Phổ Biến 5/2024 # Cách Làm Tỏi Ngâm Giấm Ăn Phở Trắng Ngon Không Bị Xanh # Top 6 Yêu Thích

Tỏi ngâm dấm là một trong những gia vị ăn kèm không thể thiếu khi ăn phở, bún. Bạn có thể đặt mua tỏi ngâm dấm làm sẵn tại các cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, những loại dấm tỏi này chỉ cho hương thơm nhẹ, tép tỏi không giòn.

Mặt khác, giấm tỏi ớt là một món ăn đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Cùng bắt ta vào làm tỏi gâm dấm ăn phở để giúp quá ăn của mình có những món ăn kèm thật ấn tượng.

Tỏi ớt ngâm dấm ăn phở được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, rất dễ mua, dễ tìm. Chỉ cần chọn được những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, bạn đã có thể làm ra món dấm tỏi chuẩn vị, thơm nức mũi.

Các nguyên liệu làm tỏi ngâm giấm ăn phở

Tỏi 5 củ

Ớt tươi 5 quả (có thể chọn ớt sừng hoặc ớt hiểm để tăng vị cay nồng nhẹ). Lưu ý chọn quả tươi, không héo hoặc sâu

Dấm nuôi: 200ml

Phèn chua: 25g.

Chanh: 1 quả.

Gia vị: Đường, muối, bột tỏi.

Bình thủy tinh có nắp đậy kín

Cách chọn tỏi ngon để làm tỏi ngâm dấm

Tỏi là nguyên liệu chính để làm dấm tỏi ớt ăn phở. Vì vậy chọn tỏi là công đoạn rất quan trọng quyết định độ thơm ngon và chất lượng thành phẩm. Nếu không may chọn phải tỏi non, món giấm tỏi ớt có màu xanh và hương vị không đạt yêu cầu. Lượng dinh dưỡng cũng không đảm bảo được như tỏi già.

Đối với công việc kinh doanh thì hình thức thẩm mỹ là điều rất quan trọng. Do vậy, tô phở, hủ tiếu, bún bò,… ngon mắt thì không thể để được gia vị tỏi ngâm giấm có màu xanh được.

Chọn loại tỏi ta củ nhỏ, tép bé, thật già củ. Tép tỏi dày cứng, hương thơm nồng và mạnh. Khi ngâm tỏi có vị giòn, ngâm lâu cung không nhũn, cho mùi thơm đặc biệt.

Lưu ý không chọn loại tỏi ngoại lai củ to vì loại tỏi này rất xốp. Mặc dù giá rẻ hơn tỏi ta nhưng giá trị dinh dưỡng và chất bổ thấp. Khi ngâm không thơm và giòn.

Chọn củ tỏi ta có màu bên ngoài hơi tím, Có độ rắn và cầm rất chắc tay

Vỏ bên ngoài đầu củ tỏi phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng, nếu lớp vỏ bị nhăn, không căng, mẩy thì không nên lấy.

Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Tránh chọn những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm.

Cách ngâm giấm tỏi ớt trắng giòn không bị xanh

Cách làm tỏi ngâm dấm ăn phở rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tỏi bóc sạch vỏ, có thể bổ đôi hoặc thái lát. Tuy nhiên nếu để nguyên tép thì tỏi ngâm sẽ giòn hơn. Sau đó ngâm tỏi trong nước muối, để qua đêm cho ra hết nhớt. Sáng hôm sau vớt ra, rửa sạch tỏi với nước ấm, để ráo nước.

Ớt, chanh bỏ cuống, rửa sạch. Ớt để ráo nước, bỏ hạt thái vát mỏng. Bạn cũng có thể để cả quả nếu muốn.

Bình thủy tinh rửa sạch. Luộc bình ngập trong nước sôi từ 15 – 20 phút để khư trùng. Sau đó để khô ráo nước

Bước 2: Ngâm tỏi ớt với dấm

Đun sôi 400ml nước lã với phèn chua. Sau đó cho tỏi vào trụng sơ rồi vớt ra để ráo nước. Lưu ý cho tỏi vào rồi vớt ra ngày chứ không để quá lâu khiến tỏi chín mềm. Công đoạn này có tác dụng tạo độ cứng giòn, tỏi sẽ không bị nhũn trong quá trình ngâm.

Pha hỗn hợp gồm: 200 ml dấm, 100 ml nước lọc, 2 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối. Sau đó đổ hỗn hợp này vào nồi, đun sôi, để nguội.

Lấy hũ thủy tinh, cho tỏi, ớt và hỗn hợp dấm trắng vào sao cho dấm phải ngập hết tỏi và ớt. Khi đã hoàn tất, bạn đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Sau 10 – 15 ngày bạn có thể cùng tỏi ngâm dấm ăn phở. Hũ dấm tỏi thành công có màu đục nhẹ, tép tỏi trắng giòn không bị ủng. Dấm không bị váng, tỏa hương thơm mùi tỏi ớt nồng.

Mỗi lần ăn lấy khoảng 3 tép tỏi cùng 1 chút dấm ớt cho vào bát, khuấy đều. Hương thơm của tỏi ngâm dấm hòa quyện với vị phở gây kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng.

Lưu ý đậy nắp hộp sau mỗi lần sử dụng để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn môi trường.

Những lưu ý khi làm tỏi ngâm giấm ớt

Tại sao tỏi ngâm giấm bị xanh?

Có nhiều trường hợp tỏi ngâm dấm có màu xanh lam. Nhiều người hiểu lầm tỏi bị bệnh hoặc thuốc, khi ngâm tiết ra chất độc làm xanh dấm. Tuy nhiên sự thực không phải như vậy.

Tỏi ngâm dấm bị xanh là do bạn chọn phải củ tỏi non. Khi ngâm các chất trong tỏi non tiết ra, gặp dấm ăn và chuyển màu xanh.

Tỏi ngâm dấm bị xanh có ăn được không?

Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng bình thường. Dấm tỏi có màu xanh không phải do chất độc. Thậm chí, nhiều trường hợp tỏi khi ngâm có màu xanh nhưng sau 1 tuần lại chuyển về màu trắng như bình thường.

Tỏi ngâm dấm màu xanh hoàn toàn có thể ăn được và không hề bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Hạn chế duy nhất là nếu bạn chọn phải tỏi non, giá trị dinh dưỡng và tác dụng không tốt như khi sử dụng tỏi già.

Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì?

Tỏi gâm dấm không chỉ là một loại gia vị ăn kèm mà con được xem như loại thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh và đẩy lùi nhiều bênh nguy hiểm. Trong đó có cả ung thư.

Thành phần chính của tỏi ngâm dấm là tỏi – loại gia vị chứa nhiều dưỡng chất có lợi cơ thể. Đặc biệt khi ngâm lâu trong giấm, tác dụng chữa bệnh của tỏi còn được tăng gấp 4 lần.

– Thường xuyên ăn tỏi ngâm dấm giúp làm giảm colesterol trong máu, ngăn ngừa sơ cứng động mạch, giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm còn có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu hơn.

– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỏi giấm, tỏi tươi đóng góp một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư đường ruột). Các hoạt chất Ajoene, S-allystein, Diallyl Disulphide có trong tỏi giúp làm chậm tốc độ phát triển của các khối u như: ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày…

Vì những lợi ích tuyệt vời trên, hãy sử dụng tỏi gâm dấm thường xuyên để bữa ăn thêm ngon miệng và giúp cơ thể tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm.