Thịnh Hành 4/2024 # Kể Chuyện Làm Bánh Bao Và Chia Sẻ Một Số Kinh Nghiệm :) # Top 8 Yêu Thích

Có thể nói Kitchen Aid là niềm mong mỏi của nhiều chị em phụ nữ đam mê làm bánh trái. Mình chưa dám nhận là đam mê, hiện tại cũng rất thích làm và thử những công thức bánh mới, nên cũng không nằm ngoại lệ danh sách kitchen aid’s fans ;). Người ta nói ở hiền gặp lành thiệt chẳng sai :D, không hiểu sao anh iu lại biết được niềm mong ước nhỏ nhoi ấy mà một ngày đẹp trời đã vác về tặng mình con máy…tương tự như Kitchen Aid 🙂 nhưng đa năng hơn rất nhiều. Ngoài các chức năng trộn, đánh bông, nhồi bột nó còn dùng để xay sinh tố, cắt gọt rau củ quả số một luôn ;). Nhược đểm duy nhất của nó là hơi to, nên lắm lúc cũng lười mang ra dùng. Khi làm những chiếc bánh đơn giản, không cần đến quá trình nhào trộn bột kỹ lưỡng mình vẫn trung thành với máy đánh trứng cầm tay mua được ở một cửa hàng secondhand từ năm nẩm nào. Nhưng cũng phải nói là từ ngày có con máy đa năng này mình cũng có nhiều hứng thứ hơn trong việc tìm hiểu các loại bánh cần đến nhào trôn bột thật kỹ, như các loại bánh mỳ chẳng hạn 😉

Món bánh đầu tiên mình muốn thử với chiếc máy mới là bánh mỳ sandwich nhưng anh iu bảo bánh mỳ có đầy ngoài siêu thị, cũng đâu có đắt đỏ gì mà em phải làm cho mất công :(. Hơi bị cụt hứng, nhà chỉ có hai người mà anh thì không thích ăn bánh mỳ lắm, nhà tiêu thụ chính đã từ chối rồi thì đâu dám làm.  Nhìn mặt mình xịu xuống chắc cũng làm động lòng ’ai đó’, thế là ’ai đó’ đưa ra đề nghị rất hay ’ Hay là em làm bánh bao đi?’. Lâu lắm rồi không ăn bánh bao, giờ nhắc đến mình cũng không cầm lòng được, ờ thì bánh bao vậy 🙂

Cũng như mọi lần, nhờ a Google tìm giùm công thức và cách làm. Chưa bao giờ mình nghĩ bánh bao lại có nhiều cách làm đến vậy, phải nói là đa dạng, hầu như mỗi người đều có cách làm của riêng mình. Sau khi tham khảo rất nhiều công thức, cuối cùng mình quyết định sẽ thử công thức bánh của chị Cindyphuong trước. Bánh bao của chị Phương làm với sữa, bánh chị làm rất xốp, lại trắng đẹp. Chị Phương cũng hướng dẫn tận tình cộng với những phản hồi tốt từ các chị em đã thành công  với công thức này, mình nghĩ việc làm bánh bao cũng chẳng là vấn đề gì to tát nữa.

Lần đầu tiên mình làm thì thiệt tình mà nói chỉ thành công..nửa tập thôi ( nói vậy cho đỡ đau lòng 😦 ). Vỏ bánh mềm nhưng bị chai, không nở. Thiệt là đau lòng hết sức, 15 cái bánh sau khi hấp xong vẫn y chang như chưa hấp :(.  Chắc là do lần đầu làm bánh sử dụng men nên mình không có kinh nghiệm công với việc hơi chủ quan tí, nghĩ đơn giản theo công thức và sẽ thành công như mọi lần. Nghĩ mà thương anh mình ghê gớm ấy, mặc dù bánh không nở nhưng chàng vẫn cố ăn hết :-s.

Nhân đây thì mình cũng muốn chia sẽ những kinh nghiệm từ lần thất bại đó với mọi người. Hy vọng là nó sẽ giúp ích cho những ai lần đầu làm bánh bao và các loại bánh cần sử dụng men ;). Men là một yếu tố rất quan trọng quyết định độ nở của bánh là hỗn hợp men cái. Men được dùng trong công thức bánh của chị Cindyphuong là men nâu làm bánh mỳ. Theo mình thấy thì men làm bánh mý có nhiều loại lắm ý. Nào là active dry yeast, bread yeast, bread machine yeast, fresh yeast, instant yeast…Thế men nâu làm bánh mỳ có phải là bread yeast? Hay là bread machine yeast? Mình ra siêu thị chị thấy bán ba loại men, hai loại ’ướt’ và một loại khô. Người bán hàng nói rằng tất cả đều dùng làm bánh mỳ L, nhưng một trong những loại ’ướt’ thì dùng cho các bánh có vị ngọt hơn.  Mình chọn loại men này vì nhớ trong công thức vỏ bánh có cho đường.

Sau khi thất bại và tìm hiểu thì mới biết hai loại men ’ướt’ đó gọi là men tươi. Mà men tươi thì tuổi thọ không cao bằng men khô (active dry yeast). Lần đấy men mình mua về bị hỏng mà không biết, kết quả là bánh không nở. Mọi người nhớ chú ý khi làm men cái, men phải được hoạt hóa trước khi trộn vào bột. Khi hòa tan men vào hỗn hợp nước ấm và đường, nếu men ’còn sống’ và được hoạt hóa thì sẽ nổi bọt nhỏ li ti và phồng lên như gạch cua sau vài phút. Một lưu ý nữa là men tươi có tuổi thọ thấp nên mình nghĩ dùng active dry yeast ( men khô) là an toàn nhất. Phần men còn lại nhớ khép thật kín miệng bao và bảo quản trong tủ lạnh.

Một yếu tố nữa cũng quyết định độ nở, xốp của vỏ bánh là cách ủ bột. Ở những vùng khí hậu nóng hoặc vào mùa hè thì mọi người vẫn sử dụng cách ủ bột tự nhiên. Bột sau khi được nhồi trộn thì cho vào một thố to đã được quét một lớp dầu ăn. Để tránh cho bột bị khô trong thời gian ủ thì thố bột thường được bọc lại bằng nylon thực phẩm hay dùng khăn đậy trên bề mặt bột. Thời gian ủ bột tự nhiên khoảng 90 phút. Nếu nhìn thấy bột nở gấp ba lần ban đầu là được. Nếu các bạn uốn chắc chắn hơn thì cũng có một cách kiểm tra bột đã ủ đủ chưa rất hay mà mình học được từ các chị trên Opera. Các bạn dùng một ngón tay nhấn vào chỗ bột đã ủ. Khi lấy tay ra mà chỗ bột ấy vẫn bị lún, không trở lại hình dáng ban đầu được, khi ấy bột đả ủ đủ. Vào mùa đông hay ở những nơi lạnh thì việc ủ tự nhiên này không hiệu quả. Khi ấy thì các bạn nên ủ bột trong lò nướng hay lò vi sóng. Mình chưa thử với lò vi sóng, còn lò nướng thì hiệu quả vô cùng. Nhân đây mình cũng chia sẽ cả hai cách để bạn nào quan tâm thì có thể làm thử. Đối với lò vi sóng, các bạn bật lò khoảng 40 0C khoảng một phút sau đó cho khối bột vào ủ 60 phút. Đối với lò nướng, bật lò 100 0C trong vài phút rồi tắt lò, cho bột vào ủ 60 phút.

Bột sử dụng khi làm bánh cũng quyết định độ xốp hay dai, và màu sắc của bánh. Công thức bánh mình làm sử dụng chủ yếu là bột cake flour thay vì bột mỳ bình thường vì hai lý do. Thứ nhất là bột cake flour có hàm lượng gluten rất thấp so với bột làm bánh mỳ. Do đó bánh bao làm ra sẽ có kết cấu bông xốp, mềm chứ không quá dai và chắc chắn như bánh mỳ. Lý do thứ hai là bột cake flour có màu trắng nên bánh làm ra cũng sẽ trắng hơn so với việc dùng bột mỳ.

Share this:

Email

Print

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related