Xem Nhiều 4/2024 # Các Kỹ Thuật Tạo Dáng Cho Cây Cảnh Và Cách Chăm Sóc Bonsai # Top 0 Yêu Thích

Trước khi uốn cây, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Theo cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ những cành này vì nó làm mất di vẻ thẩm mỹ và cấu trúc của cây cảnh.

Đối với việc uốn cành nghệ thuật cho cây, thời gian tốt nhất để thực hiện uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Vì trong khoảng thời gian này, cây bắt đầu phát triển mạnh trở lại, bắt đầu cho ra những chồi non, các cành nhỏ rất thích hợp cho việc uốn cành bonsai.

Thời điểm thích hợp nhất để uốn cây có nhiều nhựa như cây thông hay những cây có quả khác là vào cuối hè, vì lúc này lượng nhựa trong cây giảm đi rất nhiều, rất thuận lợi cho việc uốn tỉa cây.

Việc uốn cành hợp lý, kết hợp với kỹ thuật trồng cây kĩ lưỡng sẽ cho ra những chậu bonsai đẹp.

Đối với các vật dụng để bạn thực hiện việc uống cành cho bonsai dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh hay có thể sử dụng các loại dây đồng, dây nhôm tùy theo từng người.Tốt nhất cho việc uốn tỉa cây cảnh là bạn nên sử dụng các loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm của dây vải là để bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, gây phản ứng với nhựa cây và tuy nhiên nhược điểm của dây vải quấn bonsai là dễ gây nấm mốc ở những vùng ẩm ước, mưa nhiều cũng có thể gây nên chết cây.

Phương pháp uốn cành cho cây cảnh

Đối với việc quấn dây kẻm, bạn không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Đó là cách quấn tốt nhất để cây có thể phát triển khỏe mạnh. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng.

Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Mỗi loại cây đều có đặc điểm mềm dẻo khác nhau nên bạn cần lưu ý. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại theo chiều cong của nhánh. Đối với những cành này, các bạn nên chú ý làm thật chậm và làm nhiều lần, nếu như thấy không hiệu quả thì hãy nên tìm cách khác, đừng nên hấp tấp vội vàng.

Tạo dáng già nua cho cây bonsai

Để tạo dáng già nua cho cây, bạn nên gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Để tái tạo cảnh rễ cây bò ngoằn nghèo trên mặt đất ta rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất.

Tháo dây bonsai

Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

Các ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện tạo dáng cho cây :

Quấn dây bonsai

Ưu điểm: Nhanh gọn, ngày nay hầu như ai cũng dùng phương pháp này để uốn các cành vừa và nhỏ. Nhược điểm: Không uốn được cành to do lực đàn hồi của cành to rất lớn.

Xoắn dây bonsai

Ưu điểm: Rẻ tiền, độ cong nhìn khá tự nhiên, không bị lằn dây vào vỏ nếu dùng các loại dây mềm. Nhược điểm: chỉ có thể bẻ 1 lần duy nhất tới vị trí mong muốn, do đó dễ gãy cành.

Ưu điểm: Kéo cành từ từ nên khó gãy. Nhược điểm: Phương pháp này buộc phải dùng dây kim loại và lực kéo rất mạnh cho nên dây có thể hằn vào vỏ cây, bất chấp việc ta đã lót cao su vào giữa dây và cành.

Cắt một nửa bề ngang cành

Ta dùng cưa và dao gọt hình chữ V trên bề ngang cành làm cành yếu đi rồi uốn. Về bản chất phương pháp này cũng giống như là ghép một cành mới vào cây.

Ưu điểm: Có thể sử dụng với bất kỳ cành lớn cỡ nào. Nhược điểm: Để lại sẹo xấu.

Sử dụng cảo uốn bonsai

Ưu điểm: lực kéo rất mạnh, có thể tạo được những nét gập rất đột ngột. Nhược điểm: chắc chắn sẽ làm chết vỏ cây ở điểm tỳ, bất chấp bạn có lót cao su hay không. Vì thế chỉ nên dùng cảo cho cành Jin.

Nẹp cành cây bonsai vào thanh kim loại

Nhược điểm: Không có tác dụng với cành lớn, tốn công làm nẹp.

Loại bỏ thớ gỗ bên trong cành bonsai

Thực ra phần lõi gỗ không có khả năng vận chuyển dinh dưỡng, nó chỉ giúp cây cứng cáp. Ta có thể đục phần lõi này đi cho cành mềm ra rồi uốn.

Nhược điểm: chỉ có thể áp dụng với cây gỗ cứng

Khoét rãnh đặt dây nhôm bonsai

Phương pháp này dùng đục khoét một rãnh trên cành, đặt dây nhôm vào, quấn dây cọ để cố định dây nhôm và bảo vệ vỏ cây, sau đó áp dụng các phương pháp uốn bên trên.

Dùng kìm bổ bonsai

Dùng kìm chuyên dụng bổ cành ra làm 2 hoặc 4 rồi uốn. Các nghệ nhân Việt thường dùng phương pháp này để làm Tùng, Thông.

Buộc vật nặng vào cành cây bonsai

Cách này có lẽ rất hợp với dạng cây rủ xuống, bởi tạo được nét cong tự nhiên đặc trưng. buộc vật nặng vào cành cây để cành uốn cong xuống

Khía cành bonsai

Dùng dao khía nhiều đường phía trên và dưới cành sẽ tránh khỏi việc cành bị gãy. Sau đó dùng băng dính đen quấn bên ngoài để các vết khía ép sát vào nhau và uốn. Sau này các vết khía sẽ liền lại.

Ưu điểm: phù hợp với việc uốn những cây lá bản có độ giòn cao như mai chiếu thủy kim giòn. Nhược điểm: Sẹo xấu, chỗ uốn dễ bị phù nếu quấn băng keo không đủ chặt.

Tạo hình trong chậu

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, các kỹ thuật bonsai cây cảnh.

Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên…

Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng:

Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào .

– Sử dụng các chất ức chế thực vật – Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng – Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng -Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Chơi cây cảnh là cả một nghệ thuật, nghệ thuật bonsai nói chung. Để tạo ra được một cây bon sai hoàn hảo, đòi hỏi người thợ phải có óc thẩm mỹ và sự khéo léo, bên cạnh đó phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bonsai.