Xem Nhiều 4/2024 # 21 Bước Thiết Kế Website Bằng WordPress Chi Tiết Từ A # Top 0 Yêu Thích

Bài viết tổng hợp 21 bước thiết kế website (7 bước lớn và 14 bước nhỏ) bằng wordpress từ A – Z, tự làm website kể cả khi bạn không biết gì về code.

Đầu tiên, WordPress là gì?

Về lý thuyết, WordPress là một nền tảng mã nguồn mở ( tức là nó miễn phí ) được dùng cho mục đích chính là xây dựng các website.

Bản chất WordPress vốn là một hệ quản trị nội dung ( Content Management Systerm – hay CMS ), hỗ trợ cho bạn tạo nên một trang blog cá nhân.

Tuy nhiên, theo thời gian, WordPress dần trở thành một nền tảng để giúp người dùng có thể tự dựng các website trong nhiều lĩnh vực từ blog cho đến các trang thương mại điện tử, ..

Nếu bạn là một người mới bắt đầu, WordPress gần như là cách đơn giản nhất, nhanh nhất và cũng nổi bật nhất để bạn có thể tự tạo nên một website cho riêng mình.

Bước 1 – Setup WordPress

Đương nhiên, chúng ta vẫn thường hay nói “tiền nào của đó”, các giao diện miễn phí luôn luôn có một số hạn chế nhất định, như việc giới hạn một số tính năng.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc một giải pháp khác đó chính là mua theme. Các theme được đăng trên

Chọn tên miền

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua “tên trang web” rồi đúng không ? Ví dụ: chúng tôi chúng tôi chúng tôi … “tên trang web” gọi theo từ chuyên ngành là tên miền. Và 100% các website trên thế giới đều phải có tên miền thì mới vận hành được.

Nói nôm na dễ hiểu thì, nếu website là ngôi nhà thì domain sẽ là địa chỉ nhà. Mọi người sẽ tìm ra nhà của bạn nếu họ biết được địa chỉ.

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ tên miền (domain) như hiểu rõ người yêu của mình vậy. Nếu chưa thì hãy xem qua bài viết này rồi hãy đọc tiếp:

Mua Hosting WordPress

Hosting là phần không gian lưu trữ Source website của bạn, giúp website của bạn có thể hoạt động được trên môi trường Internet.

Hosting có rất nhiều thông số cần chú ý khi mua. Tùy theo qui mô và loại hình kinh doanh mà chọn gói Hosting cho phù hợp.

Tương tự như Domain, bạn cần phải hiểu rõ các thông số (RAM, CPU, Dung lượng, băng thông, …) trước khi xây dựng cho mình 1 website hoàn chỉnh.

Cài Source WordPress

Upload source file WordPress

Bước 1: Truy cập vào trang download của chúng tôi và tải source code về máy.

Bước 2: Giải nén file bằng phần mềm Winrar.

Bước 3: Dùng phần mềm FTP File Zilla để truy cập vào Hosting.

Bước 4: Upload các file đã giải nén vào folder public_html trên hosting.

Bước 5: Mở file chúng tôi và tiến hành sửa các thông tin sau:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

// ** MySQL settings – You can get this info from your web host **

/** The name of the database for WordPress */

define

(

‘DB_NAME’

,

‘database_name_here’

)

;

/** MySQL database username */

define

(

‘DB_USER’

,

‘username_here’

)

;

/** MySQL database password */

define

(

‘DB_PASSWORD’

,

‘password_here’

)

;

/** MySQL hostname */

define

(

‘DB_HOST’

,

‘localhost’

)

;

database_name_here = tên databse đã tạo.

username_here = username truy cập database.

password_here = mật khẩu truy cập database.

Ngoài ra còn có 1 tool tự động tạo file wp-config hẳn hoi nếu bạn lười (https://generatewp.com/wp-config/), khi tạo xong chỉ việc paste thẳng vào file chúng tôi là được.

Bước 6: Truy cập vào domain website của bạn và tiến hành cấu hình website (Title, description, language, usename, password, …)

Bước 2 – Chọn giao diện Theme trong WordPress

WordPress có một cộng đồng phát triển giao diện (Themes) riêng, có rất nhiều cá nhân, tổ chức tham qua phát triển giao diện WordPress cùng các tính năng đồ sộ, trong đó phải kể đến là: Theme Forest, MyThemeShop, Flatsome, Soledad,

Có 3 cách để bạn tự chọn giao diện cho website của mình trong wordpress

Dùng giao diện có sẵn

Miễn phí

Theme miễn phí thường bị giới hạn nhiều tính năng, nhưng cơ bản vẫn đủ dùng cho những bạn có yêu cầu tạo 1 website đơn giản.

Có phí

Theme có phí được các nhà phát triển đầu tư rất kỹ lưỡng và cho phép bạn tùy biến đến tận răng. Thêm nữa Theme có phí hỗ trợ SEO, mobile responsive, schema, e-commerce giúp bạn lọt vào mắt xanh của Google dễ hơn theme miễn phí.

Một số theme có phí được nhiều người sử dụng nhất hiện nay:

Flatsome.

Genesis Framework by StudioPress.

Avada.

The7.

BeTheme.

Giao diện tự code

Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tự code được giao diện cho riêng mình, chỉ cần các bạn có kiến thức tốt về HTML & CSS & Javascrip & ngôn ngữ lập trình PHP.

Bước 3: Cài đặt plugin WordPress

Plugin là một tính năng đặc biệt của WordPress, nó cho phép cài đặt các tính năng mới, giúp website hoạt động trơn tru hơn, lộng lẫy hơn, Google khoái hơn !

Các loại plugin và công dụng thường dùng:

Plugin hiệu suất: những plugin này giúp cho website load nhanh hơn (WP – Rocket, Litespeed Cache, Super Cache, Autoptimize, W3 Total Cache, …

Plugin bán hàng: dành cho  kinh doanh online trên môi trường Internet (WooCommerce, Easy Digital Download, …)

Plugin bảo mật: giúp website của bạn cứng cựa hơn (WordFence, iThemes Security, All In One WP Security & Firewall, …)

Plugin tạo form: tạo các form đăng ký, đăng nhập, liên hệ, survey dễ dàng (Contact Form, AR Form, Visual Form Builder, …)

Plugin hình ảnh: tạo thư viện hiển thị hình ảnh đẹp mắt (Easy FancyBox, Responsive Lightbox & Gallery, WP Lightbox 2, …)

Plugin nội dung: hỗ trợ định dạng post, page (Responsive Tabs, Related Post, Custom Post Type UI, …)

Plugin SEO: đây là điểm mạnh của WordPress mà ít có nền tảng mã nguồn mở nào so được. Hỗ trợ SEO rất tốt (Yoast SEO, Rank Math SEO, All in One SEO, SEOPress, …)

Ngoài ra còn rất nhiều plugin khác đang chờ bạn khám phá.

Bước 4 – Bảo mật cho website

Sau khi đã cài đặt giao diện và các plugin tính năng hoàn tất, thì bước tiếp theo cần phải làm là thiết lập bảo mật cho website WordPress của bạn.

Hãy thử hình dung rằng vào một ngày đẹp trời nào đó blog bạn đã xây dựng từ bao nhiêu mồ hôi công sức bỗng dưng biến mất ? Thì bạn sẽ làm thế nào bây giờ ???

Không phải nói suông mà nó đến hơn 30% website WordPress trên Thế giới bị nhiễm các loại mã độc, virus, malware chiếm quyền truy cập website. Nguyên nhân chính là do cài đặt Themes và Plugins từ các trang không rõ nguồn gốc.

Không nên đặt username là “admin”

Còn nếu đã lỡ đặt rồi thì đừng lo, plugin iThemes Security sẽ giúp bạn.

Luôn luôn update Theme và Plugin lên phiên bản mới nhất

Nói KHÔNG với theme và plugin lậu

Đây là vấn đề nhiều người hay mắc phải, đa phần các sản phẩm theme và plugin lậu cho phép tải miễn phí tràn lan trên mạng hiện nay đều có mã độc và nó có thể khai thác bất hợp pháp tài nguyên hosting của bạn, chèn backlink ẩn hoặc tệ hơn là chiếm cả quyền truy cập.

Một số nguồn uy tín mà Cuồng Team sưu tầm:

Theme Forest.

WordPress Plugin.

WordPress Theme.

WordPress Gpldl.

Plugin WordPress tăng cường bảo mật

Nếu bạn là một người không chuyên về kỹ thuật bảo mật thì plugin sẽ giúp bạn thiết lập. Một số plugin bảo mật được tin cậy cao như:

Wordfence Security.

Sucuri Security.

iTheme Security.

All in one WP Security and Firewall.

Bước 5 – Soạn thảo văn bản

Soạn thảo văn bản là bước tiếp theo bạn phải làm quen, từ năm 2024 WordPress đã chính thức đưa Gutenberg làm trình soạn thảo văn bản TinyMCE mặc định của họ.

Trình soạn thảo Gutenberg này hiện đại hơn rất nhiều so với trình soạn thảo văn bản cũ. Cho phép tạo các block nội dung, hình ảnh, video và tùy biến các block ấy một cách dễ dàng.

Về cơ bản Gutenberg chuyển trình soạn thảo cũ thành block, mà trong các block ấy bạn có thể tùy biến được rất nhiều thứ. Những bạn mới sử dụng WordPress thì Cuồng Team nghĩ nó sẽ không quá khó để các bạn theo kịp.

Bước 6 – Tối ưu SEO cho website

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Theo Wikipedia thì SEO có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Yandex, …)

Như ở mục trên, tối ưu SEO là tổng hợp tất cả các công việc, phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.

Lợi ích của SEO

Giúp khách hàng dễ nhìn thấy website của bạn khi họ tìm kiếm trên các công cụ search.

Tăng nhận thức sản phẩm, thương hiệu.

Hiểu về hành vi khách hàng tiềm năng.

Cải thiện trải nghiệm người dùng.

Plugin WordPress hỗ trợ SEO

Tin vui dành cho bạn là WordPress là một nên tảng mã nguồn mở với nhiều plugin hỗ trợ SEO rất tốt. Các plugin SEO này sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi cần khắc phục. Việc của bạn chỉ việc đáp ứng những yêu cầu của plugin là đã có được 1 bài viết “Chuẩn SEO” rồi.

Ngoài ra các plugin đấy còn hỗ trợ cấu trúc Schema, cấu hình nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.

Các plugin SEO tiêu biểu cho hạng mục này:

Yoast SEO.

Rank Math SEO.

All in One SEO.

SEOPress.

Tốc độ website

Tốc độ là một thứ quan trọng không thể thiếu của website. 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khách hàng khi vào website của bạn lần đầu tiên thì họ chỉ dành ra 3 GIÂY cuộc đời để chờ website của bạn load. Sau 3s đấy mà website load không xong thì khách sẽ bỏ web mà đi.

Các tiêu chuẩn của Core Web Vitals có thể hiểu như sau:

First Input Delay (FID): Là thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên của web khi người dùng bấm vào Button bất kỳ, các trang web phải có FID tiêu chuẩn dưới 100 millisecond.

Largest Contentful Paint (LCP): Là thời gian tải hoàn tất của thành phần lớn nhất được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong, trang phải có LCP tiêu chuẩn trong vòng 2.5 giây.

Cumulative Layout Shift (CLS): Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy – chúng đo độ ổn định thị giác. Để cung cấp một trải nghiệm tốt, các trang web nên có tiêu chuẩn chỉ số CLS dưới 0.1.

Bạn có thể thấy càng ngày Google càng ưu ái trải nghiệm người dùng. Vì vậy không có lí do gì mà chúng ta lại để website của mình load chậm ơi là chậm đúng không nào ?

WordPress AMP

AMP là từ viết tắt của Accelerated Mobile Pages. AMP là sản phẩm của Google, theo lời của Google thì đây là một tính năng giúp tối ưu hóa tốc độ “tức thì” cho website.

Đây là một dự án giúp tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động các trang AMP đã được xác thực lưu trong bộ nhớ cache AMP của Google.

Ưu điểm

Trải nghiệm UX UI của khách hàng tốt hơn trang không có cài đặt AMP.

Khuyết điểm

AMP sẽ tối giản hết mức có thể để website của bạn load nhanh, đồng nghĩa với việc các hiệu ứng javascript của bạn có thể sẽ không hoạt động như mong đợi.

Có thể gây vỡ giao diện.

Kiểm tra website đã cài AMP hay chưa

Bước 1: Vào đường link công cụ kiểm tra AMP của google: https://search.google.com/test/amp

Bước 2: Nhập URL trang web cần kiểm tra.

Bước 3: Chờ vài phút sẽ biết website có phiên bản AMP hay không?

Ngôn ngữ

Nếu website WordPress của bạn có từ 2 ngôn ngữ trở lên thì phải làm thế nào ? Plugin Polylang (miễn phí) và WPML (có phí) sẽ giúp bạn làm điều đó.

Thẻ meta

Các thẻ meta đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) hay gọi tắt là SEO.

Các thẻ meta hay dùng trên WordPress:

Meta robots: thẻ khai báo robots, giúp robots của các công cụ tìm kiếm hiểu được bạn muốn nó làm gì với website của bạn.

Sidebar

Sidebar là vị trí bên trái hoặc bên phải của website WordPress, bên trong sidebar có chứa các Widget dùng để hiển thị dữ liệu.

Sidebar dùng để bổ sung các thông tin quan trọng cho nội dung chính đặt ở giữa trang. Vì vậy, bạn thường phải tùy chỉnh sidebar sao cho tốt và thu hút vì nó khiến cho người đọc bị thu hút hơn và ở lại lâu hơn trên trang của bạn.

Footer

Footer hay còn gọi là chân trang của website, ở đây thường hay để các thông tin như Logo, các đường link về chính sách, quy định, fanpage hoặc Google Map.

Ngoài ra, tùy vào tính năng của Theme và footer còn có thể kéo thả được Widget.

WordPress RSS

RSS còn được gọi là RSS Feeds, RSS là một nguồn cung cấp tin tức, nó hiển thị các bài viết tin tức của website mà không cần phải truy cập vào website đó.

RSS là một tập tin định dạng XML, trong 1 file XML bao gồm các thông tin:

Tiêu đề.

Nội dung tóm tắt.

Đường dẫn bài viết.

Ngày tháng, tên tác giả.

Các loại plugin RSS:

1 – RSS Feed Widget.

2 – WP RSS Aggregator.

3 – WordPress RSS Feed Retriever.

4 – WPeMatico RSS Feed Fetcher.

WordPress Breadcrumbs

Breadcrumbs là một đường dẫn anchor text, thường nằm ở đầu trang. Breadcrumbs là một tính năng quan trọng đối với các SEOer, công dụng của Breadcrumbs giúp người dùng biết được vị trí trang họ đang xem ở đâu trong website.

Ưu điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng.

Là 1 tiêu chí trong xếp hạng website của Google.

Giảm tỉ lệ thoát trang.

Plugin hỗ trợ

WordPress có rất nhiều plugin hỗ trợ tạo Breadcrumbs, trong đó phải kể đến plugin toàn năng Yoast SEO. Bạn sẽ không cần phải cài đặt thêm plugin khác nữa.

Bước 7 – Bài viết

Bài viết (post) là một tính năng không thể thiếu của WordPress, nó giúp bạn sáng tạo nên những nội dung có ích cho người dùng với sự hỗ trợ của các trình soạn thảo văn bản.

Cách viết bài

Hiện tại WordPress đã sử dụng trình soạn thảo Gutenberg mới nhất, đây là trình soạn thảo bằng Block và có khả năng tùy biến sâu hơn cho nội dung của bạn.

Nếu vẫn muốn dùng trình soạn thảo văn bản kiểu cũ thì bạn tải và kích hoạt plugin Classic Editor tại đây.

Đăng bài

Để đăng bài viết thành công, bạn cần phải điền đầy đủ các trường sau:

Nội dung của bài viết.

Tiêu đề.

Hình ảnh nổi bật.

Thẻ. (tag)

Các trường của Yoast SEO (nếu có)

KẾT LUẬN

(Visited 1.994 times, 11 visits today)