Phổ Biến 4/2024 # Cách Làm Trứng Muối Vừa Ngon Vừa Giàu Dinh Dưỡng # Top 6 Yêu Thích

Trứng muối vừa ngon vừa bổ dưỡng

Mẹo chọn trứng vịt tươi ngon để muối

Trứng được bao phủ bởi lớp bụi phấn trắng bên ngoài, nhìn hồng hào và chắc tay là trứng ngon.

Cách kiểm tra trứng vịt mới hay cũ: Thả trứng vào dung dịch nước muối 10%, nếu trứng chìm xuống đáy là tươi còn trứng nằm nghiêng hoặc nổi lập lờ là trứng cũ, không nên sử dụng.

Cách làm trứng muối ướt

Nguyên liệu

Các bước làm trứng muối ướt

Sơ chế nguyên liệu

Rửa trứng vịt bằng cách dùng miếng rửa chén cọ phần vỏ thật sạch, lau khô bằng khăn.

Bắc chảo lên bếp, lần lượt cho hoa hồi, thanh quế vào rang trên lửa nhỏ đến khi có mùi thơm. Sau đó, thêm muối, đường và nước vào đun sôi.

Đợi hỗn hợp nước hoa hồi nguội hẳn rồi đổ rượu trắng vào.

Rửa sạch trứng vịt (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị một hũ thủy tinh, rửa bằng nước sôi để tiệt trùng, lau khô. Lưu ý: Không ngâm trong hộp nhựa.

Nhẹ nhàng xếp trứng vịt vào hũ, đổ hỗn hợp nước vào cùng. Dùng đĩa nhỏ hoặc vỉ tre gài lên miệng hũ, đảm bảo trứng luôn ngập trong nước.

Đậy nắp hũ thật kín, đợi khoảng 04 tuần là trứng chín, hoàn thành công thức làm trứng muối ướt.

Ngâm trứng với hỗn hợp nước hoa hồi (Ảnh: Internet)

Cách làm trứng muối khô

Nguyên liệu

Bí quyết làm trứng muối khô

Sơ chế nguyên liệu

Dùng miếng rửa chén cọ sạch trứng, rửa với nước rồi lau khô bằng khăn sạch.

Các bước thực hiện

Đổ rượu ra chén, cho từng quả trứng vào lăn thấm đều rượu. Sau đó, tiếp tục lăn trứng qua muối để trứng được phủ kín muối bên ngoài.

Bọc trứng bằng túi nilon, cho vào hộp, đậy kín nắp. Đợi từ 4 – 6 tuần là có thể lấy ra dùng.

Cách muối trứng siêu tốc không tanh

Nguyên liệu

Hướng dẫn muối trứng siêu tốc

Sơ chế nguyên liệu

Cọ trứng vịt bằng miếng rửa chén cho thật sạch, rửa lại với nước và lau khô bằng khăn.

Tách lòng đỏ trứng ra một nửa phần vỏ, để riêng nửa vỏ còn lại.

Công đoạn chính

Rắc một lớp muối vào phần vỏ trứng để riêng rồi khéo léo đổ lòng đỏ vào. Tiếp theo, rắc thêm một lớp muối tinh lên trên lòng đỏ, che kín mặt trứng. Với mỗi lòng đỏ như vậy cần khoảng 10 gram muối.

Xếp trứng đã rắc muối vào khay, cố định rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, cho khay trứng vào ngăn mát tủ lạnh từ 24 – 36 giờ. Nếu muốn ăn mặn thì để trứng từ 1 – 2 ngày tùy theo khẩu vị.

Sau khi muối xong, tách lòng đỏ trứng ra khỏi vỏ, rửa sơ qua với nước lạnh và bảo quản trong ngăn đông.

Yêu cầu thành phẩm

Trứng muối đạt chuẩn sẽ có lòng đỏ cứng, chắc nịch, màu sắc bắt mắt và có mùi thơm. Phần lòng trắng trứng không đục, không bị vàng và không có mùi hôi.

Thành phẩm bắt mắt, đạt chuẩn chất lượng

Lưu ý quan trọng để muối trứng vịt ngon

Rửa trứng thật khéo léo và nhẹ nhàng, tuyệt đối không để trứng bị nứt.

Nếu không có trứng vịt bạn có thể thay bằng trứng gà để làm trứng gà muối. Lưu ý: Trứng gà tươi thì làm trứng muối mới ngon.

Muối trứng càng lâu, thành phẩm sẽ càng mặn. Vì thế, tùy vào khẩu vị gia đình mà bạn điều chỉnh thời gian muối cho thích hợp. Tuy nhiên, không nên ngâm quá lâu vì trứng sẽ có vị mặn đắng và chát, ăn không ngon.

Tìm hiểu thêm

Cách bảo quản trứng muối

Cách 1: Trứng sau khi muối được 1 tháng thì tiến hành vớt ra, lau thật khô rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Cách 2: Tách lòng đỏ trứng rồi mang đi hấp chín, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Mẹo này có thể bảo quản trứng được khoảng 3 tháng.

Công dụng của trứng muối

Theo các nghiên cứu khoa học, trứng muối mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người, cụ thể như:

Giảm cân: Lượng đạm trong trứng muối tạo cảm giác no và chán ăn nên hạn chế việc ăn uống của người đang trong quá trình giảm cân.

Tốt cho não bộ: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitellolutein và chất lecithin, giúp cơ thể giải phóng Coline, cải thiện hoạt động của não bộ.

Phòng ngừa ung thư: Hàm lượng vitamin B2 khá cao, góp phần phòng ngữa bệnh ung thư hiệu quả.

Tốt cho mắt: Chất lutein và zeaxanthol có nhiều ở trứng muối làm giảm mức độ thoái hóa của đục thủy tinh thể và điểm vàng.

Cải thiện tình trạng gan: Ăn trứng muối thường xuyên sẽ cung cấp lượng protein cần thiết cho quá trình trao đổi chất của các cơ quan miễn dịch, nhất là gan.

Lưu ý khi ăn trứng muối

Người bị bệnh mỡ trong máu, tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch và béo phì nên hạn chế ăn món này.

Chỉ ăn từ 1 – 2 quả/tuần để đảm bảo cơ thể không bị mất cân bằng.

Cần cân nhắc dùng trứng muối một cách hợp lý nhất, tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân.

Trứng muối ăn như thế nào? Làm món gì ngon?

Trứng muối là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon như: Bánh bông lan trứng muối, bánh Trung thu, trứng muối cuộn thịt,… Bạn cũng có thể nướng hoặc dùng trực tiếp cũng được.

Mẹo nhỏ: Để khử mùi tanh của trứng muối, bạn chỉ cần ngâm lòng đỏ trứng trong rượu Mai Quế Lộ khoảng 5 phút trước khi chế biến.