Thịnh Hành 4/2024 # Tòan Tập Về Email Marketing ? Cách Làm Email Marketing Hiệu Quả # Top 8 Yêu Thích

Email marketing là gì?

Đây là hình thức sử dụng thư điện tử có nội dung về bán hàng/thông tin/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà marketer mong muốn. Các khách hàng đã được marketer tìm hiểu kỹ để phân biệt với các hình thức spam email. Đồng thời, khách hàng có thể từ chối việc nhận email.

[su_note note_color=”#FFE08E” text_color=”#333333″ radius=”3″ class=”” id=””]

– Marketer cần có chiến lược thu nhập Email bài bản: Địa chỉ Email mà doanh nghiệp bạn thu thập được cần phải từ khách hàng biết tới thương hiệu/dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Họ tự nguyện đăng ký thông tin hoặc muốn nhận được điều gì đó cực kỳ hữu ích từ bạn.– Marketer dùng Email marketing trong tùy từng ngách phù hợp: Thực tế, không phải ngách nào cũng có thể triển khai chiến dịch Email marketing. Bởi đặc thù khách hàng rất hiếm khi sử dụng Email, họ chỉ sử dụng Email để đăng ký tài khoản trực tuyến là chính.– Marketer cần phải có chiến lược phân phối Email và làm tốt phần nội dung: Marketer cần gửi 2 đến 3 Email trong vòng 1 tuần là đủ. Nội dung trong mỗi Email cần tránh việc PR quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên tâm trung đem lại giá trị và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

[/su_note]

Tại sao Email marketing lại quan trọng?

Email marketing giúp tiết kiệm chi phí ở mức tối thiểu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kênh marketing như: Truyền hình, báo giấy,….Tuy nhiên, các kênh truyền thông này vừa mất nhiều công sức vừa mất nhiều chi phí.

Trong khi đó, công cụ Email marketing lại có chi phí thấp hơn rất nhiều mà hiệu quả lại cao hơn gấp đôi. Các marketer và doanh nghiệp có thể gửi thông điệp tới đúng khách hàng thân thiết một cách nhanh nhất.

Tỷ lệ thành công rất cao

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0, cùng với sự phổ biến của hòm thư điện tử hiện nay. Việc các doanh nghiệp đầu tư vào Email marketing là quyết định đúng đắn. Bởi tỷ lệ thành công trong quá trình tiếp thị Email được đánh giá cao thông qua khả năng cá nhân hóa (personalization) vô cùng hiệu quả.

Tốc độ gửi thông điệp nhanh chóng

Với công cụ truyền thông Email marketing, các doanh nghiệp có thể gửi thư đến email của hàng ngàn người cùng một lúc. Thao tác chỉ diễn ra trong tích tắc, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí.

Thống kê thông tin chi tiết

Với Email marketing, doanh nghiệp dễ dàng biết được có bao nhiêu người đã nhận thư thông điệp? Có bao nhiêu người đã đọc thư thông điệp của đơn vị bạn? Có bao nhiêu người đã nhấp vào đường link bạn dẫn nào đó ở trong thư.

Hướng thông điệp đúng mục tiêu

Rất linh hoạt

Với Email marketing, doanh nghiệp có thể chủ động lên lịch hẹn giờ gửi thư. Hình thức này không bị giới hạn từ các hình thức thiết kế, nội dung cũng như số lượng khách hàng nhận.

Tăng khả năng nhận biết hình ảnh, thương hiệu

Mỗi một thông điệp Email Marketing đưa ra, doanh nghiệp có thể chèn logo, hình ảnh của đơn vị mình. Điều này giúp tăng khả năng nhận biết về hình ảnh, thương hiệu của khách hàng về công ty bạn. Hoặc thông qua nội dung thông điệp, bạn đưa ra các chính sách ưu đãi riêng dành cho khách hàng “trung thành” của mình. Từ đó, giúp họ tiếp cận được các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của đơn vị bạn.

Giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về khách hàng

Công cụ truyền thông Email marketing có khả năng tăng số lượng khách hàng có mong muốn trao đổi và sử dụng dịch vụ/sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, doanh nghiệp biết được khách hàng của mình đang mong muốn điều gì. Phản ứng và thái độ khách hàng ra sao khi nhận được thông điệp Email marketing.

Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến dịch Email marketing được đánh giá là công cụ truyền thông hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại. Là kênh giúp thương hiệu, thông điệp của doanh nghiệp bạn hiện hữu lâu trong tâm trí của quý khách hàng.

Nếu khách hàng của doanh nghiệp nhớ tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Tức tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ tăng lên bởi có thể họ sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của đơn vị bạn tới người thân hoặc bạn bè của họ. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng mức độ uy tín và thúc đẩy sự phát triển trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Triển khai Email marketing đúng đắn

Bước 1: Tiến hành xác định mục tiêu trong Email marketing

Bước đầu tiên trong việc triển khai chiến lược Email marketing chính là dành thời gian để xác định mục tiêu của mình. Doanh nghiệp bạn đang muốn đạt được điều gì với công cụ truyền thông Email?

Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tới loại chiến dịch mà đơn vị bạn gửi cho khách hàng. Chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp bạn thiết lập các mục tiêu trong Email marketing chính xác là liên kết chúng với mục tiêu tiếp thị cùng KPI rộng hơn của doanh nghiệp bạn.

Đây cũng là mục tiêu để bạn thúc đẩy đăng ký mới cho sản phẩm/dịch vụ của đơn vị. Tìm thêm tập khách hàng tiềm năng mới vào đội ngũ bán hàng cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng khách hàng tiềm năng bằng Email marketing

Nếu doanh nghiệp bạn có kế hoạch dùng email để giữ liên lạc với tập khách hàng hiện tại. Thì danh sách email có thể xây dựng bằng cách nhập chi tiết tập khách hàng hiện tại của đơn vị vào công cụ tiếp thị email đã chọn.

Trước khi nhập liên hệ, bạn cần đảm bảo doanh nghiệp bạn có đủ quyền để gửi email cho toàn bộ khách hàng đăng ký này. Còn đối với trường hợp bạn muốn dùng email để tiếp cận với khách hàng mà bạn chưa có địa chỉ email chính xác. Bạn cần triển khai nắm bắt địa chỉ email, đồng thời xây dựng danh sách của doanh nghiệp ngay từ đầu.

Hiện trên thị trường kinh doanh đã sáng tạo ra công thức 2 phần để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng danh sách email chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Công thức 2 phần đó cụ thể là: Danh sách email lớn= Ưu đãi có giá trị + cơ hội đăng ký email đơn giản.

Bước 3: Cách gửi Email hiệu quả

Bước tiếp theo trong quá trình triển khai chiến lược Email marketing hiệu quả đó chính là quan tâm tới cách gửi Email hiệu quả. Bước này luôn được các marketer đặc biệt quan tâm bởi nó là điểm cốt lõi quyết định tới chiến dịch Email marketing có hiệu quả hay không.

Các doanh nghiệp, marketer cần phải xây dựng danh sách email cụ thể và chính xác nhất. Sau đó, marketer sẽ phải lên tiêu đề email sao cho ấn tượng và thu hút khách hàng nhất. Nếu làm tốt ước này thì tỷ lệ khách hàng nhận được email mở ra đọc rất cao.

Bước 4: Chọn dịch vụ Email marketing phù hợp

Để một chiến lược Email marketing được triển khai đúng đắn và hiệu quả, các doanh nghiệp và marketer nên sử dụng những dịch vụ chuyên về email marketing vì họ có những công cụ đo lường được kiểm chứng, phù hợp để quản lý chiến dịch E.M của bạn.

Top 10 Dịch Vụ Email Marketing tốt nhất thế giới 2024

Hiện nay trên thị trường có nhiều dịch vụ cung cấp giải pháp email marketing nổi tiếng như: Mailchimp, iContact,AWeber, AutoPilot,…

Bước 5: Cá nhân hóa chiến dịch Email marketing của bạn

Tới bước 5, với danh sách khách hàng chuẩn mà doanh nghiệp bạn đang có. Bạn cần phải cá nhân hóa các Email marketing tới mỗi khách hàng. Điều này sẽ giúp cho khách hàng của doanh nghiệp bạn cảm thấy đơn vị bạn quan tâm tới họ.

Dĩ nhiên, đây không phải là Email spam hàng loạt. Bạn có thể soạn thảo các đề mục như: “Chào anh Tuấn Anh” thay cho việc “Chào anh/chị”. Từ đó, khách hàng của doanh nghiệp bạn sẽ muốn mở thư điện tử ra để đọc hơn.

Đo lường chiến dịch Email marketing

Bước 1: Đo lường mục tiêu như đã đề ra

Đo lường mục tiêu đề ra ban đầu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và marketer cần phải các thông số cùng tiêu chuẩn đo lường phù hợp. Marketer cần quan tâm tới việc phác thảo hệ thống các thông số thích hợp với chiến lược chung. Từ đó, cung cấp các dữ liệu có giá trị cho các thành viên thực hiện chiến dịch Email marketing.

Các doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiều công cụ để tự động hóa những công đoạn trong quá trình giám sát, báo cáo. Các công cụ này được định hình tới việc giám sát thông số đã chọn theo chu kỳ cụ thể. Đồng thời đem lại các biểu đô hoặc báo cáo kết quả đạt được sau chiến dịch.

Quá trình phản hồi mang tới một số lượng lớn các thông tin đa dạng. Các marketer cần phải áp dụng giới hạn và quyền hạn cùng kết quả đo lường để đúc kết các thông tin hữu ích về chiến dịch Email marketing.

Dĩ nhiên, việc đo lường mục tiêu chiến dịch như đã đề ra không phải một số một chiều có thể làm được. Bởi các doanh nghiệp đã thu thập được một khối lượng thông tin khổng lồ từ chiến dịch truyền thông.

Bước 2: A/B Testing

A/B testing được hiểu là kiểm tra phân tách số liệu marketing. A/B Testing là phương pháp dùng để kiểm tra các vấn đề ảnh hưởng tới hiệu quả marketing. Từ đó, các marketer sẽ so sánh các vấn đề với nhau để tối ưu chiến lược kinh doanh Email marketing hiệu quả.

Việc ứng dụng A/B Testing khi bắt đầu chạy hoạt động marketing là phương pháp tốt để marketer nắm rõ cách tăng lượng truy cập cho website. Từ đó, tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng lớn từ lượt truy cập đó.

Trong kinh doanh trực tuyến, có nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút số lượng khách hàng truy cập lớn như: Email, landing page hoặc call to action. Nếu bạn tìm hiểu và sử dụng công cụ đo lường A/B Testing nghiêm túc, bạn sẽ cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi cực kỳ cao.

Việc làm tăng các kênh thu hút khách hàng tiềm năng cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Marketer nên tận dụng cơ hội này khi đối thủ sử dụng A/B Testing sai cách.

Bước 3: Phân tích CTR, tỉ lệ mở Email

Tại sao 75% email tiếp thị của bạn không bao giờ được đọc?

Do đó, nếu doanh nghiệp bạn gửi email cung cấp cho người xem cơ hội để tải tài liệu xuống. Bạn cần phải xác định xem người nào thực sự tải tài liệu đó và người tải tải liệu chính là một sự chuyển đổi.

Thực tế, định nghĩa về chuyển đổi luôn được gắn trực tiếp cùng với lời kêu gọi hành động trong email. Tỷ lệ chuyển đổi là một trong số các số liệu quan trọng nhất giúp xác định mức độ mà doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu đề ra ngay từ đầu.

Bước 4: Cải thiện hành vi khách hàng

Đây là bước cuối cùng trong đo lường chiến dịch Email marketing. Thường các bảng phân tích kinh doanh qua công cụ truyền thông Email sẽ giúp marketer nắm rõ được các chỉ số quan trọng. Trong đó, tỷ lệ chuyển đổi qua Email là chỉ số quan trọng nhất, tác động tới hành vi mua hàng của khách hàng.

Tới bước này, marketer sẽ dựa vào số liệu thu thập được, từ đó sẽ ngồi lại để phân tích đánh giá. Tỷ lệ khách hàng mở đọc thư điện tử có cao không? Tỷ lệ khách hàng liên hệ để hỏi thêm về dịch vụ/sản phẩm ra sao? Khách hàng quan tâm tới sản phẩm thuộc độ tuổi nào? Giới tính nào nhiều hơn? Lý do khách hàng chọn dịch vụ/sản phẩm của đơn vị bạn là gì? Lý do khách hàng không chọn dịch vụ/sản phẩm là gì?

Bạn cần phải đưa ra được câu trả lời chính xác từ bộ câu hỏi đặt ra trên. Từ đó, bạn mới đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện hành vi của khách hàng. Nếu khách hàng không mua sản phẩm/dịch vụ vì giá thành quá cao, bạn cần phải có điều chỉnh và đánh vào tập khách hàng có thu nhập cao hơn. Nếu khách hàng không ứng ý về mẫu mã sản phẩm, bạn có thể điều chỉnh là thiết kế mẫu mã để thu hút thị hiếu của khách hàng,…..

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng số liệu và khách hàng cụ thể. Các doanh nghiệp và marketer sẽ đưa ra được các chiến lược cải thiện hành vi hiệu quả. Từ đó, thúc đẩy quá trình kinh doanh được tăng trưởng cao hơn.