Đề Xuất 4/2024 # Cách Ngâm Rượu Nho Ngon Nhất # Top 2 Yêu Thích

Nho, loại trái cây đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm về trước, với công dụng của mình, trái nho đã được nhân rộng trên hầu hết các vùng lãnh thổ trên trái đất.

Tại Việt Nam, nho được trồng nhiều tại tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh nằm ở cực Nam Trung bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm khô nóng, gió nhiều, không có mùa đông. Có thể nói nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của nho.

Nếu nho Ninh Thuận theo chân người Pháp đến Việt Nam thì tại các tỉnh miền núi Việt Nam, nho rừng mọc rất nhiều, với hương vị quyến rũ, có thể chế biến thành nhiều dạng thực phẩm khác nhau, hiện nay nho rừng được rất nhiều người tìm kiếm phục vụ việc làm rượu.

– Kiểm tra nguồn gốc nho có đảm bảo chất lượng không, nên chọn những quả nho có nguồn gốc tại Việt Nam là tốt nhất (Nho Trung Quốc bề ngoài rất bóng mịn, màu sắc đẹp mắt nhưng chất kích thích, bảo quản rất nhiều).

– Chọn nho tươi: Quả nho mềm, căng vỏ, mọng nước, không có các vết bầm dập. Khi mua chú ý quan sát, lựa những chùm vẫn còn lớp phấn bám trên quả, theo kinh nghiệm đó là những chùm nho mới khai thác. Bên cạnh đó cần để ý tới phần cuống, chỉ lấy những quả cuống còn tươi, không héo, nhăn nheo để đảm bảo nho vẫn mới, các thành phần trong trái chưa bị biến đổi.

– Chọn nho khô: Chọn những quả nho có hạt tròn, không chọn nho không hạt vì có thể là nho Trung Quốc. Nho phải được phơi hoặc sấy thật khô, tránh mua phải nho chưa được khô như vậy nho sẽ không ngon, dễ bị chua. Ngoài ra, vỏ phải có màu sắc sáng và hương vị thơm ngọt.

2. Chuẩn bị bình ngâm rượu

Bình ngâm rượu có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, hình dạng, vật liệu … nhưng không phải loại nào cũng thích hợp để ngâm rượu nho, nếu các bạn muốn có được một bình rượu chất lượng nhất, nên ngâm nho vào trong các hủ sành, miệng không được lớn quá để tránh việc thoát hơi của rượu.

Ngoài ra, có thể thay thế bằng hủ thủy tinh. Nếu không có đủ điều kiện, sử dụng bình nhựa để ngâm cũng không sao. Mình thấy có hai loại bình nhựa được dân ngâm rượu sử dụng phổ biến là bình ngâm rượu bằng nhựa hiệu Song Long và Duy Tân, bình Duy Tân thì đẹp và chất lượng hơn nhiều.

Tùy theo tiểu lượng người dân mỗi vùng miền mà chúng ta sử dụng nồng độ rượu khác nhau để ngâm, không nhất thiết quy định rượu ngâm nho phải có nồng độ nhất định nhưng theo mình nghĩ các bạn nên ngâm rượu từ 37 – 42 độ là tốt nhất để tránh việc rượu nhạt thì uống không chất mà rượu cao độ quá thì uống nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều các bạn cần phải lưu tâm nhất đó là nên mua rượu tại cơ sở nào, chất lượng rượu có đảm bảo hay không, tránh việc phải đổ bỏ bình rượu sau khi ngâm vì rượu không đảm bảo chất lượng.

4. Cách ngâm rượu nho tươi

a. Cách thứ nhất (Ngâm nguyên quả)

Chọn những quả nho có đặc điểm như trên.

– Tách từng trái nho ra khỏi buồng.

– Rửa nho với nước đến khi nào thật sạch thì thôi, cần lưu ý rửa thật nhẹ tay, tránh để nho bị dập nát trong quá trình rửa.

– Sau khi nho đã ráo nước, cho nho vào trong hủ, cứ một lớp nho lại trải đều lên một lớp đường theo tỉ lệ 1kg nho/500g đường, chú ý lớp trên cùng luôn luôn phải là đường.

– Ngâm trong thời gian 20 ngày, toàn bộ nho chỉ còn lại vỏ, lúc này tiến hành vớt vỏ ra chúng ta được phần rượu ngon tuyệt hảo.

TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI CHUYÊN GIA

b. Cách thứ hai (ngâm nho đã bóp nhuyễn)

– Chọn những quả nho có các đặc điểm như trên.

– Tách toàn bộ trái nho ra khỏi cuống.

– Rửa nho với nước đến khi nào thật sạch thì thôi, cần lưu ý rửa thật nhẹ tay, tránh để nho bị dập nát trong quá trình rửa.

– Khi nho đã thật ráo nước cho toàn bộ nho và đường vào trong thau theo tỉ lệ 1kg nho/0,5 kg đường, tiến hành bóp nát hỗn hợp trên.

– Đổ hỗn hợp trên vào bình (khoảng 5l) sau đó đậy nắp bình lại, lưu ý không nên đậy nắp kín quá để hỗn hợp nho lên men, ngâm trong thời gian 3 tháng là đủ (Cách 7 – 8 ngày dùng đũa sạch trộn đều hỗn hợp trên, hỗ trợ quá trình lên men được nhanh lên).

– Tiếp theo đổ bình nho đã được lên men vào miếng vải lọc, ta được phần nước sạch, tiếp tục cho vào trong bình để thêm khoảng 2 tháng ta được loại rượu nho hảo hạng.

– Chọn nho khô có các đặc điểm như đã nói ở trên.

– Rửa nho qua một lần rượu (Chú ý: dùng rượu nào để ngâm thì dùng chính rượu đó để rửa).

– Đổ nho vào bình, sau đó đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg nho khô/ 4 lít rượu.

– Nho khô ngâm rượu càng để lâu càng ngon, ít nhất là 6 tháng trở lên là hoàn hảo nhất.

– Giúp giảm cân.

– Hỗ trợ tim mạch.

– Chống oxy hóa.

– Hỗ trợ phục hồi cơ bắp.

– Thu dọn những mảng có hại trong não.

– Đào thải chất độc trong cơ thể.

– Giảm chứng khó tiêu.

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– …

– Trong nho có một lượng lớn đường nên những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng, nhất là dùng trong thời gian dài.

– Những đang uống thuốc tuyệt đối không nên ăn nho:

Trong nho có một chất có thể gây ức chế enzyme CYP3A4 đó là chất furanocoumarin và bioflavonid. Việc gây ức chế CYP3A4 làm cho thuốc bị tích tụ trong cơ thể vầ gây nhiễm độc. Người bệnh bị tích tụ thuốc lâu ngày có thể dẫn đến suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế tủy xương và thậm chí cỏ thể bị tử vong do ngộ độc thuốc. Việc uống nước ép nho hay là ăn bất cứ thành phần nào của nho khi uống thuốc đều có thể dẫn đến ngộ độc.

Có thể uống rượu nho hằng ngày, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly rượu nhỏ.

Không quá lạm dụng rượu nho, tốt nhất dưới 50ml/ngày.

– Để nơi khô ráo, thoáng mát.

– Tránh ánh nắng trực tiếp.

“ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM NGÂM RƯỢU CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÚI RỪNG UY TÍN, CHẤT LƯỢNG GIÁ CẠNH TRANH. ĐẠI LÝ CÓ NHU CẦU LẤY SỐ LƯỢNG LỚN, SẼ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH GIẢM GIÁ SÂU, GIÚP SẢN PHẨM ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG CẢ NƯỚC VỚI GIÁ RẼ NHẤT”

Hỗ trợ khách hàng trong cả nước

An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.