Thịnh Hành 5/2024 # Tổng Hợp Cách Làm Trà Sữa “Thần Thánh” Tại Nhà Ngon Chuẩn Như Ngoài Quán # Top 9 Yêu Thích

Ủ trà (hay hãm trà) là kĩ thuật đòi hỏi sự tỉ mẩn trong 2 yếu tố: nhiệt độ sôi của nước và thời gian ủ trà.

Về nhiệt độ sôi của nước: để pha hồng trà nước phải đạt độ sôi 100 độ C (nước sôi hoàn toàn). Khác với trà Ô long (95 độ C) và lục trà (85 độ C).

Về thời gian ủ trà: hồng trà cần được ngâm trong nước sôi 30 phút. Khác với trà ô long (20 phút) và lục trà (10 phút).

Lý do có sự khác biệt này là vì hồng trà được oxy hóa hoàn toàn nên cần nhiệt độ cao và thời gian ủ đủ lâu để đạt tới màu nâu đỏ và hương vị chuẩn nhất. Ngược lại, các loại trà ít bị oxy hóa (màu trắng, xanh) nên được ủ trong nước không quá nóng và thời gian ủ cũng ngắn hơn.

Đun sôi nước tới 100 độ C (dùng bình siêu tốc hoặc đun trên bếp).

Cho hồng trà vào và đậy nắp để hương trà không bay ra ngoài.

Tắt bếp và ủ trong vòng 30 phút. Lưu ý trong quá trình ủ không được để hơi bay ra, làm giảm hương thơm của trà.

Lưu ý để pha trà sữa ngon như ngoài hàng, nên sử dụng trà lá thay vì trà túi lọc vì:

Trà túi lọc là các lá trà được nghiền vỡ nên hương trà đã bay đi nhiều trong quá trình sản xuất. Do vậy trà túi lọc thường được sử dụng để pha trà hoa quả.

Lượng caffeine trong trà lá và trà túi lọc là như nhau, vì khi nghiền nhỏ trà để sản xuất trà túi lọc thì không hề làm mất đi lượng caffeine trong trà.

Trà lá (hay trà khô) là loại chuyên dùng để pha trà sữa tại các quán. Vì trà lá giữ được hương thơm, vị thanh của hồng trà. Bạn nên sử dụng dụng cụ rây lỗ nhỏ để dễ dàng loại bỏ phần xác trà trong nồi.

Và để giữ vị trọn ngon, trà nên được dùng 4 tiếng sau khi ủ. Nếu quá thời gian đó thì nên cân nhắc ủ trà mới.

Ngoài hương thanh dịu, vị chan chát của hồng trà, một cốc trà sữa ngon còn cần vị béo ngậy của sữa. Đây cũng chính yếu tố quyết định 50% còn lại của một cốc trà sữa như ngoài hàng.

Nhiều công thức trên mạng khuyên dùng trà lipton + sữa đặc để pha trà sữa. Tuy vậy, có 3 lý do khiến cốc trà sữa lipton + sữa đặc “thua xa” cốc trà sữa ngoài hàng. Thứ nhất, vị ngọt của sữa đặc và nồng của sữa tươi sẽ át vị trà, khá khó uống vì không còn có vị đặc trưng của trà sữa. Thứ hai, nếu dùng trà túi lọc liptop thì cốc chà sữa sẽ ít mùi hương thơm đọng lại, hoàn toàn không còn giống cốc trà sữa truyền thống. Cuối cùng, nếu sử dụng sữa tươi, trà sữa sẽ khó bảo quản, không để được lâu.

Do vậy, bột kem sữa mới là sự lựa chọn của các quán trà sữa. Các loại bột kem sữa tạo vị béo bùi nhưng không hề làm át vị trà. Hơn nữa, bột kem sữa còn góp phần tôn lên vị trà lên mùi đặc trưng của trà sữa.

Bột kem sữa Indo Kievit là thương hiệu quen thuộc nhất. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại bột kem sữa được sản xuất trong nước như S-creamer.

Sau khi vớt bỏ xác trà ở trên, ta có nước cốt trà. Hòa tan đường và bột kem sữa.

Không cần bật lại bếp vì nước trà vẫn còn nóng, đủ để hòa tan sữa.

lưu ý: tuyệt đối không nấu bột kem sữa trên bếp vì như vậy sẽ làm giảm độ béo của sữa.

Cho trà sữa vào bình lắc shaker, thêm đá, rồi lắc đều (15 lần). Lắc sẽ làm cho nước trà mát lạnh đều, ngon hơn rất nhiều khi chỉ thêm đá vào cốc trà sữa (lạnh không đều).

Công thức hoàn chỉnh cho 01 cốc trà sữa

Hồng trà sữa: 150ml nước cốt hồng trà + 20g bột kem sữa + 20 đường cát + 200g đá

Ô long sữa: 150ml nước cốt trà ô long + 20g bột sữa béo + 20 đường cát + 200g đá

Lục trà sữa: 150ml nước cốt lục trà + 20g bột kem sữa + 20 đường cát + 200g đá

– Cốt trà cần đủ nóng để hòa tan đường và bột kem sữa. Trong trường hợp nước cốt trà bị nguội, không đủ làm tan, thì nên hâm nóng nước cốt trà rồi mới cho đường và bột kem sữa vào khuấy.

– Xem cách nấu nước cốt trà ở trên (theo tỉ lệ 1:3).

Cách làm trà sữa Thái, trà sữa socola, trà sữa bạc hà

Trà Thái có 2 loại phổ biến là trà Thái xanh (hương nhài) và trà Thái đỏ (hương sen). Trong đó trà Thái đỏ có mức giá rẻ hơn so với trà Thái xanh.

Công thức trà Thái: 40g trà Thái (xanh/ đỏ) + 1500ml nước sôi + 200g đường cát + 200g bột kem sữa + 2000ml nước lọc (hoặc 2000g đá)

Công thức thạch trà Thái: 5g bột rau câu con cá dẻo + 140g đường cát + 300ml nước cốt trà + 1200ml nước sôi

Cách làm thạch trà Thái: trộn bột rau câu và đường trước. Sau đó cho vào nồi nước sôi bao gồm 100ml nước cốt trà và 500ml nước sôi. Đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp. Vớt bỏ màng thạch nếu có. Đổ vào khuôn rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1-2h. Sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Trà sữa socola, trà sữa bạc hà

Công thức trà sữa bạc hà: 150ml nước cốt hồng trà + 20ml mint syrup + 20g bột kem sữa + 20 đường cát + 200g đá

Công thức trà sữa socola: 150ml nước cốt hồng trà + 20ml chocolate syrup + 20g bột kem sữa + 20 đường cát + 200g đá

– Xem cách nấu nước cốt trà ở trên (theo tỉ lệ 1:3)

– Không nên thay thế chocolate syrup bằng bột cacao hoặc socola đun chảy vì dễ tách lớp và hương vị khá khó uống

Cách làm trân châu trắng

Trân châu trắng (hay hạt ngọc trai, thạch 3Q) là “linh hồn” của cốc trà sữa GongCha hoặc Dingtea. Trân châu trắng có hình thức đẹp, viên tròn như hạt ngọc trai (pearl), vị ngọt thanh, cảm giác ăn dai dai, giòn giòn. Nhai cùng với trà sữa thì thiệt là ngon bá cháy!

Cách làm trân châu trắng rất đơn giản, chỉ cần nấu dung dịch theo công thức dưới, cho vào bơm tiêm hoặc lọ tương ớt. Sau đó bơm từng giọt vào bát nước có lớp dầu phía trên, giúp tạo hình viên trân châu. Cuối cùng rửa với nước mát cho sạch dầu.

Có 2 công thức để làm trân châu trắng, tùy vào khẩu vị mỗi người lại có sự lựa chọn riêng:

Công thức 1: 350ml nước + 50g mật ngô + 50g đường cát + 1 gói bột konnyaku không đường. Cách làm ở đây.

Công thức 2: 20g bột rau câu con cá dẻo + 3g bột rau câu giòn agar + 250g đường cát + 1 lít nước. Cách làm ở đây.

Trân châu đen vẫn luôn là món truyền thống của trà sữa trân châu. Màu đen của viên trân châu được tạo ra từ nước đường đun chảy. Do đó, trân châu đen có vị giống như caramel vậy. Abby hướng dẫn cách nấu trân châu như sau:

Đun nước tơi khi sôi hoàn toàn.

Cho trân châu vào đun trong 30 phút. Thỉnh thoảng đào đều để tránh dính nồi.

Tắt bếp, đậy nắp trong 20 phút.

Rửa trân châu với nước mát để viên trân châu se lại, không bị dính với nhau. Sau đó lọc qua rây để hết sạch nước.

Đổ trân châu vào bát đã chuẩn bị sẵn đường và đào đều cho đến khi đường tan hết.

Bonus: cách làm lớp milk foam muối biển

Milk foam (hay màng sữa, kem sữa, bọt biển, macchiato) là lớp kem béo ngậy, có độ mịn, trắng sáng. Vị ngọt béo không quá gắt kèm hương thơm mùi sữa. Lớp milk foam đạt là khi nó không bị hòa tan với lớp bên dưới (trà sữa, trà matcha, cafe hoặc chocolate). Milk foam có thể bảo quản trong tủ mát, sử dụng trong ngày.

Công thức cho 2 cốc: 20g bột milk foam muối biển + 100ml sữa tươi không đường + 10g đường (thêm xíu muối nếu muốn có vị mặn)

Nguồn: chúng tôi