốn màu xanh đọt chuối đậm hơn thành xanh lá cây thì ta thêm xanh dương, muốn xanh lá cây sáng lên thành xanh đọt chuối thì thêm vàng. Như vậy tỉ lệ màu sẽ quyết định độ đậm nhạt và đồng thời là loại màu sắc. Phần này các bạn tự nghiên cứu để có thêm kinh nghiệm 

_Một điều may mắn là hiện nay các phần mềm chỉnh sửa ảnh cũng sử dụng hệ màu CMYK song song với các hệ màu khác nên các bạn có thể lợi dụng các chương trình này để tìm ra công thức pha màu. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá, cái chúng ta cần là kinh nghiệm pha màu. Hãy tập cho đôi mắt quen với màu sắc, để khi nhìn vào một màu nào đó các bạn có thể đoán ra nó được cấu thành từ những màu nào 

Mình lấy một ví dụ, ở đây sử dụng Photoshop:

Nguyên tắc pha màu là lấy màu nào nhiều hơn để làm chuẩn (100%) rồi từ đó mới thêm các màu còn lại theo tỉ lệ phù hợp. Nếu tỉ lệ tham gia của một màu quá ít (<10%) thì chúng ta tạm bỏ qua, khi nào pha xong các màu kia mà thấy không hài lòng thì mới thêm vào từng chút một xem sao.

Như ở trên, mình thấy rằng Cyan và Magenta chiếm nhiều nhất nên sẽ pha 100% magenta và 50% Cyan. Không nhất thiết phải đúng y chang, có thể làm tròn thành 25%, 30%, 60% 75%… cho dễ ước lượng.

Bắt đầu tô nào

Sau khi đã pha ra màu ưng ý rồi thì bắt đầu tô thôi, nhưng lưu ý là màu khi còn ướt sẽ khác với khi khô nên cần quẹt thử một ít ra giấy rồi chờ khô xem thế nào. Một gợi ý là nên tô mép trước khi dán sẽ không sợ lem 

Và đây là kết quả 

Cách tô mép các mô hình có file PDO và PDF

Cơ bản về giấy

Giấy được bán thành từng bao gọi là ram, mỗi ram giấy thường có 500 tờ (sheet) có khi 100, 200 tờ, trên vỏ bao có ghi khổ giấy và khối lượng riêng của giấy. Đó là tất cả những gì ta cần quan tâm khi mua giấy.

Bảng tra cứu kích thước các khổ giấy:

Tương quan giữa các khổ giấy

Hình 1: http://i90.photobucket.com/albums/k2…lustration.png

Hình 2:

Đặc điểm về kích thước các khổ giấy: _Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng giấy theo tiêu chuẩn là căn hai, sở dĩ “lẻ” như thế là để dễ chia giấy: chia đôi tờ giấy A3 ta sẽ được 2 tờ A4 (xem hình 1sẽ rõ).

_Giấy khổ lớn hơn thì có kích thước gấp căn 2 và diện tích gấp đôi giấy khổ nhỏ hơn liền kế nó.

Ví dụ:

Chiều dài A0=(căn 2)*(chiều dài A1); chiều dài A1=(căn hai)*(chiều dài A2)…

Diện tích A0=2*(diện tích A1); diện tích A1=2*(diện tích A2)…

Nếu các bạn cảm thấy khó hình dung quá thì chỉ cần nhớ đơn giản như vầy: Cắt đôi tờ giấy A0 theo chiều dài, ta sẽ được 2 tờ A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cứ thế… Nếu bạn có một kit cần in trên khổ giấy A5 thì sao?_ Chỉ cần cắt đôi tờ giấy A4, vậy là ta đã có 2 tờ giấy A5 

Khối lượng riêng/độ dày giấy: _Đối với giấy, khối lượng riêng được tính bằng một đơn vị đặc biệt gọi là gsm (Gram per Square Meter – gam/mét vuông). Ví dụ: một mét vuông giấy 80gsm sẽ nặng 80g.

_Nếu cùng một mét vuông giấy mà khối lượng tăng lên thì có nghĩa là do độ dày của nó tăng lên, vô hình chung chúng ta coi “gsm” là biểu thị cho độ dày giấy. Như vậy, với cùng một khổ A4 thì một tờ giấy 180gsm sẽ nặng và dày hơn một tờ giấy 80gsm.

_Nói lâu ngày thành thói quen, khi thấy ai đó bảo giấy 80, 160, 180… thì ta ngầm hiểu đó là 80gsm, 160gsm, 180gsm…

_Một tờ giấy A4 80gsm theo tiêu chuẩn sẽ nặng 5g.

Các loại giấy trên thị trường hiện nay

Đây là kinh nghiệm của mình khi dùng một số loại giấy:

_Một số cửa hàng người ta mua giấy lô về bán lẻ, nhiều khi hỏi giấy 180 chẳng ai hiểu là gì, lúc này bạn phải xông vào mà lựa thôi.

_Giấy 80gsm: loại giấy in thông thường, không mỏng không dày, dùng in ấn thì tốt, riêng Peter Callesen dùng giấy này làm mô hình cực kì tinh xảo:http://www.petercallesen.com/index/index2.html

_Giấy 160gsm: ra ngoài hỏi bìa Thái thì 99% sẽ là loại này, dày cỡ 0.2mm, thuộc dạng “nửa vời”, tức là làm giấy nháp, photo thì hơi dày mà làm mô hình thì hơi yếu, mình nói là hơi yếu chứ không phải là mềm oặt đến không dùng được.

_Giấy 180gsm: dày cỡ 0.25mm, không yếu cũng không cứng, rất tốt để làm mô hình hay thiệp gấp (pop-up) vì khi gấp lại không cộm nhiều.

_Ngoài ra có loại giấy để làm thiệp còn dày hơn, mình không biết bao nhiêu gsm vì chưa thấy vỏ nó bao giờ, ước cỡ 200 trở lên. Loại này làm thiệp là số một đúng như cái tên của nó, từ pop-up cho đến thiệp thường, giá cả thì hơi chua: từ 3-5K/ tờ A4

_Bìa kiến trúc: dày 1mm, tráng màu, ruột trắng, thích hợp cho những mô hình cần độ cứng. Nếu cần giấy dày hơn thì phải bồi lại từ nhiều tờ 1mm này.

_Bìa tái chế: đủ cỡ, dày từ 1mm đến 5mm, rất cứng, khó cắt bằng dao vì nó phá lưỡi rất nhanh. Khuyến cáo không nên dùng trừ phi bạn có sẵn vài chục lưỡi dao và đôi tay của lực sĩ.

Giấy loại nào là tốt nhất để làm mô hình?

“Một câu hỏi lớn không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”…

Để trả lời câu hỏi này bạn vui lòng tự trả lời các câu hỏi sau:

_Mô hình của bạn cần độ cứng hay cần dễ uốn nắn?

_Chi tiết bạn làm cần độ dày bao nhiêu để phù hợp tỉ lệ so với vật thể thực tế?

_Bạn làm thiệp pop-up trên giấy Xgsm, bạn thấy nó “ẻo lả” quá nên tạo hình khó khăn hay dày quá khi gấp lại bị cộm?

Sau khi trả lời xong những câu trên mình nghĩ bạn đã biết loại giấy nào là tốt nhất cho mô hình bạn đang làm.

_”Ơ hay, anh kia? Tôi không biết giấy đó có đúng độ dày tôi cần không nên mới hỏi chứ? Anh trả lời thế thì tôi hỏi cái đầu… gối còn hơn!” _Bạn cần giấy dày cỡ nào thì chỉ có bạn mới biết, hãy tự trải nghiệm bằng cách ra hiệu giấy, cầm giấy mẫu của mỗi loại lên so sánh, nếu cần thì mua một ít về làm thử rồi tự bạn rút ra kết luận. Nên nhớ: những người khác nhau có thể sử dụng giấy có độ dày khác nhau cho cùng một chi tiết

Bồi giấy

Vấn đề này không có gì phức tạp nên mình chỉ nói nhanh.

Bồi giấy là gì? _Là dán chồng nhiều lớp giấy mỏng lại với nhau để có lớp giấy mới dày hơn.

Tại sao phải bồi giấy Giả sử bạn muốn làm một thứ gì đó đòi hỏi sự cứng cáp, quăng vô tường không hư, bao bóp, bao đập… nhưng trong tay bạn chỉ có mỗi loại giấy 180gsm yếu xìu, vậy thì làm thế nào? _Đó là lúc bạn cần phải bồi giấy.

Dùng loại giấy gì để bồi? _Bất cứ loại giấy nào cũng có thể dùng để bồi được, có thể dùng báo (như khi làm mặt nạ, đầu lân) hay dùng giấy 160gsm, 180gsm hay thậm chí là giấy 1mm, 2mm (khi làm mô hình giấy).

Bồi giấy như thế nào? Bồi giấy là phương pháp bất khả kháng khi bạn không có loại giấy có độ cứng hay bề dày phù hợp yêu cầu. Một tấm giấy 1mm khổ A2 có giá 15K sẽ rẻ hơn chừng đó giấy 180gsm cần thiết, tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc.

_Khi đã quyết định bồi thì bạn có thể dùng bất cứ cách nào, miễn sao có thể làm cho các lớp giấy dính vào nhau. Có thể dùng hồ, keo, băng keo hai mặt, keo dán sắt, cơm nguội…

_Theo ý kiến cá nhân thì mình thấy có hai phương pháp được ưa chuộng: Dùng keo khô và dùng keo xịt. Lưu ý là keo xịt giá rất mắc (hơn 200K/bình) và không phổ biến ở nước ta nên dùng keo khô là tốt nhất. Nên dùng loại keo tốt chẳng hạn Steadtler, Bostik và tuyệt đối không dùng những loại keo rẻ tiền nếu không hai bề mặt có thể tróc ra bất cứ lúc nào.

_Vì sao không dùng keo lỏng? _Vì trong keo có nước sẽ làm giấy nở không đều, kết quả là sản phẩm cuối cùng bị nhăn nheo và chẳng ai muốn như thế.

_Riêng đối với phương pháp bồi giấy để gia cố thì có thể dùng keo nước quét lên luôn còn giấy thì có thể dùng giấy đã bỏ đi chẳng hạn báo, giấy vụn sau khi cắt kit… Kĩ thuật này thường áp dụng để làm mặt nạ, đầu lân…

Bồi bao nhiêu là vừa?

_Tùy nhu cầu về độ cứng hay bề dày mà ta chia làm hai loại là bồi theo yêu cầu độ bền và bồi theo yêu cầu kích thước. Chẳng hạn bạn muốn bồi sao cho thật cứng, thật chắc, không quan tâm là nó dày cỡ nào thì đó là bồi theo độ bền. Đối với một số kit quân sự, khi làm khung cần phải dùng giấy có độ dày 1mm mới có thể ráp khít vào các rãnh thì ta phải bồi theo yêu cầu về kích thước.

Có nhất thiết phải bồi giấy?

_Nếu bạn có loại giấy đáp ứng được nhu cầu về độ bền và độ dày thì không cần phải bồi giấy.

_Thực ra ở một góc độ nào đó bồi giấy chỉ là phương pháp cứu cánh. Nhưng ở một góc độ khác bồi giấy là một kĩ thuật xử lí mô hình (ví dụ dùng giấy báo bồi lên khung tàu để có mặt tựa khi ốp vỏ tàu).

Nhu cầu của tôi là như thế nào?

Có nhiều trường hợp hỏi rằng: “Đối với mô hình X, Y, Z… thì bồi bao nhiêu là vừa?” _Hãy đọc lại các phần trên để xem nhu cầu của bạn thuộc dạng nào, từ đó quyết xem nên bồi như thế nào

Cắt giấy

Vấn đề này bình thường quá nhỉ, nhưng thực ra có nhiều điều chúng ta cần biết để làm việc cho hiệu quả.

1. Dùng gì để cắt giấy?

_Lưỡi lam: đây là thứ đầu tiên mình dùng để cắt giấy, hậu quả đúng là “con dao hai lưỡi”: suýt đứt tay mấy lần. Thứ này “ẻo lả” quá nên khó mà cắt cho ngay ngắn được, tốt nhất là chỉ để cạo râu thôi.

_Kéo: đối với giấy mỏng thì không sao, nhưng đối với giấy dày thì lưỡi kéo sẽ ép mép giấy lại làm mất tính thẩm mỹ, đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với loại giấy xốp chẳng hạn giấy foam. Nói chung là kit in trên giấy 180 cứ dùng kéo vô tư.

_Dao rọc giấy: Bén ngót, lưỡi thay siêu rẻ tiền, tựa lực tốt, dùng để cắt đường thẳng trên giấy dày là số một còn cắt đường uốn éo phức tạp thì… khỏi cho nó khỏe.

_Dao mổ, “craft knife” các loại…, nói chung là dao trổ cho gọn: mũi nhọn nên có thể cắt các chi tiết phức tạp, dĩ nhiên là nhờ sự khéo léo của đôi tay, cũng bén ngót nhưng cắt giấy dày và cứng thì hơi bị đau tay còn mũi dao mau “tiêu tùng” và lưỡi thì đắt hơn dao rọc giấy. Tốt nhất là chỉ dùng cho chi tiết mỏng và phức tạp, đường thẳng thì cứ giao cho dao rọc giấy.

Xét về tính hiệu quả: Dao rọc giấy dùng khoảng 1/3 – 2/3 lưỡi, trong khi dao trổ chỉ dùng mũi nên dễ hỏng nếu chịu lực nhiều mà mũi hỏng thì phần lưỡi cũng không biết xài vô chuyện gì cho ngon lành. Do đó, hãy là mô hình gia thông minh!

Ngoài ra còn một số “đồ chơi” cao cấp khác chẳng hạn compa cắt hình tròn.

2. Dùng gì để lót khi cắt?

Lúc trước mình để trên gạch cắt thì trầy gạch còn dao thì thê thảm khỏi nói rồi, để trên tập cắt thì làm xong con gundam cũng nát bét cuốn tập luôn, để trên bìa lịch thì… cũng được, có điều đi mấy đường cong hơi gắt.

Nghe đồn mấy sinh viên kiến trúc lót trên kính để cắt, nghe cũng có lí lắm, nhưng tiếc là lúc đó mình đã có thớt cao su rồi nên cũng không quan tâm. Theo quan điểm cá nhân mình thì tấm lót cao su (cutting mat) là số một.

3. Cắt giấy như thế nào cho hiệu quả?

Có một video hướng dẫn cách cắt giấy khá hay: http://www.youtube.com/watch?v=seXAwAFCpu8

Nội dung của video này đại loại như sau:

_Chọn kích cỡ tấm lót cắt sao cho phù hợp với chỗ làm việc (và cả túi tiền nữa)

_Chọn loại dao phù hợp, dao mũi nhọn khi không dùng thì xoay mũi vào trong để tránh sự cố. Dao rọc giấy dùng xong thì thu lưỡi dao vào.

_Không dùng thước nhựa để áp vào cắt vì dao sẽ cắt đứt thước (cái này bị hoài), ngoài ra nếu dao đi lệch vào tay thì hậu quả khỏi kể cũng hình dung ra được. Do đó tốt nhất dùng thước kim loại.

_Đối với thước kim loại: Chọn vật kiệu không rỉ, nhẹ, đàn hồi tốt và quan trọng là phải dài, thử tưởng tượng cắt một đường dài phải mất mấy lần dịch thước thì tờ giấy xơ xác thế nào? Ở nước ta thì ra các cửa hàng cơ khí hỏi mua thước lá, có thể là sắt mạ inox nhưng nói chung là dùng được, có loại 50cm, 1m, 1,5m,… Đừng hỏi giá vì mình đang xài thước nhựa =.=

_Trên một mặt của thước cần dán thêm một miếng vật liệu tạm gọi là “dải phân cách”, thứ nhất là để dao không trượt vào tay và thứ hai là để tay nhớ mà không trượt vào dao. Một số hãng có thiết kế sẵn phần này trên thước. Khi dán thêm dải này thì nhớ áp cắt bằng mặt kia của thước, nếu không khi cắt sẽ không ngay ngắn do có khoảng hở.

_Luôn chú ý để tay phía sau “dải phân cách”.

_Không nên “một nhát bổ đôi” tờ giấy dày dù dao bạn có khả năng làm chuyện đó. Nên cắt từng đường vừa sức cho đến khi đứt lìa, việc này sẽ giúp tiết kiệm sức lực, dao và thớt của bạn đồng thời tăng hiệu quả khi cắt.

_Khi thấy mép cắt bị sờn, góc giấy bị ép lại nghĩa là lưỡi dao của bạn đã đến tuổi về hưu. Hãy cho nó an nghỉ.

_Niêm phong kĩ lưỡi dao trước khi bỏ đi !

Sự ra đời của dao bẻ lưỡi (dao rọc giấy)

——————————–

Vào năm 1956, ông Yoshio Okada, người sáng lập nên tập đoàn OLFA, đã phát minh ra chiếc dao bẻ lưỡi đầu tiên trên Thế Giới. Cảm hứng của ý tưởng đáng kinh ngạc này bắt nguồn từ việc bẻ gãy một thanh sô-cô-la và cạnh sắc của mảnh kính vỡ. Phát minh độc đáo này dần trở nên cực kì bán chạy trên toàn thế giới và thường được gọi với cái tên “Dao OLFA”

Độ dài, rộng và góc của lưỡi dao được tính toán bởi ông Okada đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế cho loại dao bẻ lưỡi. Nhờ sự gọn nhẹ, tính an toàn và đa dụng mà ngày nay dao OLFA trở nên phổ biến khắp toàn cầu.

Đây là quá trình dao OLFA được phát minh và phổ biến trên thế giới:

Thời trước Thế Chiến thứ 2, gia đình Okada làm nghề xén giấy ở Osaka, người con út Yoshio cũng lớn lên torng môi trường đó.

Sau chiến tranh, Yoshio bắt đầu làm việc trong một công ty in ấn.

Lúc bấy giờ, các công nhân trong xưởng đều cắt giấy bằng dao thường.

Dao Nhật mau cùn quá, mà ném đi nguyên cái dao thì quá phí.

Yoshio bắt đầu suy nghĩ về một con dao phù hợp với công việc anh đang làm.

Một ngày nọ, anh trai Yoshio là Saburo, vốn cũng đang làm việc tại một công ty in, đến thăm Yoshio. Có vẻ như anh ta cũng vướng phải vấn đề tương tự.

Saburo: Yoshio, em biết loại dao nào xài lâu cùn hơn không?

Yoshio: Anh đang tìm loại đó à, em cũng vậy đấy.

Từ một mảnh kính vỡ và một thanh Sô-cô-la được tặng bởi một người lính, một ý tưởng lóe lên trong đầu Yoshio.

Yoshio: mình nghe nói lúc trước những người thợ vẫn dùng mảnh kính để cắt.

Yoshio: anh nghĩ sao về một loại dao có lưỡi bẻ đi được khi bị cùn?

Saburo: Đó là một ý tưởng tuyệt vời!

Yoshio bắt đầu thiết kế con dao mới, anh ta đã mất nhiều đêm liền với nhiều cuộc thử nghiệm và cả thất bại trong đó.

Yoshio: kích cỡ dao thế nào là vừa? Góc rãnh xiên và độ sâu của rãnh bao nhiêu là tốt nhất? Yoshio: loại dao thu vào sẽ tiện lợi và an toàn hơn loại dao xếp.

Yoshio đã giải quyết được tất cả các vấn đề trên và cuối cùng con dao bẻ lưỡi đầu tiên trên thế giới đã ra đời vào năm 1956.

Yoshio: mình đã thành công rồi!

Yoshio cố gắng bán ý tưởng mang tính cách mạng này của mình cho các công ty khác.

Yoshio: ông sẽ mua ý tưởng này chứ?

Cậu khó mà kiếm tiền với thứ kì lạ như vậy. Không, không, nó sẽ không bán được đâu.

Saburo: Nếu không ai mua ý tưởng này thì chúng ta hãy tự làm lấy.

Năm 1959, Yoshio sáng lập ra công ty OKADA.

Năm 1959, Yoshio sáng lập ra công ty OKADA.

Anh dồn hết tiền của để sản xuất 3000 chiếc dao đầu tiên.

Liệu 3000 chiếc có nhiều quá không?

Nhưng mỗi chiếc đều có kích thước và chất lượng khác nhau do chúng hoàn toàn được làm thủ công.

Yoshio: Vấn đề này nghiêm trọng đây. Chúng ta cần phải lập tiêu chuẩn chung cho chúng.

Hằng ngày, họ cố gắng bán những chiếc dao đầu tiên.

Cuối cùng những chiếc dao cũng đã bán được.

Những chiếc dao này làm việc rất tốt. Nó cắt cứ như trong mơ ấy!

Do thiếu vốn nên họ mời thêm một số khách hàng hùn vốn vào việc kinh doanh.

Doanh số bán ra tăng dần, nhưng năm 1967 Yoshio bắt đầu tự quản lí công ty do một số bất đồng trong cách quản lý.

Yoshio: từ hôm nay, bốn anh em nhà OKADA chúng ta sẽ điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn OKADA KOGYO.

Yoshio: chúng ta cần nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.

Saburo: mọi người nghĩ sao về OLHA, trong tiếng Nhật có nghĩa là “làm vỡ một con dao”?

Yoshio: nhưng một số nước không phát âm âm “H”. Thay vào đó, hãy gọi là OLFA đi.

Saburo: Hãy cho con dao màu vàng của lòng đỏ trứng, màu đó trông ấm áp đấy.

Nghe này! Có một hãng sản xuất đồ tiêu dùng lớn của Mỹ đang bước chân vào thị trường dao của chúng ta!

Bằng phát minh của dao bẻ lưỡi chỉ có hiệu lực trong phạm vi nước Nhật. Chúng ta phải làm gì bây giờ?

Yoshio: công ty của Mỹ đang chen chân vào lĩnh vực này, có lẽ sản phẩm của chúng ta rất có tiềm năng. Như vậy OLFA chắc sẽ có nhu cầu rất lớn.

Sau đó họ bắt đầu tích cực quảng bá sản phẩm của mình, doanh số tăng đều đặn. Ngày nay OLFA là nhà sản xuất tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực dụng cụ cắt.

Năm 1984, công ty đổi tên thành Tập Đoàn OLFA, kích thước và góc của lưỡi dao OLFA ngày nay trở thành tiêu chuẩn được thế giới công nhận.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…