Xem Nhiều 5/2024 # Tầm Quan Trọng Của Việc Kiểm Tra Ph Đất Trồng • Tin Cậy 2024 # Top 0 Yêu Thích

Kiểm tra độ pH trong đất và kiểm tra đất

Môi trường đất luôn chứa các yếu tố quyết định không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển cây nông nghiệp. Mỗi loại cây thích ứng với từng loại đất khác nhau nên việc kiểm tra đất, đặc biệt kiểm tra độ pH là công tác cần được tiến hành thường xuyên.

1. Thời điểm kiểm tra độ pH đất

Kiểm tra pH đất có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất.

– Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.

– Đối với khu đất đang canh tác, chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Một số biểu hiện trên cây trồng cũng có thể cho bạn gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển, …

* Lưu ý: Việc kiểm tra pH có độ sai sót cao khi tiến hành trong các thời điểm sau: Ngay sau bón vôi, bón phân, bổ sung chất hữu cơ,… hoặc độ ẩm đất nằm xa khoảng giới hạn của cây trồng.

2. Phương pháp kiểm tra độ pH đất

Cách làm:

– Bước 1: Lấy mẫu đất trồng (tầng đất canh tác – tầng đất mà rễ non của cây tồn tại nhiều nhất).

– Bước 2: Bỏ mẫu đất vào ly (lọ) đựng  nước cất, khuấy đều, để lắng cặn trong khoảng thời gian 15-20 phút.

– Bước 3: Sử dụng giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đã pha sao cho nước thấm hết bề mặt phần giấy quỳ đã nhúng, lấy giấy quỳ ra để mặt hộp bên cạnh bảng so màu.

– Bước 4: Đọc kết quả (sau 1 phút từ khi lấy giấy quỳ ra khỏi dung dịch).

Màu sắc của giấy quỳ tương ứng với chỉ số nào bên thang đo số thì đó là chỉ số pH của mẫu đất đã kiểm tra.

Để nắm rõ hơn về thông tin và các thao tác thực hiện đo pH bằng giấy quỳ, xin mời quý khách theo dõi bài sau: Kiểm tra độ pH của đất bằng giấy quỳ.

2.2 Kiểm tra nhanh độ pH bằng Test pH Sera

– Bước 1: Thao tác giống như Bước 1 và Bước 2 ở phương pháp trên, lấy mẫu đất cần kiểm tra cho vào nước cất, khuấy đều lên rồi lấy nước trong của dung dịch cho vào lọ thủy tinh đi kèm với sản phẩm

– Bước 2: Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. Nhớ đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng.

– Bước 3: Sau đó đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng

– Bước 4: Làm sạch bên trong và bên ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy sau mỗi lần kiểm tra, lưu trữ tất cả ở nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.

Để nắm rõ hơn về thông tin và các thao tác thực hiện đo pH bằng Test pH Sera, xin mời quý khách theo dõi bài sau: Kiểm tra độ pH của đất bằng Test pH Sera.

2.4  Kiểm tra pH đất trực tiếp bằng dụng cụ đo pH đất cầm tay Takemur DM-15/DM-13

– Chỉ cần cắm máy đo pH DM-15 hoặc DM-13 xuống đất nơi cần kiểm tra độ pH, chờ 1 phút sau đó dọc kết quả trên màn hình.

– Dụng cụ đo pH đất này có thang đo pH từ 3 đến 8.

Để nắm rõ hơn về thông tin và các thao tác thực hiện đo pH bằng dụng cụ đo cầm tay Takemura DM15 và DM13, xin mời quý khách theo dõi bài sau:

+ Máy đó pH đất Takemura DM13

+ Máy đo pH đất Takemura DM15

– Chúng ta có thể dùng máy đo pH có đầu dò để đo độ pH trong đất. Cắm đầu dò vào nơi muốn đo kết quả sẽ hiển thị chính xác bằng số trên màn hình điện tử sau khoảng 10 giây. Các bộ dụng cụ kiểm tra này cũng khá rẻ và dễ sử dụng, sẽ cho một chỉ số chuẩn về độ pH trong đất.

Để nắm rõ hơn về thông tin và các thao tác thực hiện đo pH bằng máy đo pH Hanna HI99121 xin mời quý khách theo dõi bài sau: Máy đo pH trong đất Hanna HI 99121

Ngoài ra, để đo pH thuận lợi hơn, Công ty chúng tôi còn nhập một số dòng sản phẩm hiện đại sau để phục vụ quý khách dễ đàng đo pH trong đất và cả độ ẩm của đất, xin mời quý khách theo dõi các sản phẩm sau:

– Máy đo pH để bàn Eutech pH 2700

– Máy đo pH cầm tay Eutech pH 150

– Máy đo pH và độ ẩm đất Takemura DM5

– Máy đo pH đất Luster Leaf 1845

– Máy đo pH và độ phì nhiêu của đất Luster Leaf 1860

– Máy đo pH và độ ẩm đất Luster Leaf 1817

– Máy đo pH đất Luster Leaf 1847

– Máy đo pH đất Luster Leaf 1840

– Máy đo pH đất Luster Leaf 1815

– Máy đo pH và độ dẫn tay cầm WTW pH Cond 3320 Set 2

– Máy đo pH và độ ẩm Luster Leaf 1880

– Máy đo pH online ToaDKK HBM-100A

– Máy đo pH, nhiệt độ và độ phì nhiêu của đất Luster Leaf 1835

– Máy đo pH Thermo Scientific Orion Star A211

– Máy đo pH TOA DKK HM-30P

– Máy đo pH online Hanna HI8711

– v.v…

3. Diễn giải một số kết quả kiểm tra pH đất

3.1 Giá trị pH từ 3.0 – 5.0

– Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).

– Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.

– Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

3.2 Giá trị pH từ 5.1 – 6.0

– Đất có tính axit.

– Thích hợp cho các loại cây họ đỗ quyên như: đỗ quyên, cây hoa trà, cây thạch nam, …

3.3 Giá trị pH từ 6.1 – 7

– Đất axit trung bình (đất trung bình).

– Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.

– Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..

– Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

3.4 Giá trị pH từ 7.1 – 8

– Đất có tính hơi kiềm.

– Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.

– Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mang gan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

– Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

Khoảng pH đất tối thích cho một số cây trồng

Cây trồng

pH thích hợp

Cây trồng

pH thích hợp

Bắp (Ngô)

5.7 – 7.5

Trà

5.0 – 6.0

Họ bầu bí

5.5 – 6.8

Hồ tiêu

5.5 – 7.0

Bông cải xanh

6.0 – 6.5

Thuốc lá

5.5 – 6.5

Cà chua

6.0 – 7.0

Thanh long

5.0 – 7.0

Cà phê

6.0 – 6.5

Súp lơ

5.5 – 7.0

Cà rốt

5.5 – 7.0

Ớt

6.0 – 7.5

Cà tím

6.0 – 7.0

Nho

6.0 – 7.5

Cải bắp

6.5 – 7.0

Mía

5.0 – 8.0

Củ cải

5.8 – 6.8

Mai vàng

6.5 – 7.0

Cải thảo

6.5 – 7.0

Lúa

5.5 – 6.5

Cam quýt

5.5 -6.0

Lily

6.0 – 8.0

Cao su

5.0 – 6.8

Khoai tây

5.0 – 6.0

Cát tường

5.5 – 7.5

Khoai lang

5.5 – 6.8

Cẩm chướng

6.0 – 6.8

Hoa lan

6.5 – 7.0

Cẩm tú cầu

4.5 – 8.0

Hoa hồng

5.9 – 7.0

Đậu đỗ (đỗ tương)

6.0-7.0

Cúc nhật

6.0 – 8.0

Đậu phộng

5.3 – 6.6

Hành tỏi

6.0 – 7.0

Dâu tây

5.5 – 6.8

Gừng

6.0 – 6.5

Đậu tương

5.5 – 7.0

Dưa leo

6.0 – 7.0

Đồng tiền

6.5 – 7.0

Rau gia vị

5.5 – 7.0

Dưa hấu

5.5 – 6.5

Khoai mì (sắn)

6.0 – 7.0

Xà lách

6.0 – 7.0

Cây bơ

5.0 – 6.0

Bông

5.0 -7.0

Dưa chuột

6.5-7.0

Cây chè

4.5-5.5

Chuối

6.0-6.5

Hành tây 6.4-7.9

Cà chua 6.3-6.7

4. Kết luận

Thực tế sản xuất cho thấy pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển mà còn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng nông nghiệp.

Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Xác định đúng độ pH đất là cơ sở để lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp hoặc ngược lại chỉ số độ pH đất chỉ ra cho bạn phải tác động ra sao trên khu đất đang trồng trọt để đạt được mục tiêu tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.