Phổ Biến 5/2024 # Cách Làm Dorayaki (Bánh Rán Đô # Top 6 Yêu Thích

Xem truyện Đô-rê-mon, ngoài các bảo bối của bạn Mèo Ú thì chắc thứ khiến mình tò mò nhiều nhất là món bánh rán của bạn. Chẳng hiểu món bánh đó có gì kì diệu mà khiến cho một người tài phép đầy mình như bạn mê mệt đến thế Mãi rồi đến gần đây tự làm mình mới hiểu được “tại sao”. Đến bạn chồng kén ăn của mình còn gật gù khen nữa thì biết là “trình độ” quyến rũ của món này cao tới đâu rồi

Làm Dorayaki ban đầu cảm giác rất nhàn. Công thức trên mạng nhiều, tất cả đều ngắn gọn và dễ hiểu, nguyên liệu cũng không có gì đặc biệt. Thế mà mình làm đến mẻ bánh thứ 4, thứ 5 gì đó mới hoàn toàn ưng ý được. Lý do là bởi các công thức hiện tại đều làm Dorayaki theo phương pháp Muffin-Pancake: trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi rán. Cách làm này rất nhanh và dễ. Nhưng nhược điểm là nếu trộn hơi kĩ hoặc hơi lâu một chút thôi là bánh sẽ có vấn đề. Mặc dù khi rán bánh vẫn nở phồng, nhưng ăn sẽ thấy vị bánh hơi dai. Nhìn mặt cắt thấy có nhiều lỗ khí li ti, cảm giác mặt cắt hơi giống kiểu rễ tre như trong bánh bò như trong hình dưới.

1 quả trứng và 1 lòng đỏ (trứng nặng 60 – 65 gram/ quả cả vỏ)

15 gram đường

10 gram mật ong

1/2 thìa cafe vani chiết xuất

80 gram sữa tươi không đường

10 gram dầu ăn

90 gram bột làm bánh ngọt (cake flour/ bột mì số 8) (hoặc thay bằng 75 gr bột mì đa dụng và 15 gr bột ngô – corn starch)

1/2 thìa cafe (teaspoon) bột nở (baking powder)

1 lòng trắng trứng – nhiệt độ phòng

20 gram đường (để đánh bông trứng)

1/8 thìa cafe (teaspoon) cream of tartar

Nhớ chuyển chế độ HD để xem clip được rõ và đẹp nhất nha

Công thức Dorayaki kiểu Pancake

2 trứng gà – lạnh (sẽ giúp bánh nở tốt hơn)

30 gram đường

10 gram mật ong

70 gram bột làm bánh ngọt (bột mì số 8)

1/2 thìa cafe (teaspoon) bột nở (baking powder)

1/2 thìa cafe vani chiết xuất

1. Cho trứng, đường, mật ong và va-ni vào âu. Đánh đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện, không cần trứng bông.

2. Rây bột mì và bột nở vào âu. Trộn đều. Cố gắng trộn càng nhanh càng tốt, không trộn quá kĩ vì sẽ làm bánh dai. Đậy kín âu, để tủ lạnh trong khoảng 15 phút. Nếu khi lấy ra mà bột đặc quá, khó đổ bánh thì có thể thêm 1 thìa cafe nước, trộn đều (tuy nhiên cố gắng không thực hiện việc này vì càng trộn nhiều bột bánh sẽ càng dai hơn).

3. Rán bánh như trong công thức số 1. Khi đổ bột, chỉ cần giữ thìa thẳng đứng vuông góc với chảo là bột sẽ tự chảy dàn thành hình tròn. Lưu ý khi múc bột không quấy đảo bột lên.

– Trong cách làm số 1, cần đánh trứng và trộn bột cẩn thận, tránh để làm vỡ bọt khí vì chính nhờ các bọt khí này mà bánh mới mềm và xốp

– Dùng bơ để rán sẽ ngon hơn là dùng dầu ăn (không bị mùi hôi của dầu cháy)

– Dùng chảo chống dính tốt, đế phẳng. Nên rán trên bếp từ hoặc bếp điện để nhiệt tỏa đều ở đáy chảo (thay vì tập trung vào một số điểm).

– Để lửa rất nhỏ, tránh cho bánh bị cháy nhanh khi phần ruột chưa kịp chín. Mình để mức 2/6 của bếp điện. Đo thử nhiệt kế thì chảo nóng khoảng 100 độ C. Nếu không thể chỉnh lửa nhỏ hơn, các bạn có thể chuẩn bị một chiếc khăn ẩm, trước khi đổ bột vào thì đặt chảo lên khăn để giảm bớt độ nóng của chảo.

* Nhân bánh và cách bảo quản bánh:

– Sau khi rán xong, để bánh nguội hẳn trên rack.

– Trong video mình dùng Nutella thấy rất ngon. Một số loại nhân khác có thể dùng là nhân bơ lạc, kem tươi đánh bông, nhân kem trứng (như nhân bánh Su kem), nhân trà xanh (công thức cuối link) …

– Với bánh làm theo công thức số 1, có thể bọc bánh bằng nilon, để tủ lạnh trong 1 – 2 ngày kể từ khi làm. Khi ăn thì để bánh ra ngoài cho bánh trở về nhiệt độ phòng và mềm trở lại. Hoặc cho bánh vào lò vi sóng (đậy bánh kín để bánh không bị khô), làm nóng trong khoảng 20 – 30 giây với công suất 600 Watt. Nhân bánh nên trét vào ngay trước khi ăn sẽ ngon hơn.

Ngoài ra các bạn cũng có thể bọc kín bánh rồi bảo quản trong ngăn đá, trước khi ăn rã đông bánh trong ngăn mát rồi để bánh trở về nhiệt độ phòng. Nếu để đông lạnh thì sẽ giữ được bánh trong khoảng 2 – 3 tháng.

* Một vài thất bại thường gặp và cách khắc phục

– Bánh không nâu đều, bị loang lổ là do trong chảo còn nhiều dầu hoặc chất béo như bơ, cần lau sạch.

– Bánh không nở được:

Nếu làm theo công thức số 1 mà bánh không nở được hoặc bị chai thì lí do là đánh trứng không đủ độ bông hoặc trộn sai kĩ thuật làm bọt khí bị vỡ.

Nếu làm theo công thức số 2 thì bánh chai là do trộn bột hơi lâu và kĩ quá

– Bánh sau khi rán xong vẫn còn vị trứng hoặc bị ướt: bánh chưa đủ chín, cần xem lại nhiệt hoặc rán trong thời gian lâu hơn.