Xem Nhiều 5/2024 # Cách Làm Dầu Dừa Tại Nhà # Top 0 Yêu Thích

Chào bạn, dầu dừa là một trong những sản phẩm tự nhiên tốt nhất, có rất nhiều công dụng.

Tự làm dầu dừa khá mất công nhưng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, quan trọng hơn: bạn đảm bảo được chất lượng hoàn toàn nguyên chất – không pha tạp.

Đầu tiên là Dừa, bạn ra chợ mua bảo người bán là mua về làm dầu dừa và chọn cho quả dừa già (dừa già có nhiều dầu hơn). Nếu chọn được dừa Bến Tre là tốt nhất, dầu sẽ thơm và màu đẹp như trong hình trên.

Lấy khoảng 2 quả trung bình là được, thông thường nếu chế biến đúng cách sẽ tạo ra 80ml đến 100ml dầu dừa – đủ cho bạn dùng dưỡng da mặt trong vài tháng. Nếu dùng cho cả tóc nữa thì phải làm nhiều hơn rồi.

Mùa đông, ở miền bắc, (giá năm 2013) mua lẻ ngoài chợ 2 quả dừa già có giá từ 40K – 50K, mùa hè giá có rẻ hơn đôi chút. Trong trường hợp mua buôn số lượng lớn giá còn 16K – 18K/ quả.

Khoảng 300 – 400 ml nước nóng

Dao và nạo

Máy xay sinh tố

Ray: dùng để lọc lấy nước cốt dừa

Túi lọc có lỗ nhỏ để vắt

Xoong, chảo

Rổ đựng

Bếp gas hoặc bếp củi

Một cái lọ thủy tinh để đựng dầu dừa

Rửa tay thật sạch

Lấy nước cốt dừa

Khi mua dừa ở chợ, người ta đã lột bỏ lớp xơ bên ngoài, về nhà, bạn phải dùng dao nạo hết lớp vỏ mỏng còn lại (trước đó bạn bỏ nước dừa bên trong đã – tiện thể giải khát luôn nhỉ).

Khi gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài bạn chú ý nhẹ tay để đỡ mất nhiều cùi dừa vì chính cùi dừa được dùng để tạo dầu dừa.

Rửa sạch dừa, thái nhỏ (tốt nhất là dùng nạo – tuy nhiên nạo thì khá vất vả), rồi cho vào máy xay sinh tố kèm một ít nước nóng. Vì cùi dừa khá cứng nên bạn cắt càng nhỏ càng tốt để máy xay quay được nhanh và dễ dàng.

Sau khi xay xong, bạn sẽ thấy hỗn hợp dung dịch trắng như sữa, mùi thơm đặc trưng.

Bạn lấy cái xoong to để bên dưới, tiếp theo là cái ray ở trên, trên cái ray bạn để túi lọc. Bạn đổ hỗn hợp vào túi lọc, khá nhiều nước cốt dừa sẽ tự chảy vào xoong.

Nhưng vẫn còn nhiều nước cốt dừa bám vào cùi dừa vụn, do vậy, bạn phải vắt thật kỹ bằng túi lọc. Tốt nhất là nhờ chồng/bạn trai làm cho công đoạn vắt, vì làm cái này tay phải khỏe.

Bạn cứ lặp lại như thế cho hết số dừa, không nên vội vắt nhiều dừa một lúc, cứ từ từ thôi, vì vội thì sẽ phí mất cốt dừa chưa hết.

Đun lấy dầu dừa

Như vậy là bạn đã đi được 2/3 chặng đường. Bây giờ là công đoạn gần cuối, đun nước cốt dừa trắng như sữa trong xoong thành dầu dừa.

Công đoạn này sẽ khá tốn thời gian, trung bình khoảng 2 tiếng (càng nhiều nước cốt dừa, đun càng lâu).

Bạn có thể đun bằng bếp củi cho tiết kiệm, còn không thì đun gas, không nên đun bếp than, vì cái này bạn phải trông bếp lâu, mà bếp than hơi của nó không tốt cho sức khỏe.

Đầu tiên bạn để lửa hơi to một chút cho sôi, sau khi sôi thì để lửa nhỏ hơn. Cứ để như vậy cho đến khi nước dần bay hơi hết, càng về sau bạn sẽ thấy một lớp hơi giống váng đậu, màu trắng ngà (dân gian gọi là bồng con) dần dần kết lại và trông rõ ràng hơn.

Đến lúc này hết sức quan trọng, bọn để nhỏ lửa chỉ vừa đủ sôi, nếu để lửa to rất dễ bén, dầu dừa có mùi khét.

Bạn canh cho bồng con hơi ngả vàng là bắc nồi ra, nếu lấy sớm hơn thì dầu sẽ chưa đủ độ, còn lẫn nước, lấy muộn hơn thì quá già. Rất nhiều người mắc sai lầm ở khâu này, đặc biệt là những lần đầu.

Cuối cùng chúng ta đã có dầu dừa 🙂 Sau khi bắc xoong (hoặc chảo) xuống, bạn để xoong hơi nghiêng để dầu dừa trôi về bên dưới rồi lấy cái xẻng (tốt nhất là loại có lỗ ở giữa) để gạt bồng con lên trên.

Bạn cho dầu dừa vào bát con, mục đích là để một số cặn bồng con rất nhỏ lắng xuống đáy. Dầu dừa làm thủ công nên chắc chắn sẽ có gợn li ti bồng con này lẫn bên trong dầu, cho dù bạn có lọc kỹ đến đâu thì cũng thật khó hết hẳn. Chỉ cần để dầu một thời gian, thì các cặn này sẽ lắng xuống dưới đáy chai lọ.

Tùy vào nhiệt độ đun mà chúng ta sẽ có dung dịch dầu dừa với màu sắc hơi khác nhau. Thường nó trông khá giống dầu ăn nhưng vàng nhạt hơn, nếu bạn đun nhiều lửa sẽ có màu vàng đậm.

Lọ thủy tinh có nắp đậy mua ngoài chợ giá lẻ khoảng 10-15K, về rửa sạch sau đó lau khô, bạn cho dầu dừa vào để bảo quản. Đợi một lúc cho nguội rồi đậy nắp.

Ở nhiệt độ khoảng 23 – 25 độ C là dầu dừa đông lại rồi, nên nếu bạn làm đúng cách, vào mùa đông chắc chắn là dầu dừa sẽ đông sau khi để bên ngoài từ 5 – 10 phút. Dầu dừa đông lại có màu trắng đục, trông như sáp thơm như kẹo dừa.

Mùa hè, dầu dừa có dạng lỏng, màu vàng nhạt giống như hình bạn thấy bên dưới

Để làm được một mẻ dầu dừa nếu nhanh thì bạn mất 3 tiếng, chậm khoảng 5 tiếng.

Những mẻ đầu tiên thường rất khó thu được dầu dừa ưng í, phải vài lần bạn mới đủ kinh nghiệm cho ra mẻ dầu chất lượng

Mua dầu dừa ở đâu tốt?

Út Em cung cấp dầu dừa chất lượng tốt, nấu phương pháp truyền thống, hoàn toàn nguyên chất. Hình ảnh bên trên là những ngày đầu tập làm dầu dừa nên mình dùng để hướng dẫn các bạn cho thuận tiện. Từ 2014 đến nay, Dầu dừa Út Em phải sử dụng máy xay, máy vắt, máy sấy chai lọ chuyên dụng để có thể làm dầu dừa được thuận tiện và đảm bảo vệ sinh cho người dùng. Mời bạn tham kháo Giá dầu dừa nguyên chất tại Út Em:

Hotline mua hàng:

xem Fanpage: