Đề Xuất 5/2024 # Cách Để Logo Tạo Ấn Tượng Với Khách Hàng # Top 2 Yêu Thích

Đi theo xu hướng, Twitter quyết định mua lại bức vẽ một chú chim của nhà thiết kế Simon Oxley để sử dụng làm logo. Và chính chú chim này đã làm lên một logo thành công bởi nó quá đúng chất Twitter trong lòng cộng đồng mạng.

Khi thấy một chiếc ô tô có biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh, người tiêu dùng biết ngay đó là dòng xe sang trọng Mercedes-Benz. Nếu chiếc xe đó có biểu tượng hình cánh quạt trắng xanh, đó là một chiếc BMW. Và nếu chiếc xe đó mang biểu tượng 4 vòng tròn lồng vào nhau đó là một chiếc Audi…

Tại sao lại có thể phân biệt như vậy? Có rất nhiều yếu tố để nhận biết một thương hiệu sản phẩm, trong đó có logo. Logo được coi là biểu tượng cho các doanh nghiệp, là công cụ quảng bá và phát triển hình ảnh quan trọng của các nhà marketing. Logo luôn là hình ảnh đầu tiên nhắc tới thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Chỉ với những logo trên một sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng đã có thể phân biệt thương hiệu của từng nhà sản xuất.

Logo hiện nay không còn chỉ là những hình vẽ minh họa mà còn là hình ảnh, kiểu chữ, hoa văn hay thậm chí là bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào làm khách hàng ghi nhớ, chẳng hạn hình ảnh ông đại tá già của KFC,… Việc xây dựng logo không chỉ đem lại ý nghĩa với những doanh nghiệp lớn, mà những shop online nhỏ, những website kinh doanh trực tiếp cũng nên xây dựng cho mình một hình ảnh nhận diện riêng. Tuy nhiên một logo thu hút người dùng cần những yếu tố gì, Bizweb sẽ giới thiệu cho các bạn những yêu cầu khi thiết kế logo. 1. Đơn giản nhưng có điểm nhấn

Logo là cầu nối giữa người tiêu dùng và thương hiệu vì vậy bạn cần đảm bảo rằng thiết kế logo của mình phù hợp với thông điệp chung mà công ty muốn gửi gắm đến khách hàng. Hãy lấy chúng tôi làm ví dụ, logo của họ khác biệt ở mũi tên phía dưới với đầu là chữ A và chóp mũi tên là chữ Z, hàm ý ở đây là khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ A đến Z.

Hoặc với Apple, màu sắc cầu vồng trên logo cũ biểu tượng cho tinh thần tự do của một công ty mới nổi trong môi trường công nghệ nhưng hiện tại nó không còn phù hợp. Hình ảnh quả táo đơn giản, chỉ có một màu đen hay xám muốn truyền tải: Chúng tôi làm công nghệ nhưng chúng tôi là công nghệ thân thiện, công nghệ dễ sử dụng.

Nếu bạn muốn công ty phát triển lâu dài, bạn nên suy nghĩ thật sự nghiêm túc về những thông điệp gửi đến khách hàng và cách bạn muốn truyền tải chúng qua logo của mình. 3. Ấn tượng

Mỗi ngày, khách hàng truy cập vào hàng chục website khác nhau và đồng nghĩa với việc họ bắt gặp một loạt logo. Nếu logo của bạn không có điểm gì nổi bật, chắc chắn nó sẽ biến mất ngay sau khi khách hàng rời khỏi trang web. Một logo ấn tượng sẽ khiến bạn nổi trội hơn trong “mớ” lộn xộn các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và từ đó giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Sự ấn tượng ở đây có thể đến từ màu sắc (Google, Mc Donald), hình vẽ thậm chí một hình ảnh đối lập nhau. Ví dụ logo của McDonald’s chỉ đơn giản là chữ cái M nhưng vẫn gây được ấn tượng với khách hàng bởi màu vàng và đỏ. Từ góc độ tâm lý, màu sắc “vàng” kích thích sự thèm ăn của con người đồng thời gây nên sự chú ý. Cùng với những món đồ ăn nhanh của hãng, logo McDonald’s đã bao phủ khắp nơi trên thế giới.

Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị với một logo ấn tượng sẽ giúp cho bạn đến gần với người tiêu dùng hơn 4. Hãy gắn cho logo một câu chuyện

Điều thu hút của một logo là gì, không chỉ nằm ở hình thức mà còn xoay quanh câu chuyện của chính bản thân nó. Tất cả những logo của các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều chứa đựng những câu chuyện mang tính nhân văn, trải nghiệm hay đơn giản chỉ là sự nhầm lẫn.

Ví dụ logo của Twitter là một con chim xanh. Điều thú vụ là chú chim xanh ấy không phải do công ty Twitter (Mỹ) hay một nhà thiết kế nổi tiếng nào đó nghĩ ra. Nó xuất hiện ngẫu nhiên trong cộng đồng người dùng Twitter từ năm 2006 khi mạng này khai trương trang blog, âm thanh của những tin nhắn cá nhân giống tiếng kêu tweet – “chiêm chiếp” của những chú chim. Đi theo xu hướng, Twitter quyết định mua lại bức vẽ một chú chim của nhà thiết kế Simon Oxley để sử dụng làm logo. Và chính chú chim này đã làm lên một logo thành công bởi nó quá đúng chất Twitter trong lòng cộng đồng mạng.

Những câu chuyện mang tính chất bí ẩn, gian nan, thử thách xung quanh việc tìm kiếm một logo thích hợp thường thu hút sự chú ý của khách hàng. Thầy giáo đại học của tôi đã từng nói rằng : “Đừng bao giờ nghĩ rằng, logo chỉ là một hình ảnh mình tạo nên, là một thứ vô tri vô giác. Điều làm khán giả ấn tượng với một logo đôi khi không phải là những chi tiết trong nó mà chính là câu chuyện nó mang bên mình”. 5. Đạt yêu cầu sau khảo sát thị trường

Một logo phục vụ hoạt động kinh doanh nói đúng ra là hướng tới khách hàng. Dù với bạn nó mang nhiều ý nghĩa nhưng đối với khách hàng chúng thật sự khó nhớ, khó hiểu thì đó là một logo thất bại. Với sự phát triển mạnh của Internet hiện nay, hãy thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với khách hàng trên trang web của bạn. Những lời góp ý của khách hàng đôi khi đem lại cho bạn nhiều ý tưởng mới.

Đồng thời việc thực hiện khảo sát còn giúp khách hàng nhận ra bạn thực sự tôn trọng họ. Điều này sẽ thực sự trong kinh doanh.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác