Thịnh Hành 5/2024 # 5 Cách Làm Dưa Giá Ngon Chuẩn Vị # Top 9 Yêu Thích

Dưa giá là món ăn dân dã quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Dưa giá rất dễ ăn và tốt cho đường tiêu hóa. Vị chua ngon, giòn ngọt của món dưa giá rất phù hợp để chống ngán những bữa cơm nhiều dầu mỡ.

Dưa giá chua ngọt rất phổ biến ở các gia đình miền Nam. Món dưa có màu sắc bắt mắt, hương vị chua ngọt thơm ngon cực thích hợp khi ăn kèm với thịt kho tàu hay bánh tét. Nếu muối khéo và bảo quản tốt, dưa giá chua ngọt có thể để được khá lâu.

– Giá đỗ sau khi mua về bạn nhặt bỏ các cọng giá giập nát và vỏ đỗ còn sót lại rồi đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5p rồi rửa sạch lần nữa, để ráo nước.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.

– Hành lá và hẹ nhặt bỏ những lá dập, úa, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn cỡ khoảng 3-4cm.

– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, thái lát

– Sau đó, bạn cho hỗn hợp nước đã pha trên vào một chiếc bình thủy tinh hoặc sành sứ đã rửa sạch và lau khô.

– Trộn đều các nguyên liệu giá đỗ, lá hẹ, hành lá, hành củ và cà rốt trong một bát tô to. Thả nhẹ vào bình đã có sẵn nước muối dưa, bạn có thể dùng một hai chiếc đũ hoặc bát con để chèn phần nguyên liệu sao cho nước ngập nguyên liệu. Nếu nước nông quá phần dưa giá sẽ bị hỏng, không ăn được.

– Đậy kín bình, để nơi thoáng mát sau 1- 2 ngày là sử dụng được.

– Giá đỗ có thể ăn sống nên bạn không cần sử dụng nước sôi để muối vì sẽ làm giá bị mềm nhũn, ăn không ngon.

– Nước muối dưa rất quan trọng, tùy theo khẩu vị mỗi người mà cân đối các gia vị cho vừa ăn tuy nhiên không nên bỏ quá nhiều đường tránh dưa giá bị hỏng nhanh/

– Dưa giá nên được dùng hết trong vòng 1 tuần, để lâu các nguyên liệu mất dần độ tươi ngon. Nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn có thể để trong tủ lạnh. Lưu ý là nên đậy kín miệng hũ và tránh khuấy đảo nhiều khiến dưa nhanh chua hỏng.

Dưa giá hành lá là cách chế biến rất phổ biến ở miền bắc. Món ăn kèm vừa thanh vừa mát này rất đưa cơm và cũng rất dễ làm.

Giá đỗ mua về rửa sạch, có thể ngâm qua nước muối pha loãng để tẩy sạch chất bẩn.

– Cà rốt gọt vỏ rửa sạch bào sợi nhỏ hoặc cắt hình hoa mỏng.

– Hẹ, hành lá rửa sạch cắt khúc vừa ăn.

– Hành tím rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng mỏng.

– Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch, pha hỗn hợp gồm: nước đun sôi để nguội, đường, giấm, muối, nêm vừa miệng ăn, khuấy đều tay để gia vị tan vào nhau.

– Các nguyên liệu đã sơ chế gồm giá đỗ, cà rốt, hành lá, hẹ, hành củ trộn đều. Sau đó cho vào hũ thuỷ tinh có phần nước muối dưa giá đã chuẩn bị. Nếu bạn thích ăn cay thì cắt vào vài quả ớt thêm vào.

Để phần nguyên liệu thấm nước bạn có thể gài bằng đôi đũa hoặc bát con. Đậy kín miệng hũ và có thể ăn sau 1-2 ngày.

Dùng nước vo gạo để muối dưa giá tưởng lạ nhưng là bí quyết được các bà các mẹ truyền tai nhau để món dưa giá thơm giòn hơn. Cách làm món dưa giá sử dụng nước vo gạo rất dễ làm thôi.

– Giá đỗ bạn nhặt bỏ hết rễ và vỏ đỗ còn sót lại rồi rửa sạch, để ráo.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi nhỏ như giá đỗ.

– Gừng gọt vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ hoặc thái miếng.

– Hành lá, hẹ rửa sạch, cắt khúc đoạn dài bằng chiều dài của giá.

– Tỏi lột vỏ rửa sạch, chọn tỏi ta để khi muối có mùi thơm hơn.

– Ớt rửa sạch, xắt nhỏ hoặc để nguyên quả nếu muốn.

Bước 2: Tiến hành làm dưa

– Nước muối dưa giá nước vo gạo khá tương đồng với các cách muối dưa giá khác, điểm khác biệt duy nhất có lè là thêm thành phần nước vo gạo. Tùy theo lượng giá và các thành phần đi kèm, chúng ta cân đối lượng nước và nước vo gạo cho phù hợp.

– Với 500gr giá và các thành phần đi kèm như trên, chúng ta dùng 1,5l nước + ½ bát nước vo gạo nêm gia vị đường, muối, dấm cho vừa ăn rồi khuấy đều tay cho hỗn hợp được. Tiếp tục cho ớt xắt và tỏi vào hoà cùng với hỗn hợp nước.

Dưa giá củ kiệu là cách muối dưa giá đặc trưng ở Huế. Sự kết hợp giữa dưa giá và củ kiệu chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bạn lắm đó! Cùng bắt tay vào làm nào!

– Giá đỗ nhặt rễ, rửa sạch, để ráo

– Hành, hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn

– Cà rốt, củ cải, gừng rửa sạch, thái sợi

– Củ kiệu lột bỏ lớp màng úa, cắt rễ, chỉ giữ lại phần trắng. Sau khi rửa sạch với nước, chúng ta bào mỏng kiệu để khi muối kiệu thấm hơn

– Làm nước muối kiệu: Đổ 2 lít nước đun sôi để nguội vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị, pha vào đó 1 muỗng cơm muối hột, 1 muỗng cafe lớn đường, nêm vừa ăn và khuấy đều.

– Trộn đều các nguyên liệu trong một tô lớn và để vào hũ thủy tinh chứa nước muối đã pha sao. Có thể lấy một cái chén nhỏ chèn phần nguyên liệu xuống sao cho nước lấp kín phần rau củ.

– Đậy kín nắp và để nơi khô thoáng, sau 2 đêm có thể dùng được.

– Giá đỗ nhặt bỏ gốc, rửa sạch với nước rồi vớt ra rổ để ráo

– Cà rốt rửa sạch, thái sợi vừa ăn

– Hành, hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn khoảng 3-4cm

– Chuẩn bị phân nước muối dưa giá bao gồm: nước đun sôi để nguội, đường, giấm. Bạn nêm vừa ăn rồi đổ hỗn hợp vào hũ thủy tinh đã được rửa sạch và để ráo.

– Tiếp đó, cho lần lượt các nguyên liệu giá, hành, hẹ cà rốt vào hũ thủy tinh có chứa nước muối đã pha ở trên.

– Có thể trộn trước các nguyên liệu trước khi cho vào hũ. Để khoảng vài giờ khi trở nên hơi chua, giòn giòn thì có thể lấy ra ăn được ngay.

Cập nhật 26/06/2024