Phổ Biến 5/2024 # Cách Làm Chè Khúc Bạch ? Thơm Ngon Nhất 2024 # Top 7 Yêu Thích

Bạn đang băn khoăn nên làm món chè gì đãi cả nhà? Tại sao không thử ngay cách làm chè khúc bạch vừa ngon vừa đẹp mắt cùng Thật Là Ngon!

Chè khúc bạch 🍨 chỉ mới xuất hiện sau này vào năm 2013, tính đến nay đã được 7 năm. Món chè này qua thời gian dài vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong lòng của mọi người.

Một ly chè đầy màu sắc với các viên thạch sữa xinh xắn bắt mắt, ăn vào mát lạnh, cùng hương thơm và vị giòn của những lát hạnh nhân nướng đủ làm siêu lòng bất kỳ ai.

Tuy trông có vẻ đây là một món ăn phải làm rất kỳ công, nhưng thực ra cách làm lại khá đơn giản. Không tin thì cùng vào bếp làm ngay thôi nào!

Cách Làm Chè Khúc Bạch

Chi Tiết Cách Làm Chè Khúc Bạch

Bước 1: Làm phần thạch kem sữa

Ngoài 4 màu trên thì bạn còn có thể làm màu xanh từ hoa đậu biếc, màu vàng từ cà rốt…

Bạn muốn làm bao nhiêu màu thì chia hỗn hợp sữa, kem tươi và gelatin thành bấy nhiêu phần. Hoặc cứ thêm 1 màu thì tăng thêm 100 ml sữa tươi, 100 ml kem tươi và 7 g gelatin là được.

1. Lấy 200 ml sữa từ 400 ml sữa không đường. Chia làm 4 phần bằng nhau, mỗi phần và cho vào 4 tô. Như vậy tương đương với mỗi phần là 50 ml.

3. Bạn đun sôi một chút nước trong nồi. Nước sôi thì bạn hạ lửa đến mức nhỏ nhất và cho bát gelatin vào. Bạn khuấy liên tục cho đến khi gelatin tan hoàn toàn.

Bạn làm hết cả 4 bát luôn. Bạn nhớ khuấy đều gelatin từ đáy bát, tránh việc gelatin chưa tan hết do bị lắng xuống dưới. Việc gelatin không tan hết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đông của thạch.

Bạn chú ý làm theo cách mình hướng dẫn cách làm chè khúc bạch này chính xác, chứ đừng đổ hỗn hợp vào đun trực tiếp. Vì như vậy sẽ làm giảm độ béo của sữa, hỗn hợp bị tách nước, giảm chất dinh dưỡng. Và khi thạch đông sẽ bị tách làm 2 phần là nước và chất béo.

Đến đây có thể có bạn sẽ thắc mắc là tại sao không cho gelatin vào toàn bộ sữa rồi ngâm và đun cách thủy một lần. Lý do chúng ta nên chia nhỏ các phần để đun vì làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng đun chảy được gelatin hơn, mà không làm sữa bị sôi.

Ngoài ra, nếu đun 1 lượt thì bạn sẽ phải cho sữa vào tô to hơn. Và như vậy là rất dễ xảy ra trường hợp khuấy sót gelatin.

Bạn chú ý kem và sữa đều ở nhiệt độ phòng để không làm gelatin đông lại trước khi có thể tạo màu và đồ khuôn. Sau khi làm hết cả 4 bát, bạn có thể để ngâm các phần chưa làm đến trong nồi nước ấm. Làm như vậy để giữ cho hỗn hợp ở dạng lỏng cho đến khi chúng ta thao tác chúng.

5. Làm thạch màu trắng: Bạn cho 1 phần hỗn hợp kem sữa ở trên lọc qua rây để đảm bảo hỗn hợp thật mịn. Sau đó, bạn cho kem sữa vào hộp, để nguội, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

5. Làm thạch màu xanh – thạch vị trà xanh: bạn cho 15 ml nước nóng khoảng 70 – 80 °C từ từ vào bột trà xanh và khuấy đều. Bạn không nên dùng nước vừa đun sôi, sẽ làm mất màu xanh đặc trưng của bột trà xanh.

Sau đó, bạn dùng khoảng 30 ml hỗn hợp kem sữa trên cho vào trà xanh và khuấy cho đến khi trà xanh tan hết. Bạn cho phần trà xanh này vào lại hỗn hợp kem sữa và khuấy đều. Làm như vậy sẽ giúp hòa quyên phần trà xanh khá đặc vào hỗn hơp kem sữa một cách dễ dàng hơn

Tiếp đó, bạn lọc hỗn hợp qua rây là ta thu được thạch màu xanh rồi. Tương tự, bạn cho kem sữa trà xanh vào hộp, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

6. Làm thạch màu hồng – thạch vị dâu: bạn cho si rô dâu vào tô kem sữa và khuấy để hỗn hợp đều màu. Bạn lại tiếp tục lọc qua rây và cho kem sữa vào hộp, chờ nguội và cho vào tủ lạnh để thạch đông.

7. Làm thạch màu nâu – thạch vị cacao: bạn làm tương tự như với bột trà xanh. Bạn hòa bột ca cao cho khoảng 30 ml kem sữa vào bột cacao và khuấy đều rồi lại cho ngược cacao vào tô kem sữa giống như phần thạch trà xanh. Ban cũng lọc qua rây cho hỗn hợp được mịn và cho vào khuôn. Sau khi nguội thì cho vào tủ lạnh.

Tương tự như vậy, bạn có thể làm thêm các màu hay hương vị khác mà bạn thích. Ban chú ý các loại màu tạo thành từ bột khô như trà xanh và cacao đều nên hòa tan trong một lương nhỏ của hỗn hợp kem sữa trước rồi mới trộn lại vào tô kem sữa ban đầu.

Nếu bạn muốn có vị phô mai để làm chè khúc bạch phô mai thì bạn nghiền nhuyễn 1-2 miếng phô mai Con Bò Cười hoặc 20 – 30 g cream cheese rồi cho trộn đều với 1 phần hỗn hợp kem sữa và lọc như bình thường. Nếu làm vị phô mai, theo mình bạn nên để nguyên màu trắng để giữ nguyên vị béo ngậy của phô mai.

Bước 2: Làm phần nước đường

1. Lá dứa bạn rửa sạch và bó lại thành cuộn.

2. Bạn cho đường phèn vào 1.2 lít nước và đun sôi. Bạn có thể dùng đường trắng. Tuy nhiên sẽ không có vị ngọt thanh mát và thơm như đường phèn.

3. Bạn cho cuộn lá dứa vào nước đường, đun thêm 5 phút nữa để dứa tiết ra nước sẽ khiến nước đường thơm hơn rất nhiều. Bạn nên vặn cuộn lá dứa một chút như khi vắt khăn để làm gãy một phần lá dứa, hương lá dứa sẽ tiết ra nước nhiều và nhanh hơn.

4. Bạn đợi cho nước đường nguội thì cho vào tủ lạnh để dùng khi cần.

Bước 3: Cách Làm Chè Khúc Bạch – Topping

Phần topping sẽ bao gồm hạnh nhân cắt lát, các loại trái cây, hạt é hoặc hạt chia.

1. Hạnh nhân lát nên rang vàng để cho dậy mùi thơm hơn. Bạn nên mua hạnh nhân đã cắt lát sẵn chứ không tự cắt vì sẽ rất khó để cắt được lát đẹp nếu không có máy cắt chuyên nghiệp.

Bạn chú ý đảo đều tay để không bi cháy. Khi hạnh nhân bắt đầu chuyển màu hơi vàng thì bạn nên tắt bếp và đổ ra đĩa ngay. Nếu để hạnh nhân trên chảo nóng, nó sẽ tiếp tục bị nướng thêm và có thể bị cháy.

Bạn để nguội rồi cho vào hộp hoặc túi kín để giữ cho hạnh nhân được giòn.

3. Các loại trái cây khác như dâu tây, mít, đào thì bạn cắt miếng vừa ăn.

4. Hạt chia/ hạt é thì bạn ngâm 15 phút cho nở.

Tối thiểu là bạn cần có nhãn hoặc vải theo công thức truyền thống. Còn trái cây khác thì bạn thích loại nào thì cho vào loại đó nha.

Hạt chia hoặc hạt é thì có cũng được, không cũng không sao.

Bước 4: Cách Làm Chè Khúc Bạch – Hoàn thành

1. Bạn lấy thạch ra khỏi khuôn. Dùng dao răng cưa cắt thạch thành các miếng vừa ăn.

2. Khi ăn, bạn cho thạch ra tô, thêm các loại trái cây, hạnh nhân lát, và đổ nước đường lên là đã có bát chè khúc bạch ngon khó cưỡng rồi.

Chè khúc bạch – món chè ngoại nhập nhưng được ưa chuộng tại Việt Nam

Món chè khúc bạch tạo nên “cơn sốt” vào năm 2013. Đây là món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa.

Nhớ năm ấy món chè này rất “hot”. Mọi người đổ xô đi tìm để ăn cho bằng được món chè lạ lẫm này. Bởi chè mà lại làm từ sữa, thêm vào đó là cách kết hợp các thành phần khá lạ.

Thạch sữa lại ăn với trái cây và hạnh nhân cắt lát. Nhưng lạ thay, sự kết hợp có phần không quen này lại cho ra một món chè vô cùng thú vị và ngon miệng.

Chưa kể là món chè này không phải ăn trong ly như bình thường mà là được cho vào tô. Lần đầu tiên khi vào quán gọi món chè khúc bạch, và khi phục vụ bưng ra một tô chè, phải nói rằng nhìn thôi đã no mắt. Điều này làm mình vừa thích thú, vừa không khỏi ngạc nhiên.

Món chè này ăn có vị béo của sữa, miếng thạch dai mềm cùng vị thanh mát của trái cây rất được ưa chuộng vào những ngày hè nắng nóng. Giá món chè này cũng đắt hơn những loại chè khác do nguyên liệu được làm từ sữa, kem tươi và các loại trái cây. Vì vậy mình cũng đã săn lùng cách làm chè khúc bạch tại nhà để tiết kiệm hơn.

Và vì sao món chè này lại có tên là khúc bạch? Theo một số lời giải thích thì chữ “khúc” có nghĩa là phần thạch được cắt thành khúc. Còn chữ “bạch” là chỉ viên thạch màu trắng sữa.

Tuy nhiên, sau này người ta biến tấu phần thạch trắng ban đầu thành thạch màu xanh từ matcha, nâu từ cacao, hồng từ dâu tây, hay xanh da trời từ hoa đậu biếc…

Do vậy mà chè khúc bạch bây giờ mới có nhiều màu và đẹp mắt đến vậy. Và còn cả những loại thạch nhiều màu được làm bằng cách áp dụng đổ thạch như đổ rau câu nữa.

Không chỉ biến tấu ở phần thạch mà phần topping cũng đa dạng hơn rất nhiều. Các loại trái cây được dùng làm topping có thể là kiwi 🥝, nho 🍇, táo 🍎, xoài 🥭, đào 🍑, dâu tây 🍓, mít…

Phần nước đường thì không chỉ là dừng lại ở màu trong veo truyền thống, mà đó có thể là màu xanh của hoa đậu biếc, màu xanh mướt mắt của lá dứa, hay màu đỏ đẹp mắt từ dưa hấu…

Chè khúc bạch “xâm nhập” vào Việt Nam như thế nào?

Công thức món chè khúc bạch này xuất hiện đầu tiên ở Sài Gòn và nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong cả cộng đồng. Sài Gòn, Hà Nội, rồi sau đó nó có mặt khắp nơi trên các mặt báo và trang mạng xã hội. Món tráng miệng sang chảnh này thực sự có sức hút quá lớn lúc bấy giờ.

Chè khúc bạch xuất hiện ở Sài Gòn một cách khá bí ẩn. Điều thú vị là nó không phải đến từ 1 quán chè, mà là từ một quán thịt heo luộc cuốn bánh tráng khá nổi tiếng ở Sài Gòn.

Vào một ngày, thực khách đến ăn và thấy một tấm bảng đề chữ “món chè ngon nhất thế giới” với cái giá không hề rẻ so với mặt giá lúc bấy giờ – 20 ngàn đồng/ chén.

Sau đó nhanh chóng món chè này có mặt trong các thực đơn của các nhà hàng cao cấp với cái tên “chè phô mai hạnh nhân”. Bởi thành phần chính là các viên thạch sữa phô mai cùng các lát hạnh nhân giòn giòn thơm thơm ở trên.

Và rồi sau đó, món chè khúc bạch này lập tức xuất hiện tại khắp các ngóc ngách của Sài thành. Quán lớn quán nhỏ nào cũng thêm món chè này vào menu phục vụ nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình.

Trên Facebook và các trang mạng xã hội, món chè này “phủ sóng” với tần số dày đặc càng khiến cho sức hút của món chè lạ lẫm này lan tỏa nhanh hơn bao giờ hết.

Rồi với sự sáng tạo không ngừng, vô vàn phiên bản khác nhau công thức chè khúc bạch đã ra đời. Thực khách lại đổ xô đi ăn để trải nghiệm cho bằng hết các phiên bản của chè khúc bạch.

Và tuy bây giờ món chè này đã không còn sốt như thời gian đầu nữa, nhưng nó vẫn có mặt trong menu của các quán chè hay giải khát. Và thực khách vẫn dành sự ưu ái và yêu thích đặc biệt cho món tráng miệng hấp dẫn này.

Cách làm chè khúc bạch không gelatin

Bạn dùng gói rau câu dẻo 10 g thay thế cho lượng gelatin trong công thức trên. Ngâm rau câu trong 50 ml nước và chờ 10 phút để rau câu nở.

Sau đó, bạn cho toàn bộ lượng sữa và kem tươi cùng rau câu vào nồi, đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp sữa vừa sôi thì tắt bếp.

Sau đó, bạn muốn làm bao nhiêu màu thì chia kem sữa thành bấy nhiêu phần và bắt đầu làm các màu khác nhau.

*Ảnh: Nguồn Internet.