Xem Nhiều 4/2024 # Răng Thưa: Nguyên Nhân, Số Mệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả! # Top 0 Yêu Thích

Răng thưa là tình trạng mà các răng trên cung hàm mọc không khít sát vào nhau, thậm chí là cách xa, tạo nên những khoảng trống và kẽ hở lớn.

Răng thưa tưởng chừng là hiện tượng rất bình thường nhưng ít ai biết rằng chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng và ảnh hưởng nhiều đến công việc cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân gây răng thưa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thường gặp nhất là:

Thiếu răng bẩm sinh: Việc mọc thiếu răng sẽ tạo nên một khoảng trống nhất định khiến các răng còn lại trên cung hàm chạy khỏi vị trí ban đầu. Vì những chiếc này thường có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống. Điều này tạo thành kẽ hở giữa các răng đồng thời còn gây ra hiện tượng xô lệch.

Răng mọc ngầm: Khi răng mọc ngầm, mọc ngược, khiến răng không thể nhú lên như các răng khác sẽ vô tình tạo thành các khoảng trống trên cung hàm.

Kích thước răng và xương hàm không phù hợp: Tức xương hàm phát triển hoàn toàn bình thường nhưng kích thước của răng lại quá bé.

Hoặc trường hợp kích thước răng bình thường nhưng cung hàm lại quá rộng. Điều này khiến răng không thể lấp đầy toàn bộ khoảng trống trên cung hàm và dẫn đến tình trạng thưa.

Tuy nhiên, trường hợp này lại rất ít xảy ra. Nhưng nếu có thì răng bạn sẽ có hiện tượng thưa ở hầu hết mọi vị trí trên cung hàm.

Thói quen xấu: Những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày như dùng tăm tre nhọn xỉa răng sau khi ăn, đánh răng với lực mạnh lâu ngày có thể làm mòn kẽ răng hoặc thường xuyên đẩy lưỡi,… từ đó hình thành các khoảng hở giữa hai răng.

Bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt nướu cũng là nguyên nhân khiến răng bị thưa dần đi.

Người có răng thưa là người như thế nào?

Theo quan niệm của các cụ xưa, người răng thưa là thiếu trung thực, hay thêu dệt và nói sai sự thật nên thường gây nhiều thị phi, không được người khác tin tưởng, quý trọng.

Người răng thưa còn bị đánh giá là hoang phí, tiêu xài không suy nghĩ. Vì vậy mà trong dân gian mới thường nói đùa với nhau là “răng thưa thừa của”.

Ở phụ nữ răng thưa, ngay từ nhỏ đã có cuộc sống khổ cực hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Do đó mà họ luôn cố gắng để có một chỗ đứng vững chắc trong công việc. Họ là kiểu người thiên về lối sống công việc hơn so với gia đình nên hôn nhân thường trắc trở, vợ chồng hay bất hòa, cãi vả.

Đặc biệt, vì tính tiêu xài có phần phung phí nên tài chính tương lai hay rơi vào trạng thái túng quẫn.

Còn đàn ông răng thưa thì bị đánh giá là khá nóng nảy, những lời nói ra trong lúc giận dữ rất khó nghe, không kiểm soát được nên thường làm mất lòng người khác. Đặc biệt, họ còn là người thiếu trung thực vì vậy mà trong cuộc sống lẫn công việc đều gặp không mấy suôn sẻ.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm của ông bà xưa, chỉ mang tính chất tham khảo và không hoàn toàn đúng trong tất cả các trường hợp.

Răng thưa gây ra những tác hại nào?

1. Răng thưa mất thẩm mỹ khuôn mặt

Một hàm răng trắng sáng, đều sát khít sẽ giúp nụ cười của bạn thêm phần rạng rỡ, tự tin. Điều này chứng tỏ răng cũng đóng vai trò quan trọng đến thẩm mỹ trên gương mặt.

Do đó, trường hợp răng thưa được xem là một khuyết điểm khiến bạn không còn tự tin khi giao tiếp.

Răng thưa ảnh hưởng lớn đến học hành, công việc

Răng thưa ảnh hưởng lớn đến phát âm, làm âm thanh phát ra không được tròn vành rõ chữ. Điều này sẽ khiến bạn gặp hạn chế khi học ngoại ngữ. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình học tập và công việc sau này.

2. Răng thưa ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm

Khi răng thưa xuất phát từ việc răng mọc không đủ hoặc mọc ngầm làm các răng còn lại chạy lộn xộn sẽ gây ra hiện tượng sai lệch khớp cắn. Thời gian dài, có thể khiến khung xương hàm bị biến đổi và tác động xấu đến gương mặt.

3. Răng thưa gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác

Khoảng cách giữa các răng quá lớn làm thức ăn dễ dính giắt vào. Kết hợp với quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển và tấn công vào răng nướu. Từ đó gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

4. Răng thưa có thể gây ra hiện tượng mất thêm răng

Mọi vị trí răng trên cung hàm đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chúng tạo thành một liên kết vững chắc. Nếu khoảng cách giữa các răng quá lớn làm răng thường xuyên bị dịch chuyển kèm với sự tác động của vi khuẩn sẽ dễ gây ra hiện tượng mất răng sớm.

Cách làm hết răng thưa tại nhà

Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau về các phương pháp làm hết răng thưa tại nhà bằng những dụng cụ tự chế. Một số cách phổ biến mà bạn có thể biết:

Mắc cài tự chế bằng dây thép: Sử dụng những dây thép tương tự như khí cụ của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Sau đó buộc chặt các răng lại với nhau, lực kéo này sẽ giúp đưa các răng khít sát lại hơn.

Dùng dây thun để khít sát răng: Dùng những sợi dây thun có kích thước nhỏ, độ đàn hồi tốt, thực hiện quấn quanh những vị trí răng thưa để dịch chuyển chúng về vị trí mong muốn.

Dùng tay đẩy răng: Đây là phương pháp mà nhiều phụ huynh hay hướng dẫn con thực hiện. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của cả hay tay, đặt lên vị trí chiếc răng thưa và tiến hành đẩy chúng lại gần nhau.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn gây ra những hậu quả nặng nề như viêm nhiễm do khí cụ không đảm bảo vệ sinh, răng bị lung lay do đột ngột bị tác động bởi lực mạnh trong thời gian dài,…

Do đó, để an toàn và hiệu quả, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng thưa của mình mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp cải thiện răng thưa hiện nay tại nha khoa

Có thể nói, trám răng, bọc răng sứ và niềng răng là bộ ba giải pháp giúp cải thiện và khắc phục tốt tình trạng răng thưa, kẽ hở được ưa chuộng nhất hiện nay.

Đây là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng răng bị thưa, kẽ hở được nhiều người áp dụng vì chi phí phục hình tương đối thấp. Đồng thời thời gian thực hiện lại nhanh chóng.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite để hàn trám vào những kẽ hở giữa hai răng giúp bạn có được hàm răng đều khít.

Thế nhưng, phương pháp trám răng thưa chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất với trường hợp khoảng trống răng thưa nhỏ, dưới 2mm. Nếu khoảng cách giữa hai răng quá lớn, kích thước của các răng được trám sẽ to hơn các răng khác làm giảm hiệu quả thẩm mỹ.

Hơn nữa, khả năng bám dính, chịu lực của miếng trám cũng kém hơn bình thường, dễ bong tróc ra khỏi vị trí trám.

2. Bọc răng sứ

Trường hợp khoảng hở giữa các răng quá to, phương pháp hàn trám không mang lại hiệu quả và thẩm mỹ cao thì bọc răng sứ được xem là giải pháp tối ưu.

Mão sứ với hình dáng và màu sắc như răng thật sẽ giúp các răng được khít sát. Đồng thời, còn giúp thay đổi hình thái của những chiếc răng lộn xộn, mọc chìa ra ngoài, giúp chúng được đồng đều và thẩm mỹ hơn.

Ngoài ra, với những trường hợp răng thưa còn bị sâu hay sứt mẻ lớn, hoặc răng đã điều trị tủy thì bọc sứ còn giúp bảo vệ cùi răng thật. Nhờ đó mà chúng được tồn tại lâu hơn trên cung hàm.

Một điểm hạn chế của phương pháp này là chỉ được khuyến cáo thực hiện khi bệnh nhân đã trưởng thành, trên 18 tuổi. Vì đây là thời điểm mà răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và xương hàm đã được ổn định vững chắc, mọi kỹ thuật trong phương pháp bọc răng sứ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Niềng răng chỉnh nha

So với kỹ thuật trám răng, bọc răng sứ thì niềng răng chỉnh nha được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện hơn cả.

Dựa vào các khí cụ chuyên dụng, mà cụ thể là mắc cài hoặc khay niềng trong suốt giúp răng của bạn sẽ được dịch chuyển dần về vị trí mong muốn.

Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng thật. Sau một thời gian nhất định, những chiếc răng của bạn sẽ được khít sát và đều đẹp trên cung hàm.

Độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 12 – 15 tuổi. Bệnh nhân thuộc nhóm tuổi này chỉ cần đeo khí cụ chỉnh nha trong khoảng thời gian từ 18 – 24 tháng là răng đã về lại vị trí mong muốn.

Tuổi càng lớn, xương hàm càng cứng chắc, thời gian niềng răng càng kéo dài. Quá trình thực hiện mất quá nhiều thời gian, có thể lên đến 30 – 36 tháng, nhưng không đảm bảo được hiệu quả phục hình như ý. Hoặc có trường hợp sẽ phải nhổ bớt răng mới đem lại hiệu quả.

Chi phí chỉnh răng thưa mất bao nhiêu tiền?

Chi phí khắc phục tình trạng răng bị thưa, hở kẽ phụ thuộc nhiều vào phương pháp phục hình mà bạn chọn.

1. Chi phí trám răng thưa

Chi phí trám răng bị thưa, hở kẽ ở các Nha khoa có thể không giống nhau, phụ thuộc vào công nghệ thực hiện và giá thành vật liệu.

Tại Nha Khoa Đông Nam, chi phí trám răng thưa là 500.000 VNĐ/răng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, muốn vị trí trám đảm bảo thẩm mỹ và mang lại hiệu quả như mong muốn thì cần phải trám 2 răng, do đó chi phí hoàn tất cho 1 kẽ răng thưa sẽ là 1.000.000 VNĐ.

Khi thực hiện trám răng kẽ răng thưa ở Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khám, tư vấn và chụp X – Quang tại chỗ để kiểm tra tình trạng răng.

2. Chi phí bọc răng sứ cho răng bị thưa

Chi phí bọc răng sứ cho răng bị thưa, hở kẽ tại Nha khoa Đông Nam phụ thuộc nhiều vào số lượng răng cần bọc sứ và loại răng sứ mà bạn chọn:

Tương tự như trám răng, khi tiến hành bọc răng sứ cho răng bị thưa, hở kẽ tại Nha khoa Đông Nam, bạn cũng sẽ được hỗ trợ chi phí khám, tư vấn và chụp X – Quang tại chỗ.

3. Chi phí niềng răng bị thưa

Chi phí niềng răng bị thưa, hở kẽ được tính trên đơn vị hàm, tình trạng răng thưa và loại hình chỉnh nha niềng răng. Chi tiết được thể hiện trong bảng sau:

Răng thưa là tình trạng răng miệng mà bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng các giải pháp nha khoa. Tuy nhiên, để biết mình có thể áp dụng phương pháp nào và mức chi phí ra sao thì cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn.

Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Thẻ: Răng Bị Thưa