Đề Xuất 5/2024 # 17. Ðậu Hũ Và Cách Làm Ðậu Hũ # Top 3 Yêu Thích

Ðậu

hũ là thực phẩm làm bằng đậu nành mà hầu như ai cũng

biết đến, là món ăn rất phổ biến ở thành thị cũng như

thôn quê tại nhiều quốc gia Á Châu, đặc biệt là Ðại

Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.

những sử liệu cho hay là những nơi làm đậu hũ đầu tiên

là chùa và tu viện Phật giáo và những người sáng chế ra

món này là các vị sư Phật giáo Trung Hoa. Ðậu hũ được

du nhập qua Nhật Bản theo những vị sư hoằng pháp và mới

đầu nó chỉ được phổ biến trong tu viện và giới xã hội

thượng lưu, có lẽ vì thế mà có tên là o-tofu.

Ðậu

hũ dễ ăn, dễ sử dụng để biến chế ra nhiều món ăn ngon

và bổ khác thích hợp cho nhiều lứa tuổi, kể cả sữa cho

trẻ em và người già. Ðậu hũ còn là món ăn, xem như dược

phẩm, có tác dụng ngăn ngừa nhiều thứ bệnh tật.

Nói

một cách tổng quát, đậu hũ được làm từ sữa đậu nành

sau khi bỏ thêm chất làm đông (curdling agent, coagulant) để

cho đông đặc, sau đó ép thành từng miếng.

Chất

làm đông sữa đậu nành thành đậu hũ thường là dung dịch

muối biển (natural sea salt water) mà truyền thống làm đậu

hũ Nhật thường dùng, có tên là natural nigari. Nhiều nhà sản

xuất đậu hũ ngày nay dùng thạch cao tức chất vôi có tên

khoa học là calcium sulfat làm chất đông với nhiều lợi ích

như sản lượng được nhiều, hình thể mịn màng và làm

cho đậu hũ có nhiều chất calcium, một chất khoáng rất cần

thiết cho cơ thể.

Chất

chua như chanh hay dấm cũng có thể làm chất đông nhưng không

được các nhà sản xuất đậu hũ dùng vì nó cho sản lượng

thấp, vị hơi chua và không tồn trữ được lâu. Ở Trung

Hoa, những vùng gần núi họ dùng chất vôi nguyên chất làm

chất đông, ngược lại những vùng gần biển, họ dùng nước

muối biển làm chất đông.

Ngược

lại, đậu hũ sản xuất bởi những nhà sản xuất Hoa Kỳ

gốc Việt Nam thường gói trực tiếp bằng loại poly vinil

film, một loại tương tự như plastic mỏng, thường không có

dán nhãn hiệu thực phẩm, không có ghi ngày hết hạn, cũng

không được ngâm trong nước, và người viết không biết

rõ là có được khử trùng bằng phương pháp Pasteur không?

Ðối với loại này, nếu không dùng ngay, cần phải được

ngâm trong nước, và thay nước mới hằng ngày. Cũng nên nấu

sôi trước khi ăn.

Sources:

Composition of Foods: Legumes and Legume Products. United States Department

of Agriculture, Human Nutrition Information Service, Agriculture Handbook

8-16. Revised 12-1986.

Ðậu

hũ là sản phẩm của đậu nành, có từ lâu đời tại Trung

Hoa và được truyền qua Nhật Bản, Ðại Hàn, Việt Nam và

các nước khác tại Á Châu cũng như vượt biên sang Hoa kỳ.

Qua

một quá trình lịch sử lâu dài như thế, nên cũng có nhiều

cách làm đậu hũ. Trong chương trước chúng tôi có đề cập

đến quy trình làm sữa đậu nành, giai đoạn đầu tiên của

tiến trình làm đậu hũ, theo kỹ thuật xay nhuyễn hỗn hợp

đậu nành và nước ở nhiệt độ sôi do viện đại học

Cornell University phát triển. Mục đích của kỹ thuật nầy

là làm cho chất xúc tác (enzyme) lipoxygenase bất hành hoạt

(inactivate), phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn

cản sự hấp thụ tiêu hóa protein, và đồng thời giảm mùi

ngái của đậu nành và tạo cho sữa đậu nành có mùi vị

giống như sữa thiệt. Trong chương nầy chúng tôi trình bầy

cách làm đậu hũ truyền thống và rất dễ làm tại gia (xay

nhuyễn, vắt lấy sữa xong mới nấu sôi).

Ðể

làm một pound đậu hũ tươi, bạn cần ba thứ: Nếu

bạn muốn sản xuất nhiều đậu hũ hơn, bạn gia tăng lượng

đậu nành và muối Epsom theo tỷ lệ nêu trên. Hai cups đậu

nành sẽ cho chúng ta hai pounds đậu hũ tươi..v..v..

Mặc

dù chúng tôi đề nghị dùng Epsom salts bởi vì giá rẻ và

dễ kiếm mua, lại cho đậu hũ có mùi thơm ngon, nhưng bạn

cũng có thể dùng nigari, một chất muối thiên nhiên lấy từ

ngoài biển khơi, hay nước trái chanh nguyên chất, hoặc dấm

vinegar hay chất calcium sulfat, mà người Việt chúng ta thường

hay gọi là thạch cao.

Phần

lớn nigari, hay có tên hóa học là magnesium choride, lấy từ

ngoài biển Nhật Bản. Chất muối thiên nhiên nầy đắt hơn

muối Epsom, có bán tại các siêu thị Nhật và health food stores,

được một số nhà sản xuất đậu hũ Nhật Bản và Trung

Hoa tại Hoa Kỳ dùng. Thạch cao (calcium sulfat), cũng được

nhiều công ty sản xuất đậu hũ dùng làm chất đông vì nó

cho sản lượng nhiều.

Tiến

trình làm đậu hũ được chia ra làm hai giai đoạn: (1) giai

đoạn làm sữa đậu nành và (2) giai đoạn làm đậu hũ. Phần

lớn công việc là ở giai đoạn đầu.

Thứ

nhất, ngâm 1 cup hạt đậu nành khô trong một cái thau chứa

4 cups nước sau khi đã rửa sạch, trong khoảng từ 10 đến

12 tiếng đồng hồ (lối của người Nhật và Trung Hoa), hay

từ 5 đến 6 giờ (lối của người Việt Nam trong nước)

Ðổ

nước cho ráo sau khi đã ngâm như nói ở trên, rồi múc từng

đợt một vào máy xay sinh tố (blender), xay cho nhuyễn trong

khoảng 2 phút, Mỗi đợt gồm 1 cup đậu nành đã ngâm và

1 cup rưỡi nước.

Múc dung

dịch đậu nành vừa xay nhuyễn, đổ qua một cái thau có phủ

vải lọc, lọc lấy chất sữa, bỏ bã, vắt kỹ để được

nhiều sữa.

Ðổ

tất cả dung dịch đậu nành đã xay vào nồi cùng với 5 cups

nước nữa, đặt lên bếp lửa cho sôi trong khoảng 10 phút.

Nên nhớ khi gần sôi, phải hạ lửa xuống thấp để tránh

tràn ra ngoài và luôn luôn khuấy đều để tránh khê. Việc

xử lý nhiệt như vậy là để phá hủy chất trypsin inhibitors,

một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein.

Giai Ðoạn Thứ Hai: Làm Ðậu Hũ

Pha 21/2

teaspoons Epsom salt trong 1 cup nước thành dung dịch muối. Xong

đổ 1/3 cup vào dung dịch sữa trong nồi đang gần sôi, khuấy

đều cho sữa đông tụ. Khi sữa bắt đầu đông tụ, đổ

thêm 1/3 cup nữa, tiếp tục khuấy đều rồi để yên trong

khoảng 8 phút. Ðổ 1/3 còn lại, xong để yên trong 4 phút nữa.

Sau khi

sữa đông tụ hoàn toàn, múc chúng đổ qua khuôn gỗ, lũng

đáy, có phủ vải lược, gấp lại và dùng sức nặng khoảng

từ 3 đến 5 pounds đè lên để ép nước ra ngoài trong khoảng

một tiếng đồng hồ là thành hình khuôn đậu hũ (độ cứng

hay mềm của đậu hũ tùy thuộc thời gian ép lâu hay mau).

Trong

tiến trình làm đậu hũ, giai đoạn ngâm và xay đậu nành

có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và chất lượng đậu

hũ. Nước dùng làm đậu hũ phải trong sạch và trung tính,

cứ một pound hạt đậu nành sản xuất được từ 3 đến

4 pound đậu hũ và giá thành chỉ bằng một phần năm giá

đậu hũ mua ở ngoài thị trường.