Xu Hướng 5/2024 # Tự Học Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Nướng Cực Ngon Đúng Kiểu Sài Gòn Tại Nhà # Top 4 Yêu Thích

Cách nấu cơm tấm hạt nguyên tròn dẻo mà không bị nhão

Nguyên liệu để nấu cơm tấm đúng kiểu Sài Gòn quan trọng nhất là phải chọn đúng loại gạo. Gạo tấm là gạo bể, rơi ra trong quá trình sang gạo. Loại gạo này thường được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi và là một thức ăn quen thuộc thời còn khó khăn. Gạo tấm này nay là gạo bể nhưng được chế biến sạch sẽ, vệ sinh. Nấu cơm tấm đạt chuẩn thì hạy gạo phải tơi xốp, không vón cục, cơm mềm không khô hoặc nhão. Có 2 cách nấu cơm tấm không bị nhão như sau:

+ Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp: Các bạn có thể thực hiện cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp, thường gọi là sôi gạo. Cách này thực hiện khá đơn giản, sau khi vo sạch gạo, bạn cho gạo vào một chiếc khăn sạch mỏng hoặc vải mùng, vải the để trong xửng hấp. Nồi dưới cho một chút nước và vài nhánh lá dứa cho thơm. Đậy kín hấp lửa vừa đến khi gạo nở mềm. Dùng đũa xới cơm cho tơi ra là xong.

+ Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện: Các bạn nấu gạo tấm bằng nồi cơm điện, hãy vo và ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút. Cho gạo vào nồi cơm điện nấu với định lượng 1 chén gạo nấu cùng 1 chén rưỡi nước. Đợi khi cơm chín hẳn, nút nồi đã bật mới mở nắp ra để xới cơm.

Bật mí cách ướp sườn nướng cơm tấm ngon và mềm chuẩn nhất hiện nay

Món cơm tấm Sài Gòn thường dùng thịt ba rọi(thịt ba chỉ) hoặc sườn heo làm nguyên liệu chính để ướp và nướng, nhưng thông dụng nhất là sườn cốt lết. Để có những miếng sườn thơm ngon trong đĩa cơm tấm, bạn hãy chọn những nguyên liệu như sau:

+ 500 gram sườn cốt lết chọn loại còn dính xương, có mỡ viền bên ngoài thịt sẽ ngọt béo và mềm hơn, cắt miếng vừa (không cắt mỏng quá khi nướng sẽ bị khô). Rửa thịt với nước muối pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch, rồi dần sơ để lên rổ cho ráo nước.

+ Gia vị ướp: mật ong, muối, nước mắm ngon, dầu hào, sữa đặc có đường, dầu ăn, đường, nước soda, chanh, tỏi và củ hành tím, rượu mai quế lộ.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các bạn thực hiện cách ướp sườn nướng với gia vị trong hỗn hợp gồm có đường, mật ong, nước mắm, muối, bột ngọt, hành tím, tỏi, sữa đặc và nước ngọt. Đặc biệt quan trọng nhất, muốn có được hương vị của sườn nướng cơm tấm đúng chuẩn kiểu Sài Gòn cần có rượu mai quế lộ. Khi trộn hỗn hợp gia vị trên lại thật đều sau đó bạn cho tất cả xay nhuyễn và ướp với thịt.

Bước tiếp theo trong cách làm cơm tấm đó chính là chế biến chả trứng và bì thính, đây là hai món ăn kèm theo không thể thiếu của cơm tấm Sài Gòn. Cùng tìm hiểu cách làm chả bì thính như sau.

Công thức cách làm chả trứng và bì ăn kèm với cơm tấm

+ Bước 1: Miến, mộc nhĩ, tôm khô ngâm nở. Cho hành khô, hành tây vào máy xay nhuyễn cùng miến, mộc nhĩ, tôm khô.

+ Bước 2: Cho thịt xay, hành lá vào bát. Trút hỗn hợp vừa xay vào trộn đều

+ Bước 3: Đập trứng vào bát, tách riêng 2 lòng đỏ trứng. Đánh cho hỗn hợp quyện đều.

+ Bước 4: Thoa một lớp dầu ăn vào khuôn. Đổ hỗn hợp chả trứng vào. Đem hấp 30 phút tính từ lúc bắt đầu sôi là chín.

+ Bước 5: Lòng đỏ trứng đánh với chút dầu ăn rồi thoa lên bề mặt chả hấp thêm 1 phút cho chín. Muốn chả lên màu đẹp thì phết thêm chút màu điều

+ Bước 1: Bì cạo sạch lông, lạng bỏ hết mỡ, rửa sạch, luộc chín, để nguội, xắt sợi thật mỏng. Thịt nạc rửa sạch, cắt làm 2, ướp với tỏi, hành tím băm, nước mắm, đường, muối, tiêu, hạt nêm trong 2 giờ.

+ Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng trút thịt vào chiên sơ, đổ nước dừa vào, khi nước sôi hạ nhỏ lửa, đậy nắp ram đến khi thịt chín vàng, vớt ra để nguội, xắt sợi.

+ Bước 3: Gạo cho vào chảo, rang lửa vừa đến khi gạo vàng đều, xay nhuyễn làm thính. Trộn thính, bì và thịt thật đều.

Cách làm nước mắm keo ăn cơm tấm sườn ngon như đầu bếp ngoài hàng

+ muỗng canh tỏi bằm

+ 1/2 muỗng canh ớt bằm (gia giảm tùy khẩu vị)

+ 6 muỗng canh đường

+ 4 muỗng canh nước mắm

+ 2 muỗng canh nước sôi

+ 1/2 trái chanh

Cách pha nước mắm chấm cơm tấm sườn ngon đúng tỷ lệ:

Với cách pha nước mắm cơm tấm này, dù bạn có để từ 9-10 tiếng tỏi ớt vẫn nổi lên mặt không bị chìm xuống đáy tô, màu sắc và mùi vị vẫn không thay đổi. Nước mắm chấm là thành phần quan trọng, quyết định sự thành bại của món ăn. Nước mắm ăn cơm tấm pha đậm đà, thành phần chủ yếu là đường cát và nước mắm hảo hạng. Cùng với nước mắm là tỏi, ớt bằm, người ăn muốn cay thì cho nhiều, có nơi còn pha thêm chanh hoặc sử dụng vị chua từ chính đồ chua bỏ vào.

+ Bước 1: Bỏ tỏi ớt bằm vào chén. Cho đường vào. Thêm nước cốt chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén.

+ Bước 2: Tiếp theo cho nước sôi vào quậy đều cho sệt kẹo. Cuối cùng cho nước mắm vào quậy thật đều cho tan hết đường là xong.

Như vậy ta có thể thấy nước mắm pha theo tỉ lệ: 1 mắm: 2 đường: 2 nước lọc. Cho tất cả vào nồi nấu bắc lên bếp nấu sôi để nguội, khi ăn vắt thêm chút chanh và tỏi ớt băm vào.

Những lưu ý khi pha nước mắm cơm tấm:

Ngoài ra các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi thực hiện cách làm nước mắm chua ngọt kẹo ăn cơm tấm như:

+ Cho thứ tự như trên. Vì cho chanh trước khi cho nước sôi và mắm vào tỏi ớt mới nổi lên. Tuyệt đối không thay đổi thứ tự các bước trên.

+ Tỏi, ớt tự bằm sẽ ngon và đẹp hơn so với loại mua xay sẵn. Nhưng nếu không có thời gian, bạn cũng có thể mua tỏi ớt băm sẵn (Nhưng chắc sẽ không ngon bằng).

+ Nước mắm pha chua ngọt ngon hay không là nhờ nước mắm. Ở đây bạn nên chọn nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha.

+ Khi đã pha xong mà muốn thêm ngọt, thêm mắm, thêm chua. Bạn có thể thêm đường trực tiếp vào tô, nhưng nếu muốn thêm nước mắm hoặc chanh, bạn nên múc ra chén và cho vào chén. Không cho trực tiếp vào tô vì sẽ làm tỏi ớt bị chìm hết xuống đáy làm mất thẩm mỹ tô nước mắm.