Xu Hướng 4/2024 # Cách Làm Dầu Dừa Nguyên Chất Bằng Phương Pháp Nấu Và Ép # Top 4 Yêu Thích

Dụng cụ cần thiết

Nồi, bếp

Cái rây chắt lọc – đây là thứ bạn cần phải có, vì dùng vải lọc thay thế tương đối khó.

Chảo, chậu/thau nhỏ.

Dụng cụ nạo cơm dừa và máy xay sinh tố.

Bạn có thể tham khảo mua dụng cụ làm dầu dừa trong link sau:

Nguyên liệu làm dầu dừa

Dừa già: tối thiểu 2 quả để cho ra khoảng 200g cơm dừa, ước lượng cho ra khoảng 1/4 lít dầu dừa. Nếu lượng dừa ít quá thì lượng dầu thu được sẽ không bao nhiêu và làm mất thời gian, cũng đừng làm quá nhiều dừa nếu bạn chưa vững tay.

Nước: tỉ lệ nước không cố định và sẽ nhắc đến trong bài. Lượng nước tùy theo lượng cơm dừa nạo được, trung bình với 200g cơm dừa nên chuẩn bị 1 lít nước sạch đã đun.

Hướng dẫn cách làm dầu dừa nguyên chất bằng nhiệt

Nếu nạo nhầm trái dừa nào bị non, hãy cứ để riêng phần cùi dừa đã nạo (để làm mứt cũng được), đừng nên để lẫn vào cơm dừa của những trái dừa già, để không bị ảnh hưởng chất lượng dầu.

Cách phân biệt: khi cắt vụn cơm dừa, nếu sờ tay thấy ẩm nghĩa là dừa còn non, không khô như dừa già.

Bước 2: Lấy phần cơm dừa vừa được nạo trên, đem cho vào máy xay.Đổ nước ấm cho ngập lớp cơm dừa. Tỉ lệ nước/cái giống như khi bạn nấu cơm, nước phải nhiều hơn cái một chút.

Bước 3: Đun phần cốt vừa xay để tách thêm chất béo, đây là bước phụ để giúp bạn chắt được nhiều dầu hơn.

Cho tất cả những gì bạn xay được vào nồi, thêm khoảng 20% – 40% nước nóng nữa (đừng dùng nước sôi), đun nóng trong khoảng 10-15p rồi tắt lửa, chú ý đừng để quá sôi.

Bước này giúp bạn có được kinh nghiệm cân đối lượng nước – cái. Nếu quá nhiều nước thì dầu sẽ bị loãng, quá ít nước thì… ít dầu, nghĩa là ép không tối đa được lượng dầu. Lượng nước này vừa đủ để đẩy dầu trong cốt dừa ra, vừa không được làm loãng dầu.

Từ công đoạn này trở đi, thao tác tương đối khó: cốt dừa càng nóng, lại phải cần sự khéo tay. Nếu làm chậm, cốt dừa bị lạnh đi sẽ giảm hiệu quả ép lấy dầu.

Bước 4: Chắt nước cốt dừa từ lượng thành phẩm mà bạn đã đun ở bước 3. Nó khá nóng và bạn cần chắt khéo léo để lọc lấy tối đa nước cốt dừa. Có thể dùng vải lọc hoặc dùng rây để lọc.

Nếu ở bước 3 bạn đun hơi ít nước thì lấy lượng nước thiếu hụt đó bù vào để tiếp tục lọc, còn ngược lại nếu thừa thì dùng một phần nhỏ nước cốt vừa lọc để tiếp tục lọc, cho đến khi hỗn hợp thật sánh mịn.

Dù nước cốt dừa hơi nóng, bạn cũng nên lượng sức, làm thật từ tốn và nhẹ nhàng, đừng vội, để còn giữ sức cho bước 6 – bước vất vả nhất. Chú ý đừng để lọt “dị vật” vào trong nước, sẽ ảnh hưởng đến việc đun.

Bước 5: Đun nước cốt dừa lần nữa bằng chảo. Ở bước này bạn phải “trực” bên chảo dầu khá lâu, vừa đun vừa đảo nên tương đối vất vả, bù lại, hãy làm lạnh bàn tay để chuẩn bị cho bước sau.

Mẹo: Ban đầu nên để lửa lớn cho nước cốt dừa sôi nhanh, khi sôi phải giảm lửa để chín từ từ, tránh bị cháy. Vừa đun, cứ vài phút lại phải đảo đều tay, tránh tối đa phần cái bị đóng cặn dưới đáy.

Trong quá trình đun, màu trắng sẽ dần chuyển sang màu vàng nâu rồi mất màu dần, với mùi thơm ngào ngạt “khó cưỡng” của dừa chín. Phần màu vàng sẽ biến thành lớp chất gọi là “bồng con” theo cách gọi dân gian, chất này rất ngon và béo đặc trưng. Váng dầu nổi lên trên bề mặt lớp bồng con.

Đến khi màu trắng nhạt hết, lớp bồng con chuyển sang màu nâu đất là đạt chỉ tiêu. Lúc này, bạn hãy chỉnh lửa lại một chút để không bị nổi bong bóng, cho đến khi màu trắng biến mất hoàn toàn thì mới được tắt lửa.

Bước 6: Ép, chắt lấy dầu ngay khi còn nóng. Đây là bước quan trọng và cũng là bước khó nhất vì phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao, thao tác phải nhanh. Dầu nóng không dễ nguội như nước sôi, bạn phải thật cẩn thận để tránh bị bỏng, tốt nhất hãy đeo bao tay.

Dùng rây để lọc lấy dầu và ép chặt cho dầu tiết ra hết. Sẽ không tránh khỏi một ít cặn lọt vào trong dầu, không sao, hãy vớt những mảng dầu bị dính cặn ra, dùng giấy thấm/vải sạch để lọc lấy lớp cặn này rồi vắt luôn cả lớp lọc để ép lấy tối đa lượng dầu.

Nếu làm quá chậm, dầu sẽ thấm ngược trở lại vào bã bồng con, vì vậy bạn cần ép lấy dầu ngay khi nó còn nóng. Ở bước 5, cần tranh thủ làm lạnh bàn tay để đỡ vất vả hơn.

Không giống như dầu ăn thông thường, món này có đặc điểm tương đối kén môi trường bảo quản. Nếu trời quá nóng, dầu chảy sẽ dễ có mùi hôi, còn gặp lạnh thì bị đông lại.

Công dụng của dầu dừa trong việc làm đẹp

Dầu dừa lại có tác dụng tuyệt vời nhất đối với việc làm đẹp cả tóc và da. Dầu dừa lành tính, cảm giác dịu và mát nên có nhiều công dụng cả trong mỹ phẩm, dược phẩm và cuộc sống:

Dưỡng tóc với dầu dừa: Massage với dầu dừa làm mượt tóc, kích thích mọc tóc, , trị gàu, ngứa da đầu.

Dưỡng da với dầu dừa:

Làm kem dưỡng ẩm cho da, tẩy tế bào chết, giảm đau rát cho vùng da bị cháy nắng.

Giảm thâm quầng mắt khi thoa lên vùng mắt bị sưng, thâm vào tối trước khi ngủ.

Massage dầu dừa vào vùng da bị rạn nứt sẽ giúp da mềm, dần mất đi vết rạn, nhất là với phụ nữ sau sinh.

Massage dầu dừa vào nếp nhăn sẽ giúp cải thiện làn da tốt hơn.

Nhờ các axit béo chuỗi trung bình như axit lauric, axit capric, bạn có thể dùng dầu dừa để trị mụn bằng cách thoa dầu dừa lên da mặt và giữ trong 15-20 phút rồi rửa mặt sạch.

Dầu dừa có thể làm son dưỡng ẩm, chống nắng cho môi.

Dầu dừa có thể dùng làm dầu tẩy trang vừa rẻ tiền vừa lành tính: Massage dầu dừa vào vùng da có make up, lớp trang điểm sẽ được loại bỏ nhẹ nhàng.

Còn phần bã khô của dầu với tên “bồng con” sau khi ép lấy nước, có vị béo và mùi thơm, dễ bảo quản lạnh. Bạn có thể pha với đường, sữa ăn ngon như kẹo dừa Bến Tre, hoặc chế biến theo cách riêng của bạn.