Xu Hướng 5/2024 # Hướng Dẫn Chi Tiết Diệt Vi # Top 4 Yêu Thích

Ở các bài viết trước, blog chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các công cụ diệt vi-rút, malware (gọi tắt là diệt vi-rút) miễn phí tốt nhất hiện nay là Bitdefender Antivirus Free Edition đến từ Ru-Ma-Ni, Avast Free Antivirus đến từ Cộng Hòa Séc, Avira Free Security đến từ Đức, AVG AntiVirus FREE đến từ Cộng Hòa Séc, Sophos Home Free đến từ Anh, và Kaspersky Security Cloud Free đến từ Nga. Tuy là miễn phí, nhưng với người dùng Windows bình thường thì các công cụ này đáp ứng rất tốt giúp việc sử dụng máy tính và lướt web được an toàn. Còn ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu tiếp đến bạn công cụ diệt vi-rút đến từ Nga khác là Kaspersky Rescue Disk 18 mới nhất 2024 (gọi tắt là KRD).

KRD là một công cụ hỗ trợ cho Kaspersky Security Cloud Free 2024 (đã giới thiệu trong bài viết trước) trong trường hợp máy tính bị hư Windows, hay Windows không khởi động được. Trong 6 công cụ mà mình đã giới thiệu bên trên thì chỉ có thể hoạt động trong môi trường Windows, còn khi Windows bị hư thì coi như ”bó tay”. Do đó Kaspersky đã đề xuất sử dụng công cụ KRD trong trường hợp này.

Với giả sử là hệ điều hành Windows của máy tính đã bị hư, không khởi động vào Windows được, nên để có thể diệt vi-rút được, chúng ta sẽ tạo một thiết bị (như CD/ DVD/ USB/…) chứa KRD có thể khởi động được, từ đó dùng KRD để diệt vi-rút máy tính. Và trong bài viết này mình sẽ dùng công cụ Rufus 3.9 Portable mới nhất 2024 để tạo thiết bị boot (cụ thể là USB boot) chứa KRD.

Bài viết này mình sẽ dùng Windows 10 phiên bản 1903 64bit để tạo USB boot chứa KRD để diệt vi-rút máy tính đề phòng trong trường hợp Windows máy tính bị hư do vir-rút, malware…

Mời bạn cùng khám phá.

 

2. CÁCH TẠO – SỬ DỤNG ĐĨA USB BOOT KASPERSKY RESCUE DISK 18 ĐỂ DIỆT VI-RÚT – MALWARE MÁY TÍNH

Các công cụ cần chuẩn bị:

Công cụ chính: Kaspersky Rescue Disk 18 mới nhất 2024, tải về tại https://rescuedisk.s.kaspersky-labs.com/updatable/2024/krd.iso, có dạng chúng tôi dung lượng 588MB.

Công cụ chính: Rufus 3.9 Portable mới nhất 2024, tải về tại https://github.com/pbatard/rufus/releases/download/v3.9/rufus-3.9p.exe, có dạng chúng tôi dung lượng 1.14MB.

Công cụ chính: Một đĩa USB ít nhất 1GB.

Công cụ hỗ trợ xem phân vùng đĩa USB (tùy chọn): Bootice, tải về tại https://mshare.io/file/0UcbkC, có dạng file nén .EXE là chúng tôi dung lượng 416KB.

Công cụ hỗ trợ kiểm tra đĩa USB (tùy chọn): QemuBootTester, tải về tại https://mshare.io/file/QmIAzx4, có dạng file nén .RAR là chúng tôi dung lượng 3.65MB.

Các đĩa USB đang có giá tốt có thể sử dụng để tạo:

Cách làm

PHẦN 1 – TẠO USB BOOT KASPERSKY RESCUE DISK 18

B1: Tải về Kaspersky Rescue Disk 18 mới nhất 2024 (Bonus – Bạn có thể bỏ qua bước này). Để tải về KRD, chúng ta có thể sử dụng đường link tải về ở phần chuẩn bị bên trên, hoặc nếu máy tính của bạn đã cài đặt Kaspersky Security Cloud Free như ở bài viết trước, thì làm như sau.

Từ màn hình chính Windows 10, chạy Kaspersky Security Cloud từ menu Start hoặc từ màn hình Desktop hoặc từ khay hệ thống, xuất hiện cửa sổ chính Kaspersky Security Cloud – Free. Từ cửa sổ chính này, nhắp nút More Tools, xuất hiện cửa sổ Tools, ở nhóm Security, nhắp mục Kaspersky Rescue Disk, xuất hiện cửa sổ trình duyệt trỏ đến KRD, nhắp đường link tải về Kaspersky Rescue Disk image.

B2: Sau khi tải về tất cả các công cụ như ở phần chuẩn bị, chép tất cả vào một thư mục để dễ làm. Để tạo USB boot KRD, nhắp chuột phải vào file chúng tôi chạy với quyền Administrator, xuất hiện cửa sổ Rufus update policy yêu cầu cập nhật bản mới nhất (máy tính cần có Internet), nhắp nút Yes để đồng ý. Và cuối cùng xuất hiện cửa sổ chính Rufus 3.9.1624 (Portable).

B3: Từ cửa sổ chính Rufus 3.9.1624 (Portable) ở bước 2, nhấn cặp phím Alt+E cho đến khi dòng trạng thái dưới cùng xuất hiện dòng chữ “Dual UEFI/BIOS mode enabled” để tạo ra USB boot được ở cả 2 chế độ UEFI và BIOS Legacy.

B4: Từ cửa sổ chính Rufus 3.9.1624 (Portable), chọn các thông số ở các mục như sau:

– Mục Device: công cụ Rufus tự động xác định được USB cắm vào (ở bài viết này USB có nhãn là USB16GB (E:) [16GB]), nếu máy tính cắm nhiều USB thì chọn USB cần tạo.

– Mục Boot selection: mặc định là Disk or ISO image (Please select), giữ nguyên rồi nhắp nút SELECT bên cạnh để chọn file .ISO Kaspersky Rescue Disk 18, xuất hiện cửa sổ Open, nhắp chọn file .ISO Kaspersky Rescue Disk 18 (có dạng là krd.iso), rồi nhắp nút Open để chọn.

– Mục Partition scheme: để mặc định là MBR.

– Mục Target system: để mặc định là BIOS or UEFI.

– Mục Volume label: để mặc định là KRD, có thể đổi tên nhãn đĩa USB nếu cần.

– Mục File system: để mặc định là FAT32 (Default).

– Mục Cluster size: để mặc định là 8192 bytes (Default).

Sau khi chọn xong 7 mục trên, nhắp nút START để bắt đầu tạo, xuất hiện cửa sổ “Download required” yêu cầu cập nhật phiên bản mới Grub 2.02, nhắp nút Yes để đồng ý, xuất hiện tiếp cửa sổ “ISOHybrid image detected” yêu cầu chọn chế độ ghi file .ISO, nhắp chọn tùy chọn “Write in ISO Image mode (Recommended)” theo đề xuất, rồi nhắp nút OK, xuất hiện tiếp cửa sổ “Rufus” cảnh báo là tất cả các dữ liệu trên USB này sẽ bị xóa sạch, nếu đã chắc chẵn thì nhắp nút OK. Quá trình tạo bắt đầu diễn ra cho đến khi thanh Status xuất hiện chữ READY là xong. Nhắp nút CLOSE để đóng cửa sổ Rufus lại là xong.

B5: Sau khi tạo xong USB boot KRD bằng Rufus, dùng Bootice để kiểm tra các phân vùng của USB. Chạy công cụ Bootice với quyền quản trị Administrator, xuất hiện cửa sổ Bootice, chọn thẻ Physical disk, mục Destination Disk chọn USB cần kiểm tra, rồi nhắp nút Parts Manage, xuất hiện cửa sổ Partition Management, quan sát thấy USB có 1 phân vùng duy nhất là KRD. Sau khi kiểm tra xong, nhắp lần lượt nút Close và Exit để đóng cửa sổ Bootice lại.

B6: Dùng trình quản lý file của Windows để xem nội dung của đĩa USB có những file, folder nào, giúp hiểu rõ hơn về USB boot KRD mới tạo ra.

Chế độ BIOS Legacy:

Chế độ UEFI:

PHẦN 2 – SỬ DỤNG ĐĨA USB BOOT KASPERSKY RESCUE DISK 18 MỚI NHẤT 2024 ĐỂ DIỆT VI-RÚT, MALWARE

B1: Mở máy tính lên (nếu chưa mở) hoặc khởi động lại máy tính (nếu đã mở), nhấn phím để kích hoạt menu Boot Options (với máy HP nhấn F9, máy Dell nhấn F12…), xuất hiện menu Boot Options. Từ menu Boot Options này, chọn USB boot vào chế độ UEFI hoặc BIOS Legacy, tùy máy tính đang sử dụng mà chọn cho phù hợp.

– Chọn USB boot vào chế độ UEFI

– Chọn USB boot vào chế độ BIOS Legacy

B2: Sau khi chọn USB boot vào chế độ UEFI/ BIOS Legacy, chú ý là từ bước 2 này trở đi thì cách sử dụng KRD ở chế độ UEFI/ BIOS Legacy là giống nhau. Ở máy tính mình giả sử boot vào chế độ UEFI, xuất hiện cửa sổ chọn ngôn ngữ sử dụng, chọn English (là tiếng Anh) rồi nhấn Enter. Xuất hiện cửa sổ chọn chế độ cứu hộ (gồm các mục Kaspersky Rescue Disk. Graphic mode, Kaspersky Rescue Disk. Limited graphic mode, Hardware Info, Reboot, Shut Down), ở đây mình chọn mục Kaspersky Rescue Disk. Graphic mode rồi nhấn Enter để tiếp tục.

B3: Tiếp theo bước 2, xuất hiện màn hình chính Kaspersky Rescue Disk 18 với cửa sổ pop-up Warning yêu cầu khởi động lại máy tính và làm theo hướng dẫn, ở bài viết này, mình nhắp nút Skip để bỏ qua, xuất hiện cửa sổ End User License Agreement and Privacy Policy, nhắp chọn 2 tùy chọn bên dưới (là I confirm that…) rồi nhắp nút Accept. Và quá trình nạp KRD diễn ra… cho đến khi xuất hiện cửa sổ chính Kaspersky Rescue Tool.

B5: Khai thác các tính năng khác của Kaspersky Rescue Disk 18. Từ cửa sổ chính Kaspersky Rescue Tool, nhắp nút Tools, xuất hiện cửa sổ System Tools, gồm có các công cụ như Registry Editor, Windows Unlocker, và USB Recover.

B6: Xem phiên bản hiện tại của Kaspersky Rescue Disk 18. Từ cửa sổ chính Kaspersky Rescue Tool, nhắp nút About, xuất hiện cửa sổ About, cho biết phiên bản đang là Version 18.0.11.3 và ngày cập nhật cơ sở dữ liệu là Database release date 04.04.2024.

3. KẾT LUẬN

CHIASEMAYTINHTUCOBAN.COM [06.04.2024]