Xem Nhiều 4/2024 # Cách Làm Nước Chấm Gỏi Cuốn, Tương Ăn Gỏi Cuốn Ngon Nhất # Top 0 Yêu Thích

Trong nền ẩm thực Việt, có rất nhiều món ăn dùng kèm với nước chấm. Nước chấm giúp gia giảm thêm hương vị cho món ăn, với một số món gỏi, trộn thì nước chấm có thể xem như là linh hồn của món ăn.

Nước chấm trong ẩm thực việt rất đa dạng, mỗi món ăn dùng một loại nước chấm khác nhau, không món nào đụng hàng món nào. Ví dụ như khi ăn vịt thì phải có nước mắm gừng, gỏi cuốn phải ăn kèm tương đậu, bánh xèo miền trung phải ăn kèm tương bơ đậu phụng,…

Trong số các món ăn kể trên thì gỏi cuốn là món khá cầu kì và nhiều loại nước chấm. Vì lý do đó, hôm nay Mâm cơm việt xin phép được chia sẻ 4 cách làm nước chấm gỏi cuốn để chấm kèm với gỏi cuốn cực ngon

1. Cách làm nước chấm tương đen, tương hột

Tương đen dùng ăn phở không phải là loại dùng chấm gỏi cuốn này, vì tương đen đó là nước tương nấu với bột, đường. Tương đen để chấm gỏi cuốn được làm từ tương hột. Các làm món tương này khá công phu, do vậy các bạn nên chuẩn bị nhiều một chút, để khi cần có thể lấy ra ăn ngay. Tương đen thành phẩm sẽ có vị mặn ngọt vừa ăn, béo béo của đậu.

Nguyên liệu làm

500g tương đen:

1.5 thìa súp bơ đậu phộng.

2 thìa súp đường trắng.

1/2 thìa cà phê giấm.

1 thìa súp tỏi băm.

1 thìa súp hành tím băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

2 thìa súp đậu phộng.

1 thìa súp dầu ăn.

Cách pha chế như sau

Tương hột các bạn vớt lấy phần hột và xay nhuyễn với 50ml nước lọc. Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng, thì cho hành, tỏi vào phi cho dậy mùi. Lúc này cho phần tương hột đã xay + bơ đậu phộng + đường vào và ngoáy cho các nguyên liệu hòa quyện, sánh mịn.

Nếu phần tương trong chảo quá đặc thì các bạn cho nước thêm vào, vừa cho vừa ngoáy để hỗn hợp mịn, không bị vữa, tách nước. Khi hỗn hợp sánh, quấy nặng tay thì các bạn nhắc xuống, đổ giấm vào khi hỗn hợp còn ấm ấm. Khi ăn thì múc ra chén, thêm đậu phộng giã giập và ớt tươi vào.

2. Cách làm mắm nêm ăn gỏi cuốn ngon

Mắm nêm là một trong những loại mắm thơm ngon hấp dẫn, ngoài dùng để ăn gỏi cuốn, mắm nêm có thể dùng ăn bánh căn, bánh xèo, bò nhúng dấm.

Tuy nhiên mắm nêm các bạn phải biết chế biến thì mắm mới không bị hôi, dễ ăn. Mắm ngon, thành phẩm thì phải có vị chua chua ngọt ngọt của nước cốt thơm, vị mặn và thơm, mùi mắm không quá nồng gắt.

Nguyên liệu:

110gr mắm nêm.

70gr đường trắng.

1 thìa súp thơm.

40ml nước ép thơm.

1/2 thìa súp tỏi băm.

1/2 thìa súp sả băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm:

Đầu tiên, các bạn các bạn múc mắm bỏ vào tô, sau đó cho một ít nước sôi vào, ngoáy đều cho mắm tan ra. Tiếp theo các bạn đổ mắm qua rây để loại bỏ phần cặn mắm.

Sau đó các bạn cho thêm đường, 110ml nước lọc vào quậy tan đường thì bỏ lên bếp nấu cho sôi lăn tăn. Mắm sôi các bạn cho thêm phần nước ép thơm + sả + tỏi băm vào rồi đổ ra chén. Vậy là đã có một chén mắm thơm ngon rồi ạ.

Lưu ý là nếu bạn nào dùng mắm nêm pha sẵn, không cần rây và bỏ thêm tỏi, sả vì phần mắm đó đã được nêm nếm vừa rồi, chỉ bỏ thêm nước cốt thơm cho mắm loãng, dễ chấm. Vì sau khi nấu mắm xong có cho thêm nước cốt thơm, nên các bạn lưu ý nêm đường từ từ, tùy theo tình trạng ngọt hay chua của trái cây mà chúng ta gia giảm.

3. Cách pha nước mắm chanh tỏi ớt chấm gỏi cuốn, bánh tráng cuốn

Một trong số những loại nước chấm không thể không kể đến trong bài viết này, đó chính là nước mắm chanh ớt tỏi. Đây là một loại nước chấm “toàn dân”, dù bạn ở đâu trên đất nước Việt nam này thì bạn cũng biết và đã từng ăn qua.

Nguyên liệu:

70ml nước mắm.

60gr đường cát vàng.

40ml nước cốt chanh.

1/2 thìa súp tỏi băm.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm nước chấm chanh tỏi ớt:

Đầu tiên, các bạn pha một chén nước chanh đường khoảng 80ml, nên pha bằng nước ấm thì đường sẽ dễ tan hơn, tiếp theo các bạn cho thêm tỏi, ớt băm vào để tạo độ cay. Chén nước chấm bây giờ sẽ chua chua, ngọt ngọt, cay cay.

Lúc này các bạn đổ từ từ nước mắm vào, vừa cho mắm vừa nêm nếm. Mỗi loại nước mắm khác nhau sẽ có vị mặn khác đó. Đổ nước mắm và ngoáy đến khi chén nước chấm có màu nâu cánh gián, ăn đầy đủ vị ngọt, chua, mặn, cay là thành công rồi đấy ạ. Lúc này các bạn thả thêm vài lát ớt, để chén mắm thêm phần bắt mắt.

4. Cách làm nước tương bơ đậu phộng

Ở miền Trung nắng gió, nơi nghề nuôi trồng đậu phộng phát triển thì việc dùng dầu đậu phộng, tương đậu phộng vô cùng phổ biến. Trong bài viết hôm nay, Mâm cơm Việt xin giới thiệu cho bạn công thức pha nước tương bơ đậu phộng, một loại biến thể từ tương chấm đậu phụng của người miền trung.

Thành phẩm của món này sẽ có vị mằn mặn, ngọt ngọt và béo béo, thơm nức mùi đậu phộng. Món này có thể dùng cho món chay được, vì vậy ngại gì không làm nhiều một chút, để dành chấm, cuốn bánh tráng trong ngày rằm sắp tới nè.

Nguyên liệu:

50ml nước tương.

45gr bơ đậu phộng.

1/2 thìa súp ớt băm.

Cách làm:

Bắc chảo lên bếp mở lửa riu riu, cho 45gr bơ đậu phộng + 50ml nước tương đậu nành vào nồi. Dùng thìa khuấy đều để bơ đậu phộng và nước tương hòa với nhau thành một hỗn hợp sánh mịn.