Xem Nhiều 4/2024 # Cách Pha Bột Làm Bánh Hot Dog Cho Bánh Thơm Ngon Đúng Điệu 136 # Top 1 Yêu Thích

Do món ăn ngon, có giá rất sinh viên từ 4.000 VND đến 6.000 VND cho một cái bánh hot dog thơm phức và nóng hổi nên có rất nhiều bạn trẻ đến mua ăn ngay tại chỗ (đứng trên lề đường ăn hoặc ngồi trên xe ăn luôn). Vì vậy, đôi khi bạn phải đợi 5-10 phút để ăn bánh mới ra lò nóng nổi thơm phức. Đặc biệt vào những ngày mưa thế này ở sài gòn còn j tuyệt hơn khi ngồi thưởng thức chiếc bánh hot dog nóng hổi vừa thổi vừa ăn nhỉ ^^

CÁCH 1:

Nguyên liệu:

200g bột mì số 8

5g men khô

5g bột nổi

1 quả trứng

15g đường

300g sữa tươi không đường

1 muỗng cà phê vani nước

3g muối

Nhân bánh: phô mai, xúc xích, chà bông, pa tê

Khuôn nướng bánh

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Cho trứng vào tô quậy cho tan, rồi cho 15g đường, sữa tươi vào, quậy hỗn hợp cho tan đều. Cho tiếp 5g bột nổi, 5g men, 3g muối vào bột mì trộn đều.

– Cho hỗn hợp bột mì từ từ vào hỗn hợp sữa, cho đến hết lượng bột, quậy hỗn hợp cho đều, sau đó cho thêm vani vào. Để bột nở khoảng 4 giờ. (Phần bột này mình sẽ làm trước. Bảo quản trong tủ lạnh.) – Cho thêm 1 muỗng vani café vào hỗn hợp bột.

Bước 2:

-Nướng bánh

-Cho một lớp bột vào khoảng ½ khuôn bánh, nướng trong vòng 3 – 4 phút. Sau đó mở ra, cho nhân vào, pate, chà bông, xúc xích vào giữa, đổ thêm 1 lớp bột mỏng lên trên. Nướng thêm khoảng 10 phút cho bánh chín.

CÁCH 2:

Với công thức này có thể coi là 1 công thức thuộc loại rất đơn giản, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm và thành công với tỷ lệ 100% mà ko cần MỘT CHÚT BỘT NỔI.

Nguyên liệu:

Trứng gà : 3quả

Bột mì : 100 gram

Đường : 100 gram

Bơ : 20 gram

Xúc xích : 2 cây

Chà bông : 10gram

Xốt mayonnaise : 20gram

Vani : 2 ống

Chanh: 1trái

Cách thực hiện:

Đầu tiên chúng ta tách lòng đỏ và lòng trắng của 3 cái trứng ra, mỗi loại 1 thau riêng. Phần lòng trắng chúng ta thêm vào 20ml nước cốt chanh ( khoảng 3 miếng vừa ).

Sau đó chúng ta bật máy ở bậc lớn nhất, đánh hơi nghiêng thau để phần trứng tiếp xúc nhiều nhất với phần lòng trắng trứng. Sau khi phần lòng trắng trứng đã bắt đầu lên bọt, chúng ta cho đường vào từ từ ( máy vẫn đánh liên tục ), khoảng nữa muỗng 1 lần cách chừng 10 giây.

Qua đến phần lòng đỏ, chúng ta cũng đánh với tốc độ lớn nhất, đến khi trứng bắt đầu ngã sang màu vàng nhạt hơn và hơi sánh lại là dừng – đánh khoảng 5p-7p. Sau đó chúng ta cho phần lòng trắng trứng đã đánh vào và trộn đều

Khi hỗn hợp lòng trắng và lòng đỏ đã đều với nhau rồi chúng ta dùng rây, rây đều bột vào và tiếp tục trộn, cứ rây 1 ít rồi lại trộn và cứ tiếp tục như thế cho đến hết phần bột khô đả chuẩn bị. Chúng ta cứ liên tục vét thành thau rồi xoáy vào giữa, cứ như thế thì bột sẽ mau chóng trộn đều với nhau.

Khi bột đã đều, chúng ta cho 2 ống vani vào, trộn lại vài dạo là hoàn tất, các bạn cứ để bột nghĩ ngơi khoảng 5p-7p, trong thời gian đó chúng ta sẽ làm phần nhân.

Xúc xích chúng ta cắt lát xéo, chà bông thì bà con dùng kéo cắt cho ngắn lại. Tất cả trộn lại với xốt mayonnaise, nhân dạng này sẽ làm món bánh có 1 chút ướt, sẽ không gây cảm giác quá khô và ngán cho món bánh

Chúng ta cắm điện làm nóng lò, lò sẽ có 2 đèn 1 đỏ 1 xanh, khi ở chế độ màu đó tức lò đang được nấu, còn xanh tạm gọi là thời gian nghĩ. Khi lò đã nóng, đèn xanh đã sáng, chúng ta mở lò ra và quét vào 1 lớp bơ mỏng vào cả 2 mặt khuôn.

Chúng ta châm bột vào nữa phần khuôn. Cho nhân vào giữa và tiếp tục châm bột đầy phần khuôn. chúng ta dùng vá hay muỗng dàn phần bột đều ra. Đậy lò lại trong 4p-5p là bánh sẽ chín.

Khi bánh vàng, chúng ta có thể dùng tăm xâm vào phần dày nhất của bánh để thử. Nếu tăm khô thì bánh đã chín. Sau khi bánh chín, chúng ta lấy ra để lên 1 cái vĩ thoáng để bánh nghĩ tứ 5p-10p.

***Ngoài ra, nếu không có máy, bà con vẫn có thể làm được bánh chỉ với 1 cái chảo, bà con dùng 1 cái chảo không dính, làm nóng ở mức lửa riu riu tức là trên mức nhỏ nhất 1 chút, khi chảo nóng chúng ta quét vào 1 lớp bơ. (giống cách làm bánh rán Đôremon ^^)

Sau đó chúng ta chế vào 1 muỗng bột nhỏ, cầm cán chảo đập nhẹ xuống bàn cho bánh trẹt ra và láng mặt, cứ giữ nguyên mức lửa như thế trong khoảng 2p-3p. Bánh sau khi làm có độ xốp và mềm nhưng không quá khô, thêm vào đó và phần nhân mặn mặn béo béo rất ngon đó bà con

Chú ý phần chà bông nên cho vừa phải, nếu nhiều sẽ dễ bị mặn. Chúc mọi người thành công ^^!

Cũng có thể làm bánh hotdog lá dứa lạ miệng

CÁCH 3:

Đây là cách làm hot dog Việt Nam nà, tham khảo nhá:

Nguyên liệu:

Trứng : 6 quả (60g – 65g 1 trứng) _ Sữa tươi: 50g

Bột mì: 220g _ Bơ: 50g

Bột bắp: 20g _ Bột nổi: ½ mcf

Đường: 170g _ Vani: ½ mcf

Dầu ăn: 50g

Nhân bánh:

Cách làm:

THAM KHẢO THÊM : Phân biệt các loại bột làm bánh

Trước đây khi chưa biết gì về làm bánh thì với mình chỉ có một vài khái niệm ở dạng tên gọi của 1 vài loại bột như bột mì, bột gạo, bột năng, bột sắn… chủ yếu là các loại bột để làm những món bánh Việt. Cũng vì VN không phải là nước sản xuất lúa mì nên hồi đó mình chỉ nghĩ đơn giản là bột mì là bột từ hạt lúa mì, cũng như bột gạo là bột xay từ hạt gạo, chỉ có 1 loại duy nhất.Khi bắt đầu “dấn thân” vào các loại bánh ngọt phương Tây thì mình mới hoa mắt trước bao nhiêu loại bột. Buổi đầu làm bánh, mình cũng chỉ dám mua bột mì thường (plain flour) cho an toàn vì đọc thấy công dụng là dùng chung cho tất cả các loại bánh. Và tất cả các sản phẩm bột với tên gọi chung chung là “bột mì” theo cách gọi ở VN ấy sẽ dễ gây nhầm lẫn với những người mới làm quen với bánh ngọt.

Nếu nói chi li về hạt lúa mì, thành phần các chất và quá trình xay bột để tạo ra được các sản phẩm bột mì khác nhau thì còn rất dài và có nhiều điều thú vị. Ở bài viết này, mình sẽ cố gắng phân biệt các loại bột thường gặp trong làm bánh để những người mới đến với bánh ngọt có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tên gọi và công dụng của chúng, từ đó mà có thể sử dụng bột hiệu quả và chính xác hơn.

Trước mắt, bạn ghi nhớ 1 trong những phân biệt cơ bản giữa các loại bột là hàm lượng gluten. Hàm lượng gluten khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm bột khác nhau.

Các loại bột mì thường gặp:

1. Bột mì thường: hay còn gọi là bột mì đa dụng. (Plain flour, all-purpose flour).Đây là loại bột phổ biến nhất và thường được sử dụng nhiều khi làm bánh ngọt “cây nhà lá vườn”. Loại bột này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều công thức bánh ngọt để tạo sự tiện lợi cho người làm bánh. Còn với các cửa hàng bánh chuyên nghiệp thì bột mì đa dụng thường không được dùng mà những người thợ làm bánh nhất định sẽ lựa chọn những loại bột chuyên dụng cho từng loại bánh, phụ thuộc vào yêu cầu hàm lượng gluten của bánh.

2. Cake flour:

Loại bột này có hàm lượng gluten rất thấp, bột rất nhẹ và mịn, màu trắng tinh. Cake flour được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu bông xốp, mềm, nhẹ.

3. Bread flour (bột bánh mì)

Loại bột có hàm lượng gluten cao dùng để làm bánh mì. Gluten sẽ tương tác với men nở để phát triển tạo nên kết cấu dai và chắc cho bánh mì.

“Họ hàng” với loại bột bánh mì này còn có loại High-gluten flour, loại bột chuyên dụng để làm các loại bánh mì vỏ cứng, giòn, ví dụ như đế bánh pizza hoặc bagel.

4. Self-rising flour:

Loại bột đã trộn sẵn baking powder và đôi khi cả muối. Bột này có ưu điểm là baking powder được trộn rất đều với bột mì, tuy nhiên ứng dụng của nó lại hạn chế hơn vì 2 lý do: một là mỗi loại bánh khác nhau có yêu cầu lượng baking powder khác nhau, hai là baking powder sẽ giảm tác dụng theo thời gian, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

5. Pastry flour:

Cũng là một loại bột có hàm lượng gluten thấp, nhưng vẫn cao hơn cake flour. Bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, cookies, bánh quy và muffins.

Ngoài ra còn các loại bột khác không phải bột mì nhưng cũng thường cần đến khi làm bánh.

Bột ngô

Tiếng Việt chỉ gọi chung là bột ngô, nhưng bột ngô cũng chia làm 2 loại cơ bản:

– Bột ngô trắng (cornflour, cornstarch): bột trắng, mịn và rất nhẹ, làm từ tâm trắng của hạt ngô. Trong nấu ăn thì bột ngô còn có tác dụng là chất làm sệt khi nấu các món súp hoặc sốt.

– Bột ngô vàng (cornmeal, hay đôi khi còn được gọi là Polenta): là bột được xay từ nguyên hạt ngô khô. Ngoài ra còn có rất nhiều tên gọi các loại bột khác mà gần như nếu dịch sang tiếng Việt thì rất khó để hình dung vì người VN vốn ít quen thuộc với những loại hạt này. Mình cũng vậy, vì thế mình chỉ điểm qua các tên gọi để mọi người cùng có chút khái niệm về những loại bột từ các hạt lương thực khác được dùng để làm bánh.

– Whole wheat flour: bột làm từ nguyên hạt lúa mì xay mịn ra.

– Bran flour: bột làm từ lớp vỏ màng của hạt lúa mì.

– Rye flour: bột làm từ hạt lúa mạch đen. Có các loại “con” như light rye, medium rye, dark rye, whole rye flour, rye meal, rye blend.

– Oat flour: bột làm từ hạt yến mạch. Sản phẩm từ hạt yến mạch thường dùng là rolled oats, oat bran. – Buckwheat flour: bột kiều mạch, thường được sử dụng để làm pancake hoặc crepe. (Loại mì soba nổi tiếng của Nhật được làm từ bột buckwheat)

– Durum flour: bột này làm từ hạt durum (không biết tên tiếng Việt là gì). Spaghetti và các loại pasta khô là làm từ bột này. Trong nướng bánh thì bột này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý.

Cửa hàng bánh Mỹ Hảo Bakery – Chuyên cung cấp bánh các loại

Ngoài ra tại Mỹ Hảo còn cung cấp đến mọi người những chiếc bánh rất phải chăng để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Nếu như bạn không có thời gian để đến đây mua bánh thì cửa hàng còn giúp bạn có thêm sự lựa chọn sử dụng dịch vụ ở đây qua dịch vụ giao hàng tận nhà. Bạn chỉ cần nhắn tin vào fanpage của Mỹ Hảo và cho biết rằng bạn đang chọn sản phẩm nào cũng như kèm một lịch hẹn chính xác thì đúng vào khung giờ đó bạn sẽ nhận được bánh như mong muốn.

(ST chúng tôi )