Đề Xuất 5/2024 # Cách Cài Đặt Và Sử Dụng Xampp Để Tạo Localhost Trên Máy Tính # Top 2 Yêu Thích

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm XAMPP để tạo Localhost trên máy tính điều này giúp bạn tạo 1 website trên máy tính của mình mà không phải đi mua hosting hoặc VPS. Dễ dàng chỉnh sửa website trên máy tính, sau khi đã hoàn chỉnh thì mua hosting upload website lên internet sau.

Trong Series học WordPress, IMTA sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ từ cài đặt website bằng WordPress đến khâu thiết kế hoàn chỉnh. Bạn không cần phải đi mua tên miền hay thuê hosting. Mọi thứ bạn có thể thực hành ngay trên máy tính đang dùng bằng cách tạo host ảo để chạy WordPress, người ta gọi nó là localhost và phần mềm mình đề xuất ở đây là XAMPP.

Localhost là gì?

Trong lĩnh vực mạng máy tính, localhost là tên gọi của máy chủ được vận hành trên chính máy tính bạn đang dùng mà không cần phải kết nối mạng với bất kỳ thiết bị nào.

Localhost cũng có các thành phần cơ bản của một Web Server như: Apache, MySQL, PHP và PHPmyadmin để vận hành, lưu trữ và xử lý dữ liệu website. Tất cả mọi thứ của website hoàn toàn được lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính.

Sử dụng localhost không những tiện lợi, tiết kiệm chi phí thuê hosting mà còn có tốc độ xử lý nhanh vì web server lúc này đã nằm ngay trên máy tính của bạn.

Cách cài đặt localhost trên máy tính bằng phần mềm XAMPP

Hiện nay có 4 phần mềm phổ biến mà mọi người thường dùng để cài localhost trên máy tính bao gồm: WampServer, Ampps, DesktopServer và XAMPP. Trong khuôn khổ serie này chúng ta chỉ cài một phần mềm XAMPP thôi, vì giao diện nó khá đơn giản, dễ sử dụng, lại còn miễn phí, rất phù hợp để chạy WordPress.

Phần mềm XAMPP là gì?

XAMPP là một phần mềm nguồn mở và miễn phí dùng để tạo web server trên máy tính cá nhân, XAMPP tương thích với các hệ điều hành phổ biến như : Linux, MacOS, Windows,..

XAMPP được phát triển bởi Apache Friends, tên phần mềm này là viết tắt của 5 module được tích hợp bên trong nó bao gồm:

Cross-Platform: X;

Apache: A;

PHP: P;

Perl: P.

XAMPP được ứng dụng rộng rãi cho các nhu cầu từ người dùng phổ thông đến người dùng nâng cao (lập trình viên), nhằm để vận hành các website dùng ngôn ngữ lập trình PHP cũng như các Web CMS phổ biến như: WordPress, Joomla!, Magento, Drupal, OpenCart, phpBB,..

Cách cài đặt XAMPP

Bước 1: Bạn truy cập website của nhà phát triển XAMPP để tải về phiên bản mới nhất của phần mềm này tại liên kết XAMPP Homepage. Lúc này bạn chọn phiên bản dành cho Windows như hình bên dưới.

Bước 2: Mở file cài đặt .exe bạn vừa tải về, nó hiện cửa sổ cài đặt phần mềm như hình dưới, bạn nhấn vào nút Next để tiếp tục cài đặt.

Bước 3: Tại cửa sổ lựa chọn những module thành phần cần cài đặt, bạn tiếp tục nhấn Next để nó cài toàn bộ chúng vào, việc chọn hay bỏ chọn chỉ áp dụng cho người dùng nâng cao thôi, bạn là người mới, không cần chú trọng mục này.

Bước 5: Chọn ngôn ngữ hiển thị cho XAMPP, nó có 2 ngôn ngữ để lựa chọn là tiếng Anh (English) và tiếng Đức (Deutsch). Tất nhiên rồi bạn cứ để mặc định là tiếng Anh và tiếp tục nhấn Next.

Bước 7: Bắt đầu quá trình cài đặt XAMPP lên máy tính, từ bước đầu đến giờ chỉ là những mục mà bạn chọn để cài thôi, file cài đặt vẫn chưa được thực thi đâu. Tại cửa sổ Ready to Install, bạn nhấn vào Next để chạy cài đặt, quá trình sẽ diễn ra trong một vài phút, lâu hay nhanh sẽ phụ thuộc vào máy tính của bạn.

Một số việc cần làm trước khi sử dụng XAMPP

Thiết lập quyền khởi chạy XAMPP với vai trò Administrator

Bước 1: Bạn vào thư mục đã cài đặt  phần mềm XAMPP trong ổ C theo đường dẫn này: C:xampp;

Bước 3: Chọn tab Compatibility (tab để tùy chỉnh sự tương thích của phần mềm) và tick vào mục Run this program as an administrator để phần mềm này được chạy với quyền Administrator, tiếp theo là nhấn vào Apply và OK để áp dụng tùy chỉnh này.

Thay đổi cổng mạng máy chủ Apache trên XAMPP

Mặc định máy chủ Apache là dùng cổng (port) “80“, nếu trên máy tính bạn đã cài phần mềm dùng cổng này thì XAMPP không thể hoạt động được. Các phần mềm này có thể là: Skype, IIS, SQL Server Reporting services, Web Deployment Agent Service, IIS Admin Service, World Wide Web Publishing service, HTTP Server AP,..

Nhưng thôi, để cho chắc ăn thì bạn cứ đổi cổng mạng của Apache từ port “80” sang port “8888” là được, không cần phải quan tâm là phần mềm nào đã dùng port “80”.

Bước 1: Khởi chạy phần mềm XAMPP từ shortcut của nó ngoài Destop, lưu ý: khi bạn nhấn chạy nó sẽ hỏi là: Do you want to allow this app to make changes to your device? thì bạn nhấn vào Yes để đồng ý là được.

Bước 3: Trong file httpd.conf đã mở, bạn nhấn tổ hợp phí Ctrl + F để bật công cụ tìm kiếm ký tự. Nhập vào giá trị “80” và nhấn vào Find Next như hình bên dưới để tìm đến vị trí chứa giá trị port “80”;

Bước 4: Tại dòng “Listen 80” như hình bên dưới bạn đổi số “80” thành “8888”, sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại.

Lưu ý về bật tắt (thoát) XAMPP đúng cách

Để Server ảo (localhost) của bạn hoạt động mà không bị lỗi do tắt mở gây ra, bạn cần biết cách bật & tắt nó sao cho đúng, tránh việc phát sinh lỗi lại nhầm tưởng khi cài bị lỗi.

Cách khởi chạy localhost: Khi bạn khởi động XAMPP chỉ là mở bảng điều khiển của nó lên thôi, để localhost hoạt động được bạn cần cho khởi chạy 02 module: Apache và MySQL bằng cách nhấn vào nút Start của chúng như hình bên dưới. Lúc này nút Start sẽ chuyển thành nút Stop và 02 module đó sẽ chuyển sang nền XANH.

http://localhost:8888/phpmyadmin/

Thoát XAMPP đúng cách:Thông thường, sau khi không dùng nữa mọi người thường tắt XAMPP bằng cách đóng dấu nhân; (X) ;như mọi phần mềm Windows khác. Tuy nhiên, đối với XAMPP, bạn đừng tắt như vậy, nó sẽ báo lỗi đấy. Hãy nhấn vào nút; Stop; của 02 module Apache và MySQL để dừng chúng lại. Tiếp theo là nhấn; Quit; như hình bên dưới để XAMPP thoát hoàn toàn.

Một số vấn đề khác 

Nếu bạn đang dùng Windows 10 và không có cài phần mềm diệt virus thì không cần tắt tường lửa của Windows như trước đây. Trong trường hợp bạn đang xài phần mềm diệt virus nào đó và tường lửa của nó chặn việc khởi chạy locahost thì tắt tường lửa đi.

Bạn cũng không cần tắt; UAC; trên Windows 10 (User Account Control), cứ để như vậy bạn vẫn có thể chạy được localhost và cài WordPress bình thường.

Trước đây, XAMPP mặc định chỉ cho upload file tối đa là 2MB, tuy nhiên đến phiên bản 7.4.1 hiện tại mình thấy giới hạn này đã là 40MB, tức là bạn không cần phải thực hiện bước thay đổi giới hạn file upload như trước nữa.

TỔNG KẾT

Trong bài viết lần trước IMTA đã giới thiệu về WordPress là gì? Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành cài đặt Website WordPress trên localhost.