Xem Nhiều 5/2024 # Cách Tạo Tài Khoản Paypal Business 2024 Chi Tiết # Top 0 Yêu Thích

Đáp ứng nhu cầu của độc giả Tự Học MMO về làm thế nào để kiếm tiền online hiệu quả, mình muốn giới thiệu tới bạn các khóa học kiếm tiền online uy tín và chất lượng nhất hiện nay.

Chào bạn, mình đã có hướng dẫn bạn cách đăng ký tài khoản PayPal để giao dịch online, tuy nhiên đó là loại tài khoản PayPal Personal. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách tạo tài khoản PayPal Business.

PayPal có 2 loại tài khoản cho người dùng đăng ký:

Bài viết này, mình cũng sẽ giải đáp sự khác nhau giữa 2 loại tài khoản PayPal Personal và PayPal Business là gì.

Bạn có thể nhận tiền, rút tiền và chuyển tiền thông qua tài khoản PayPal ( là địa chỉ email bạn dùng đăng ký PayPal).

Ưu điểm tốt nhất của PayPal chính là việc nó đóng vai trò trung gian giữa thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng nên mọi giao dịch đều rất an toàn và bảo mật.

Các cá nhân muốn đăng ký tài khoản PayPal phải trên 18 tuổi.

B. Phân biệt tài khoản PayPal Personal và Business

Khi đăng ký PayPal, bạn sẽ nhìn thấy 2 lựa chọn ứng với 2 loại tài khoản PayPal:

Buy with PayPal: Tài khoản PayPal personal dành cho cá nhân.

Receive payments with PayPal: Tài khoản PayPal Business dành cho doanh nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân kinh doanh với số lượng chuyển khoản lớn.

Thông thường, khi mới bắt đầu bạn nên chọn loại tài khoản Personal, sau khi đăng ký xong bạn nâng cấp lên thành Business Premier, sẽ không còn giới hạn gì cả.

Tuy nhiên thì PayPal cho phép bạn sở hữu cả 2 loại tài khoản này nên có thể đăng ký cả 2.

Mình sẽ nói rõ sự khác biệt giữa 2 loại tài khoản này là gì?

Phù hợp với những người mua sắm online thông thường, nhận và chuyển tiền bình thường.

Đặc điểm:

Tỉ lệ bị limit PayPal thấp.

Khi tài khoản đã verify, không có giới hạn khoản tiền gửi, nhận. Giới hạn cho 1 transaction là 10.000$. (trước đây thì PayPal giới hạn nhận gửi 500$/ tháng nhưng hình như giờ đã bỏ rồi).

Chịu phí giao dịch theo quy định của PayPal.

Các món hàng mua đủ điều kiện sẽ được hưởng chương trình “Bảo vệ người mua”.

Phù hợp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên giao dịch online nhận tiền, kinh doanh online với số lượng chuyển khoản lớn.

Đặc điểm:

Chịu phí giao dịch theo quy định PayPal.

Chấp nhận tất cả loại thanh toán qua Credit/ Debit Card và PayPal balance của người mua. Với tài khoản personal, khi bạn gửi tiền cho người khác, tiền chỉ trừ từ PayPal balance.

Được hỗ trợ 24/7 với chương trình Seller Protection cho bất cứ giao dịch nào.

Khi đăng ký mới, số tiền có thể được giữ tạm thời trong tài khoản. Sau khi đã có lịch sử giao dịch tốt, bạn có thể rút tiền ngay lập tức.

Không bị giới hạn tiền nhận, gửi.

Có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị limit (trừ trường hợp IP dính blacklist), do đó mức độ bảo mật cũng kém hơn PayPal Personal.

Tỉ lệ limit cao.

Mỗi người được phép đăng ký và sử dụng cùng lúc 2 tài khoản PayPal: 1 doanh nghiệp và 1 cá nhân.

Nếu bạn đã đăng ký 1 tài khoản PayPal Personal rồi, bạn có thể đăng ký thêm 1 tài khoản Business nữa. Không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nâng cấp tài khoản Personal lên Business hoặc hạ cấp tài khoản Business xuống Personal rất dễ dàng.

Nhưng mình khuyên bạn không nên nâng cấp hay hạ cấp làm gì.

Trường hợp bạn dùng tài khoản Personal khi giao dịch số tiền tăng đột biến trong thời gian ngắn rất dễ bị khóa tài khoản, và việc mở khóa mất thời gian trong khi tài khoản Business được ưu tiên hỗ trợ.

Nếu bạn kinh doanh, bán hàng online, hoặc giao dịch rất nhiều qua PayPal, mình khuyên bạn nên đăng ký tài khoản Business. Đồng thời hãy chọn hình thức kinh doanh là Individual để sau này không bị yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi gặp vấn đề xác minh tài khoản.

C. Hướng dẫn cách tạo tài khoản PayPal Business mới nhất

Để đăng ký tài khoản PayPal, bạn cần chuẩn bị:

01 địa chỉ email đang hoạt động. Mình thường dùng địa chỉ Gmail cho tiện lợi.

01 thẻ Visa (Visa Debit, Credit hoặc Prepaid đều được) có ít nhất 2$ trong tài khoản để verify xác thực tài khoản. Nên dùng thẻ của ACB, VCB, Techcombank, Vietinbank, TPbank,…

Nên đăng ký dịch vụ SMS Banking hoặc Internet Banking.

CMND/ Thẻ CCCD của bạn.

01 số điện thoại cá nhân.

Lưu ý khi đăng ký tài khoản Paypal Business nếu bạn đang sở hữu tài khoản PayPal personal:

Quy định 1 cá nhân có thể sở hữu cùng lúc 2 tài khoản PayPal khác loại, tuy nhiên:

Thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, chứng minh nhân dân có thể giống nhau.

Email đăng ký phải khác nhau.

Thẻ Visa/ MasterCard/ CreditCard để verify phải khác nhau. Nghĩa là bạn nên làm 2 thẻ Visa tại 2 ngân hàng khác nhau là được.

Không được đăng ký 2 tài khoản cùng loại với 1 thông tin cá nhân.

Giao diện đăng ký tiếng Việt, bạn có thể chuyển đổi sang tiếng Anh ở phía cuối trang.

Bước 1: Bạn truy cập trang chủ PayPal và nhấn vào Sign Up hoặc Sign Up Now

Surname: Họ & tên đệm. Ví dụ: Nguyen Van, Le Minh,…

Givenname: Tên của bạn.

Business name: Họ tên đầy đủ của bạn, phải ghi đúng vì giao dịch sẽ chuyển tiền qua tên này.

Số điện thoại: Ví dụ: Sđt bạn là 0987654321 thì bạn điền 987654321

Business address: Địa chỉ nơi bạn sinh sống. Viết tiếng Việt không dấu.

City/Province: Tỉnh/thành phố bạn đang sống.

What will be your primary currency: Để mặc định là USD.

Bước 3: Tiếp theo bạn điền thông tin doanh nghiệp, nhấn Continue

Lưu ý: Nếu bạn đăng ký dạng cá nhân nhớ chọn loại business là Individual như vậy bạn sẽ không cần giấy phép kinh doanh.

Ngày sinh điền theo cấu trúc: tháng/ngày/năm (mm/dd/yyyy). Nhấn Submit

Đến đây việc đăng ký PayPal cơ bản đã hoàn tất, bạn đã có thể đăng nhập vào tài khoản Paypal Business.

Bước 1: Đăng nhập vào PayPal và chuyển sang phần Account set-up

Nhấn Link your bank account (liên kết với tài khoản ngân hàng).

Account number: Số tài khoản ngân hàng.

Bank name: Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng.

SWIFT code: Mã quy định dành cho từng ngân hàng, mỗi ngân hàng có một SWIFT code riêng.

Bước 2: Điền thông tin tài khoản ngân hàng và nhấn Link Your Bank

Thẻ Visa ACB Prepaid: Số tài khoản là 16 số ở mặt trước của thẻ.

Thẻ Visa ACB Debit: Account Number là số tài khoản.

Thẻ ATM thì Account Number chính là số tài khoản liên kết với thẻ

Để biết được Bank name và SWIFT code của ngân hàng, bạn tra ở đây.

Lưu ý phần Account number: Thông thường số trên mặt thẻ sẽ khác với số tài khoản ngân hàng. Ngoại trừ:

Bước 3: Xác thực thẻ Visa

Chọn Confirm your card

PayPal sẽ thông báo với bạn là có 4 mã digit-code cần nhập vào để hoàn tất verify.

Thông báo xác thực thẻ Visa thành công. Kiểm tra lại trạng thái tất cả đều đã xác thực hết.

Như vậy là kết thúc quá trình tạo tài khoản PayPal Business năm 2024.

Từ giờ khi thanh toán giao dịch quốc tế, bạn chỉ cần chọn phương thức thanh toán là PayPal và có thể sử dụng tài khoản Personal và Business đều được.

Cực kỳ an toàn và thuận tiện!

Có vấn đề gì không rõ bạn có thể xem lại các bài viết của mình trong chuyên mục kiến thức PayPal.

Lê Huy – mình yêu thích Digital Marketing, SEO, Ads, thích viết lách, tìm tòi kiến thức mảng kiếm tiền trên mạng. Mình rất trân trọng để nhận bất cứ những góp ý nào của độc giả đến với blog Tự Học MMO.