Xem Nhiều 5/2024 # Cách Làm Enzym Bồ Hòn Và Ứng Dụng Dùng Bồ Hòn Trong Gia Đình # Top 0 Yêu Thích

Bài này mình giới thiệu với bạn cách làm enzym bồ hòn cũng như ứng dụng hữu ích khác của quả bồ hòn. Trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi có viết:

Cây bồ hòn được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Nhân dân thường dùng bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng, tốt nhất trong những trường hợp giặt đồ len, lụa, không chịu được kiềm của xà phòng. Còn hạt thường được xâu thành tràng hạt cho các nhà sư…

Quả bồ hòn không mới lạ

Một thời gian dài, quả bồ hòn trở nên lạ lẫm với rất nhiều người. Không ít bạn hỏi bồ hòn là gì, nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy.

Chính bản thân mình cũng vậy. Mặc dù thuộc câu thành ngữ “ngậm bồ hòn làm ngọt” nhưng đến mãi sau khi sinh con một thời gian, mình mới tận tay cầm quả bồ hòn. Mình biết đến bồ hòn khi tiếp cận thông tin dùng bồ hòn thay nước lau nhà, thay xà phòng giặt quần áo.

Từ ngày mình thay đổi lối tiêu dùng, mới quý giá quả bồ hòn biết bao. Mình mua từng cân bồ hòn, gói ghém cẩn thận, đun dần khoảng 20 quả mỗi lần. Nước bồ hòn đun được mình đóng chai cất tủ lạnh để dùng khi cần. Ngày đó mình phải đun nấu lên như thế vì chưa biết cách làm enzym.

Cách làm enzym bồ hòn

Có nhiều hướng dẫn sử dụng quả bồ hòn lắm, nhưng mình lâu nay vẫn trung thành với cách ủ như sau:

Chuẩn bị

Với 3kg bồ hòn, cần 1kg đường (nên là đường thô), 10 lít nước, thùng nhựa có nắp dung tích khoảng 18-20 lít.

KHÔNG dùng bình thủy tinh để tránh nổ vì khi ủ enzym bồ hòn sinh khí ga.

Nguyên liệu chủ yếu là bồ hòn khô tách hạt, có thể thêm cả vỏ trái cây như vỏ chuối, vỏ bí đỏ, vỏ dứa, cọng rau.

Đương nhiên ít bồ hòn và nhiều vỏ trái, cọng rau quá thì sau enzym rửa sẽ không sạch bằng nhiều bồ hòn.

Nước có thể thay bằng nước vo gạo hoặc nước pha cám gạo, enzym sau này sẽ cho độ tẩy rửa mạnh hơn.

Mình có quay video hướng dẫn để tiện hơn cho các bạn bên cạnh việc đọc bài viết:

Có cần phải cân đo đong đếm quá kĩ khi ủ enzym không?

Không cần đâu, nếu cho hơi ít chất tạo ngọt sẽ lâu lên men thì về sau bạn lại bỏ thêm vào được mà.

Nếu cho nhiều nước thì enzym sau này sẽ loãng. Nếu bạn ủ dùng thì tỷ lệ cứ tương đối, gia giảm theo ý mình.

Nếu ít đường quá thì sau dễ sinh dòi bọ, khi đó bạn hớt dòi bọ ra rồi bỏ thêm đường vào nha.

Khi ủ quen rồi bạn có thể không cần dùng tới đường mà tự ước lượng cho vỏ mía, mấu mía, hay nước mía, vỏ chuối… Nếu dùng vỏ quả ngọt để thay thế 1kg đường thô được là hay nhất, vừa tiết kiệm vừa tận dụng được bã rau củ quả.

Bước làm

Đầu tiên mình xối rửa qua bồ hòn qua hết bụi bẩn. Đổ nước vào bình nhựa, hòa đường cho tan, thả bồ hòn vào, thêm vỏ dứa. Nếu bạn không có vỏ dứa cũng chẳng sao, chỉ là mùi của enzym sau này sẽ kém thơm hơn thôi.

Bạn thả bồ hòn vào đảo đều lên. Khi mình ngâm enzym cho các bạn thì thường mình chỉ dùng bồ hòn + dứa + đường thô.

Mình dùng nước hòa cám gạo thay vì nước lã vì nhà sẵn cám gạo. Bạn có thể dùng nước vo gạo thay nước lã. Nếu không đủ nước vo gạo cho ngập bồ hòn, bạn chêm dần ít một. Ví dụ ngày đầu ngâm bạn đổ nước cho vừa tới bồ hòn, các bữa sau đổ thêm cho tới khi đủ 10 lít.

Mình lấy một chiếc rá đè cho bồ hòn không bị nổi lên mặt nước. Nếu các bạn không có rá đè bồ hòn chìm xuống thì thi thoảng có thể mở nắp để khoắng đảo.

Đậy nắp hờ hoặc úp vải màn xô lên trên, thường thì mình sẽ vừa chụp màn xô hoặc vải có lỗ thoáng vừa đậy nắp hờ. Việc úp vải để tránh nhỡ có con gì tò mò nó chui vào thùng :).

Cần che chắn nhưng vẫn để thoáng như thế với mục đích những ngày đầu có khí để trao đổi. Sau khoảng 1 tháng mình đậy kín nắp lại.

Mình đặt bình đó vào chỗ râm mát. Tùy điều kiện môi trường, tùy vào thành phần ủ enzym, tỷ lệ ủ … mà con men sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Thông thường ủ theo cách mình làm thì sau 1 tháng đã có con men dày rồi. Bánh men dày và màu như tảng bánh đúc của bà nội mình làm ngày xưa :).

Trong thời gian ủ enzym, nếu có vỏ trái cây, cẵng rau bạn rửa qua cho sạch bụi bẩn rồi lại thả vào bình enzym. Đây là cách biến rác thải nhà bếp thành enzym luôn đó ạ, rất tiết kiệm.

Rửa bát bằng enzym bồ hòn

Đổ enzym vào bình vòi ấn (giống như bình gội đầu), mỗi lần rửa nhấn ra rửa như nước rửa bát thông thường, nhiều mỡ quá thì gạt bớt mỡ đi. Hoặc tùy ý cho vào lọ rót như trong hình nếu không có vòi nhấn.

Trong video hướng dẫn dùng bồ hòn quay năm 2024 mình có hướng dẫn bạn dùng bình tạo bọt, tuy nhiên bình tạo bọt dễ bị tắc vì enzym vẫn tiếp tục lên men tạo váng. Trừ khi bạn thường xuyên chắt được phần nước trong và dùng thật nhanh trước khi enzym sinh men dày làm tắc bình.

Cá nhân mình thích bồ hòn rửa bát hơn bất kể loai nước rửa chén bát nào, có bao gồm cả nước rửa hữu cơ. Mình thích hương tự nhiên của bồ hòn hơn và tuyệt đối an tâm vì không lo tồn dư hóa chất.

LƯU Ý KHI RỬA CHÉN BÁT, BÌNH SỮA EM BÉ: Muốn dùng bồ hòn rửa bình sữa, rửa chén bát cho bé ăn dặm, mẹ cần phải ĐUN CHÍN QUẢ BỒ HÒN KHÔ LẤY NƯỚC BỎ TỦ LẠNH. Bởi, em bé rất non nớt, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trong khi quá trình ủ enzym không kiểm soát được vi sinh vật hoạt động trong dung dịch. Vì thế, nếu mẹ dùng enzym sống để rửa bình sữa, chén bát ăn dặm, bé có thể bị bệnh đường tiêu hóa do vi sinh vật trong enzym.

Mình lấy 1 cốc enzym chừng 200ml + pha với lượng nước trắng tùy ý khoảng 2-5 lít, điều chỉnh sao cho nền nhà sạch là được. Bạn nào có nước cất sả chanh thì pha cùng nước cất sả chanh vừa thơm nhà lại giúp xua đuổi muỗi. Ngoài ra, có thể nhỏ giọt tinh dầu yêu thích vào thay nước cất sả chanh để tạo hương thơm mát và tăng tính diệt khuẩn cho không gian sống.

Mình nhớ, khi mới sinh con, mỗi lần lau nhà bằng nước lau công nghiệp là phải bế con đi tránh. Nếu lau phòng ngủ thì mang bé ra phòng khách, và ngược lại.

Lau nhà xong mãi mới hết mùi khó chịu của hương hóa chất. Nhiều lúc nghĩ có khi nào con bị viêm đường hô hấp chỉ vì thứ mùi khó chịu đó. Bởi vì đến ngay bản thân mình mỗi khi cọ rửa nhà vệ sinh hay lau sàn nhà bằng chất tẩy rửa công nghiệp thì đều thấy khát họng, khô mũi và nôn nao.

Khi có nước bồ hòn thay nước lau sàn, em bé thoải mái ở trong phòng, mẹ đôi khi còn nhỏ thêm tinh dầu khuynh diệp hay tràm vào để con được hít hà hương tự nhiên. Sau lớn hơn chút thì mẹ nhỏ tinh dầu sả chanh.

Mình dùng 1 cốc enzym khoảng 100-200ml mình thường giặt đủ cho một mẻ quần áo máy giặt 7kg. Bạn tự điều chỉnh lượng enzym tùy vào độ bẩn sạch của áo quần. Các bạn yên tâm rằng sau khi giặt quần áo bằng bồ hòn sẽ chẳng còn đọng lại chút mùi enzym nào đâu.

Nếu nhà có người viêm da cơ địa, da mẫn cảm, thì càng nên chọn enzym bồ hòn thay xà phòng giặt. Sử dụng xà phòng sẽ càng khiến tình trạng viêm da trở nên tệ hơn.

Bé nhà mình bị chàm má từ nhỏ, đi khám thì được chẩn là viêm da dị ứng. Vậy là bé cần phải tránh càng nhiều tác nhân gây dị ứng càng tốt. Bồ hòn chính là thứ được đưa vào danh sách mua sắm đầu tiên sau khi phát hiện bé viêm da cơ địa.

Khăn sữa, quần áo, những vật có thể tiếp xúc lên da của con, mình đều giặt bằng nước bồ hòn, bao gồm cả ga trải giường, màn. Và dần sau, mình sử dụng bồ hòn giặt đồ cho cả nhà, cho đến khi viết bài này (2024) mình đã dùng bồ hòn được hơn 3 năm.

Mình cho enzym vào vòi nhấn, nhấn rửa tay như nước rửa thông thường. Có thể cho thêm tinh dầu hoặc nước cất sả chanh vào để tăng thơm và thêm tác dụng diệt khuẩn. Mình sẵn nước cất sả chanh nên pha cùng luôn.

Lau chùi đồ đạc bằng enzym bồ hòn

Ngoài ra, enzym bồ hòn đa năng bạn tùy ý sử dụng cho các công việc tẩy rửa, lau chùi đồ đạc trong nhà, rồi phun xịt cây…rất nhiều công dụng mà chỉ bài này thôi chưa kể hết được. Mình vẫn thường dùng nước bồ hòn để lau tủ lạnh, giá sách, bàn làm việc, lau tay vặn cửa, lau bàn ăn, … Rất sạch sẽ và an tâm.

Đặt mua enzym bồ hòn chuyên dụng nếu ngại ủ

Có loại nguyên chất đậm đặc ngâm đúng tỷ lệ như mình hướng dẫn các bạn bên trên, mình chỉ lấy nước 1, gọi là enzym đa năng để bạn có thể tùy ý sử dụng như giặt đồ, rửa bát, lau nhà, tẩy rửa… Enzym nước đầu, enzym được ngâm theo tỷ lệ như hướng dẫn bên trên. Can 3 lít = 150.000đ.

Có loại chuyên dụng để lau nhà từ enzym bồ hòn + nước cất sả chanh: 130.000đ/ can 5 lít, loại này được pha từ enzym nguyên chất đậm đặc với nước cất sả chanh (nước hứng được khi mình chưng cất tinh dầu sả chanh), rất hợp để lau sàn nhà, xua muỗi, tăng tính diệt khuẩn.

Ngoài ra, mình luôn dự trữ quả bồ hòn khô tách hạt 150.000đ/1kg.

Bảo quản enzym: Enzym bồ hòn để được rất lâu, đã để thử nghiệm năm nọ qua năm kia không hỏng, tuy nhiên mình để hạn dùng tương đối, 2 năm. Với enzym đã pha cùng nước cất như sả chanh thì hạn dùng khoảng 1 năm.

Hotline mua hàng:

xem Fanpage: